Đà Nẵng phong tỏa: Thêm điều kiện cung ứng hàng hóa, sau ngày 26.8 mới đánh giá được tình hình dịch
TP.Đà Nẵng công bố kế hoạch kéo dài thời gian kiểm soát dịch nghiêm ngặt nhưng cũng bổ sung các điều kiện để phục vụ đời sống dân sinh.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chủ trì họp báo về công tác phòng chống dịch. ẢNH: HUY ĐẠT
Chiều tối 24.8, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức buổi họp báo về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tại cuộc họp báo, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế, cho hay TP.Đà Nẵng đã trải qua 2 đợt xét nghiệm Covid-19 diện rộng và đang tiếp tục xét nghiệm đợt 3. Vì vậy, phải chờ đến sau ngày 26.8 (thời hạn cuối xét nghiệm đợt 3), địa phương “mới có thể đánh giá được rõ hơn về nguy cơ của thành phố”.
Bà Yến cho rằng, qua đánh giá xét nghiệm Covid-19 toàn bộ đại diện hộ gia đình 2 đợt trước, biến thể Delta cho thấy nguy cơ lây nhiễm rất lớn.
Đến nay, Sở Y tế TP.Đà Nẵng đã tiêm được 138.294 lượt người/826.000 người, trong đó gồm những người đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2, chiếm tỷ lệ 16%. ẢNH: HUY ĐẠT
“Nếu chúng ta thực hiện “ai ở đâu thì ở đó” thì các trường hợp F0 sẽ phát sinh từ số lượng F1 cũng rất ít, và số F1 thành F0 cũng ít”, bà Yến nhận xét.
Cũng theo bà Yến, cần phải tối ưu hóa những thông điệp 5K một cách triệt để, thực hiện một cách nhuần nhuyễn, liên tục thì mới kiểm soát được tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Hiện tại, TP.Đà Nẵng đã tiêm chủng vắc xin được 138.294 lượt người (trên tổng số 826.000 người).
TP.Đà Nẵng đang điều trị 1.820 người mắc Covid-19, cho ra viện khoảng 1.329 trường hợp, có 21 trường hợp tử vong…
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho rằng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt và đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng, tập trung vào nhóm đối tượng, khu vực trọng điểm…, TP.Đà Nẵng đã phát hiện 3.149 F0.
Video đang HOT
“Ở Đà Nẵng có 2 chuỗi lây nhiễm cao, liên quan đến cảng cá Thọ Quang và chợ đầu mối Hòa Cường. Đối với các quận huyện, nguy cơ nhất hiện nay là Hải Châu và Cẩm Lệ. Hiện thành phố đang triển khai đợt xét nghiệm thứ 3 trên diện rộng, ngày mai sẽ có kết quả. Trên cơ sở kết quả của đợt 3, thành phố sẽ triển khai biện pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới”, ông Minh nhấn mạnh.
Bán hàng lưu động, mở cửa lò mổ
Trong thông cáo báo chí chiều nay, TP.Đà Nẵng đã xác định rõ chủ trương kéo dài thời gian kiểm soát nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19. Trước mắt, nhiều vấn đề về dân sinh đã đặt ra tại cuộc họp báo để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, trước khi kết thúc 3 ngày gia hạn phong tỏa (ngày 26.8).
Hiện tại, trong thời gian phong tỏa toàn thành phố “ai ở đâu ở đó”, vấn đề cung cấp thực phẩm được người dân đặc biệt quan tâm. Bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công thương TP.Đà Nẵng, xác nhận nhu cầu đặt mua hàng của người dân tăng đột biến kể từ cuối tuần trước (22.8). Đồng thời, cũng có nhiều phản ánh phàn nàn về việc đặt hàng, gây áp lực cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi.
Theo bà Phương, khi gia hạn 3 ngày phong tỏa (kể từ ngày 23.8), UBND TP.Đà Nẵng đã cho phép các shipper của các đơn vị cung ứng giao hàng tận nhà. Chủ trương này nhằm giảm bớt áp lực cung ứng thực phẩm và cả giảm tải cho ban điều hành tại tổ dân phố, nhân viên các siêu thị.
Bà Phương khẳng định sở đã liên hệ với các đơn vị cung ứng lớn, đơn vị phân phối, vận động Hội doanh nhân trẻ để tổ chức các điểm bán hàng hóa thiết yếu lưu động đến từng điểm khu dân cư.
Shipper vận chuyển nhu yếu phẩm đến khu dân cư. ẢNH: HUY ĐẠT
“Trong 10 ngày đến, để giảm bớt áp lực về cung ứng hàng hóa, thành phố có chủ trương nâng số lượng nhân viên làm việc tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đồng thời duy trì lực lượng, đảm bảo hiệu suất làm việc, đảm bảo đủ nhân lực để tổ chức soạn hàng, giao hàng cho người dân”, bà Phương nói.
