Đà Nẵng phát hiện ca dương tính sau 28 ngày cách ly và 6 lần xét nghiệm
Tối 13-7, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng thông tin về 2 trường hợp dương tính COVID-19 ở thành phố, đáng chú ý có 1 người liên tục tự cách ly 28 ngày.
Mặc dù không giãn cách xã hội nhưng lượng người lưu thông trên đường phố Đà Nẵng đã giảm hẳn trong nhiều ngày qua – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Cụ thể trường hợp người cách ly 28 ngày là một nam kỹ sư dầu khí. Anh từ TP.HCM đến Đà Nẵng ngày 13-6 để làm việc tại giàn khoan PVD6, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Anh được cách ly tại khách sạn Seven Sea, 150 Võ Nguyên Giáp từ ngày 13-6 đến 4-7, có kết quả xét nghiệm âm tính trong cả 4 lần lấy mẫu.
Sau khi hết thời hạn 21 ngày cách ly tập trung, theo quy định phải tiếp tục theo dõi sức khỏe, tự cách ly thêm 7 ngày nữa, xét nghiệm vào ngày thứ 7. Vì vậy, anh liên hệ xin tiếp tục ở lại cách ly tại khách sạn Seven Sea thêm 7 ngày nữa.
Video đang HOT
Kết quả xét nghiệm lần thứ 5 vào ngày 11-7 của anh cũng âm tính với SARS-CoV-2.
Ngày 12-7, anh rời khách sạn Seven Sea đến lưu trú tại khách sạn Petro, 7 Quang Trung.
Trước khi đi làm nhiệm vụ ngoài khơi, ngày 13-7 anh đi xét nghiệm lần nữa cho “chắc ăn” thì có kết quả dương tính. Ngày 14-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, kết quả cũng dương tính.
Điều đáng lưu ý là hơn 1 tháng qua, từ ngày 13-6 đến 13-7, trong suốt quá trình từ TP.HCM đến Đà Nẵng, cách ly tại khách sạn, hoàn thành cách ly, đến khách sạn Petro và đi xét nghiệm, nam kỹ sư đều ở cùng, đi cùng 1 đồng nghiệp, tuy nhiên người đồng nghiệp này âm tính với SARS-CoV-2.
Trường hợp dương tính thứ hai là nữ bệnh nhân làm thợ cắt tóc tại nhà ở đường Nguyễn Phước Nguyên, quận Thanh Khê. Chị này cho biết không rời khỏi Đà Nẵng, quá trình sinh hoạt chủ yếu ở tiệm cắt tóc. Ngày 13-7, chị đến khám tại Bệnh viện Tâm Trí, được test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Công tác xét nghiệm trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16
Từ 0 giờ ngày 9/7 TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, những biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai quyết liệt hơn để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
Theo nhận định từ các chuyên gia, do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh nên đợt dịch này đã bùng phát và lây lan trong gia đình, khu nhà trọ, nơi làm việc, tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất môi trường thông khí kém, máy lạnh trung tâm. Biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha khoảng 60%. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các ca nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn so với người nhiễm biến thể Alpha. Nghiên cứu cũng cho thấy ca mắc biến thể Delta có thể lây nhiễm mạnh hơn và lâu hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong buổi làm việc sáng ngày 9/7
Trong thời gian TP.Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các công tác điều tra truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch sẽ được triển khai triệt để theo hướng đúng trọng tâm, trọng điểm để ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh.
Theo đó, ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lại công tác xét nghiệm trên địa bàn theo đó việc điều phối xét nghiệm sẽ được giao cho các đơn vị quận, huyện phụ trách từ công tác tổ chức lấy mẫu, điều phối xe vận chuyển mẫu đến các phòng thí nghiệm được phân công thực hiện nhằm đảm bảo nhanh chóng, thông suốt trong công tác xét nghiệm; Các đơn vị từ thành phố sẽ tham gia điều phối tổng thể cũng tham gia điều phối khi các đơn vị quận, huyện gặp tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, các đơn vị được phân công cũng liên tục rà soát, kiểm tra, đánh giá các đơn vị thực hiện xét nghiệm để tiến hành điều chỉnh, điều phối nhằm đảm bảo đáp ứng tiến độ, kết quả xét nghiệm theo quy định.
Song song việc điều phối xét nghiệm, công tác tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong thời gian tới cũng có sự thay đổi phù hợp tùy theo mức độ nguy cơ của từng địa bàn.
Đối với hình thức xét nghiệm, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cho biết hiện đang phối hợp cùng các đơn vị để tiến hành triển khai tập huấn thực hiện xét nghiệm mẫu gộp bằng phương pháp test nhanh để đáp ứng nhanh chóng cho công tác phòng chống dịch của Thành phố.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống chống dịch COVID-19 tại TP.HCM cho biết, căn cứ tình hình giãn cách tại TP.HCM cùng kinh nghiệm chống dịch được tích lũy trong thời gian qua Bộ Y tế khuyến nghị đối với các khu vực nguy cơ cao và rất cao sẽ thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát theo hình thức mẫu gộp hộ gia đình (tất cả các thành viên trong một gia đình được thực hiện chung một mẫu) trong đó khu vực nguy cơ rất cao nên được tầm soát với tần suất 3 ngày/ lần, với các khu vực nguy cơ cao thực hiện 1 tuần/ lần nếu có điều kiện thực hiện tiến hành nâng cao tần suất; đối với các khu vực nguy cơ sẽ được tiến hành tầm soát theo hộ gia đình.
Về vấn đề hỗ trợ từ Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các lực lượng luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM bao gồm công tác lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tế, hỗ trợ chuyên môn, công tác điều trị... Bộ Y tế sẽ dựa trên yêu cầu từ TP.HCM để tiến hành hỗ trợ, điều phối và phối hợp cho phù hợp với các lực lượng sẵn có.
Đối với vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong thời gian tới Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục có sự ưu tiên phân bổ vắc xin cho thành phố, song song đó cũng sẽ phối hợp cùng thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phù hợp với tình hình thực tiễn giãn cách tại đây.
Quảng Ngãi hỏa tốc thêm 2 địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Quảng Ngãi vừa bổ sung huyện Sơn Tịnh và Trà Bồng vào danh sách các huyện thị giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Chợ Trà Bồng đang được phong tỏa - Ảnh: T.N Chiều 9-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát đi văn bản hỏa tốc về việc điều chỉnh, bổ sung áp dụng các biện pháp chống dịch đặt thù trong...