Đà Nẵng: Phát hiện doanh nghiệp xả lén nước thải ra môi trường
Chiều tối 24/5, Đoàn Thanh tra của Bộ TN-MT phối hợp Cục CS Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) đã tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của KCN Liên Chiểu (phường Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Qua kiểm tra phát hiện Công ty Cổ phần sứ Cosani xả thải lén ra môi trường.
Hệ thống thoát nước của một số nhà máy ở KCN Liên Chiểu xả nước thải trực tiếp qua đường thoát nước mưa
Tại hiện trường, một lượng lớn nước thải đen ngòm bị xả ra hệ thống cống thoát nước mưa, chảy lộ thiên, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Khi đoàn kiểm tra đến, lượng nước thải ra từ miệng cống có giảm xuống nhưng lượng nước thải đen ngòm này vẫn chảy liên tục, đổ ra phía bờ sông.
Đoàn đã tiến hành lập biên bản công ty này về hành vi vi phạm môi trường, đồng thời lập biên bản vi phạm đối với Công ty CP Sài Gòn – Đà Nẵng, là đơn vị quản lý, điều hành KCN Liên Chiểu, vì để xảy ra tình trạng trên.
Video đang HOT
Được biết, hiện KCN Liên Chiểu có 17 doanh nghiệp đang hoạt động, tất cả lượng nước thải của các doanh nghiệp này đều phải thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường.
Theo công suất thiết kế, trạm xử lý nước thải này có thể tiếp nhận và xử lý từ 1.800-2.000m3/ngày. Bình quân mỗi ngày cả KCN có khoảng 500m3 nước thải xả ra, tuy nhiên trong thời gian qua mỗi ngày trạm chỉ tiếp nhận khoảng 150-200m3 nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN đưa tới xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải của KCN Liên Chiểu
Đoàn cũng đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại điểm tiếp nhận nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải của KCN Liên Chiểu và mẫu nước thải tại cống thu gom nước mưa nằm trên đường số 3 KCN Liên Chiểu để tiến hành xét nghiệm.
Theo Dân Trí
Xử phạt nặng hành vi xả thải ra môi trường
Người dân xả thải ra môi trường sẽ phải đóng phí bằng 10% đơn giá nước sinh hoạt hàng tháng.
Mỗi khi đến Việt Nam, du khách nước ngoài không khỏi "lắc đầu" trước hình ảnh những người kinh doanh hàng quán hay các cửa hàng rửa xe "vô tư" xả thẳng nước thải ra đường phố. Thậm chí, bản thân người dân cũng "góp vui" bằng cách "bạ đâu xả đấy", mặc cho môi trường "sống chết mặc bay". Tuy nhiên, tới đây, những hành vi "không đẹp" này sẽ bị đưa vào khuôn phép khi dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường được áp dụng.
Lý giải cho "phát kiến" này, đại diện Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, với "mong ước" nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nước, cũng như tạo nguồn thu để cải thiện môi trường, Bộ đã đề xuất đưa ra bảng giá tính phí, "áp" vào cá nhân, tổ chức "chuyên" xả nước thải. Theo đó, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và các cửa hàng rửa ô tô, xe máy tùy theo quy mô, sẽ phải đóng phí cố định từ 1-1,5 triệu đồng/năm.
Đề xuất này đưa ra nhằm hoàn thiện thêm cho những quy định trước đây. Hiện nay, phí bảo vệ môi trường được tính gộp vào tiền nước người dân phải trả hàng tháng. Số tiền này tương đương với 10% đơn giá nước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, 1 m3 nước có giá 2.000 đồng, người sử dụng sẽ phải đóng thêm một khoản phí bảo vệ môi trường tối đa là 200 đồng.
PGS Nguyễn Xuân Nguyên, Viện Khoa học Việt Nam cho rằng, phí này áp dụng trên nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền", buộc các cơ sở sản xuất và hộ gia đình phải giảm bớt việc xả nước ô nhiễm, đồng thời tạo được nguồn thu để cải thiện môi trường. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải không có nghĩa là các cơ sở sản xuất được phép xả thải thoải mái và nộp phí tương ứng. Nếu lượng chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép, họ vẫn bị phạt theo các quy định hiện hành.
Ngay sau khi thông điệp này được phát đi, bên cạnh những ý kiến ủng hộ, không ít người tỏ ra băn khoăn vì tính thực tế của nó. Anh Đặng Thanh Tùng, chủ cửa hàng sửa xe trên phố Hồng Hà (Hà Nội) chia sẻ: "Tôi học hành chẳng đến nơi đến chốn, đành mở cửa hàng sửa chữa xe máy kiếm đồng ra đồng vào. Cửa hàng bé bằng cái lỗ mũi lấy đâu chất thải mà xả ra môi trường. Thu nhập bấp bênh, bữa được bữa chăng, bắt đóng phí đường, phí xe, giờ bắt thêm phí môi trường khác nào dồn chúng tôi vào chân tường".
Trao đổi với Người đưa tin, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng: "Mỗi chúng ta đều là nhân tố gây hại đến môi trường nên cần sự cộng tác của cả Nhà nước và xã hội. Theo lẽ thường, cơ sở sản xuất kinh doanh xả chất độc hại ra môi trường sống thì buộc phải nộp phí. Nhưng đi đôi với việc đóng phí, mọi người phải có trách nhiệm hạn chế việc xả thải ra môi trường. Không phải cứ đóng phí là muốn xả bao nhiêu thì xả. Phí môi trường không phải là loại phí thông thường, chỉ cần đóng tiền là muốn sử dụng thế nào cũng được".
Phí phải hạch toán trên cơ sở thực tế
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng, mỗi người nên có ý thức bảo vệ môi trường. Việc nhỏ nhất là thu gom rác ngay trong gia đình, không "vẩy" sang nhà người khác hay vứt ra đường. Không loại phí nào bằng ý thức người dân. Bệnh viện là nơi tập trung nhiều nguồn bệnh nên rác thải ở đây cực kỳ nguy hiểm với cộng đồng. Do đó những nơi này phải xử lý chất thải theo đúng quy định trước khi thải ra môi trường.
Theo bà Thu, với những cơ sở nhỏ, việc thu phí cố định 1-1,5 triệu đồng/năm là nhiều. Nhưng đối với những cơ sở lớn, khoản tiền đó chẳng đáng gì. Cơ quan nào đưa ra mức phí đó phải hoạch toán trên cơ sở thực tế. Đừng để người này nói nhiều quá, người kia lại nói ít, không đồng thuận dẫn đến khó thực hiện. Con số thu phí phải phù hợp, người dân mới nghiêm chỉnh chấp hành vô điều kiện.
Nghị định mới này sẽ thay thế Nghị định số 67 về phí BVMT đã được Chính phủ ban hành từ năm 2003. Đối tượng chịu phí môi trường gồm: các hộ gia đình, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng hoạt động của các tổ chức...
Theo NDT
Giải quyết đền bù thiệt hại vụ Sonadezi Long Thành Ngày 15/5 Ban Chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại về môi trường trên rạch Bà Chèo, tỉnh Đồng Nai đã họp để đánh giá và triển khai các phương án điều tra, xác minh thiệt hại của người dân do Nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi Long Thành gây ra, để làm cơ sở đền bù, hỗ trợ theo...