Tuy nhiên, chợ truyền thống chưa thể hoạt động, do đây là điểm có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Các cửa hàng tạp hóa cũng phải tạm thời đóng cửa vì không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. “Ngành Công thương đã huy động tất cả các đơn vị đầu mối lớn, những đơn vị phân phối lớn, để tham gia vào việc cung ứng hàng hóa đến từng hộ dân”, bà Phương nói.
Bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công thương TP.Đà Nẵng, phát biểu tại họp báo chiều 24.8. ẢNH: HUY ĐẠT
Đáng chú ý, khi đóng cửa các chợ truyền thống, lãnh đạo TP.Đà Nẵng và ngành chức năng đã họp với đại diện các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại… thống nhất sẽ nâng tổng số lao động của các đơn vị.
Theo ông Hồ Kỳ Minh, số lao động này được ưu tiêm vắc xin, được xét nghiệm 3 ngày/lần, cấp thẻ nhận diện đi đường và thực hiện “2 điểm đến 1 cung đường”, đảm bảo đáp ứng lượng đặt hàng của các hộ dân.
Ông Hồ Kỳ Minh cũng cho biết thành phố đã ban hành 5 phương thức cung ứng hàng hóa, trong đó tập trung cung ứng hàng thiết yếu cho các hộ gia đình khó khăn.
“Trong tối nay chúng tôi cố gắng mở lại lò mổ Đà Sơn (H.Hòa Vang), yêu cầu lực lượng làm tại đây phải 3 tại chỗ, xét nghiệm, tiêm vắc xin…. để đáp ứng nhu cầu lượng nhu yếu phẩm tươi sống cần thiết cho người dân.
Ông Hồ Kỳ Minh cho biết trong đêm nay sẽ cố gắng mở lại lò mổ Đà Sơn. ẢNH: HUY ĐẠT
Về lâu dài, chúng tôi sẽ xây dựng phương án sớm mở lại chợ truyền thống vào thời điểm thích hợp khi mà điều kiện dịch tễ cho phép. Nếu mở, sẽ mở lại 2 chợ cấp thành phố gồm chợ đầu mối Hòa Cường và chợ Cồn. Cấp quận, huyện sẽ mở lại 2 – 3 chợ khi điều kiện dịch tễ đảm bảo”, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin thêm.
Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là chìa khóa tiếp cận công nghệ 4.0
Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng cho biết chuyển đổi số là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển thành phố, hướng đến đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và đáng sống.
Ngày 6/4, tại Đà Nẵng, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức phát động chương trình bình chọn giải thưởng "Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards" năm 2021.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng khẳng định địa phương có nhiều thuận lợi để thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Nguyên Vũ.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nhấn mạnh chuyển đổi số là tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0.
Thành phố Đà Nẵng xác định việc chuyển đổi số là chìa khóa để hướng đến sự chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp...
"Đây cũng là cơ hội để Đà Nẵng giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển thành phố, hướng đến đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, đáng sống", ông Nam chia sẻ.
Cũng theo ông Lê Quang Nam, Đà Nẵng đã chủ động, kịp thời triển khai chuyển đổi số thông qua việc thực hiện chính quyền điện tử, đề án thành phố thông minh.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp xu hướng cách mạng công nghệ 4.0.
Ông Lê Quang Nam cho biết Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là chìa khóa tiếp cận công nghệ 4.0. Ảnh: Nguyên Vũ.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, cho rằng chuyển đổi số là "chìa khóa" để tham gia, tận dụng cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
"Nếu đứng ngoài cuộc, không đổi mới, không ứng dụng công nghệ thì xem như tụt hậu", ông Thanh nói.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, cho biết trên địa bàn có 25 trường đại học và cao đẳng đào tạo về công nghệ thông tin. Mỗi năm, các trường bổ sung thêm 5.000 nhân lực có trình độ từ bậc đại học, cao đẳng trở lên.
Cùng với đó, với tỷ lệ 2,5 doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 người dân, Đà Nẵng là địa phương có lực lượng doanh nghiệp công nghệ lớn bậc nhất cả nước.
"Đây là những yếu tố thuận lợi giúp Đà Nẵng chuyển đổi số thành công trong tương lai", ông Thanh nhận định.
Đà Nẵng sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 46.321 người, gồm những ai? Ngày 6-4, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2022. Đà Nẵng dự kiến tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 46.321 người, gồm các lực lượng tuyến đầu chống dịch - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG Các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 sắp...