Đà Nẵng phấn đấu giảm 21 đơn vị sự nghiệp công lập trong 3 năm
Theo đề án, từ nay đến năm 2020, TP Đà Nẵng phấn đấu giảm 21 đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó giảm do sáp nhập, hợp nhất, giải thể 15 đơn vị, chuyển sang công ty cổ phần 6 đơn vị.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa thống nhất chủ trương thực hiện Đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020.
Báo cáo của Sở Nội vụ Đà Nẵng – cho biết, đến năm 2017, Đà Nẵng có 409 đơn vị sự nghiệp công lập với 22.065 người làm việc, trong đó, ngành giáo dục chiếm 61%, cơ sở y tế 9%, văn hóa và thể thao 7,6%…
Các đơn vị sự nghiệp chủ yếu do ngân sách đảm bảo, trong đó đảm bảo toàn bộ là 307 đơn vị, đảm bảo một phần là 68 đơn vị, tự đảm bảo toàn bộ là 21 đơn vị và 6 Ban quản lý dự án.
Theo đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ sát sáp nhập 6 đơn vị thuộc khối dự phòng và y tế cộng đồng để thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Đến năm 2020, Đà Nẵng giảm 21 đơn vị sự nghiệp công lập
Video đang HOT
Đối với các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thống nhất sáp nhập Trung tâm tổ chức sự kiện và lễ hội thành phố, Trung tâm Phát hành phim chiếu bóng vào Trung tâm Văn hóa thành phố. Sáp nhập Trung tâm quản lý di sản văn hóa vào Bảo tàng Đà Nẵng. Sáp nhập Trung tâm thể dục thể thao người lớn tuổi, Cung thể thao Tiên Sơn vào Trung tâm thể dục thể thao đổi tên thành Trung tâm Tổ chức thi đấu thể dục thể thao. Đồng thời giải thể Trung tâm quản lý quảng cáo.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Công thương, hợp nhất Trung tâm Xúc tiến thương mại và Trung tâm Khuyến công thành Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, đồng thời tách Trung tâm Hội chợ triển lãm từ Công ty quản lý các chợ về đơn vị này quản lý cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ.
Từ nay đến năm 2020, TP Đà Nẵng phấn đấu giảm 21 đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó giảm do sáp nhập, hợp nhất, giải thể 15 đơn vị, chuyển sang công ty cổ phần 6 đơn vị.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Có hay không việc "đại gia" gây ảnh hưởng tới lãnh đạo Đà Nẵng?
Sáng 5.10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng có buổi tiếp xúc với cử tri quận Ngũ Hành Sơn để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Cử tri Hoàng Đình Cảnh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 5.10. (Ảnh: Nguyễn Thành/TP)
Tại buổi tiếp xúc cử tri, cử tri Phạm Minh Thông cho rằng, cần làm rõ các sai phạm của hai lãnh đạo TP.Đà Nẵng (Bí thư Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ - PV) để người dân yên lòng. Đây là việc rất đáng tiếc, tuy nhiên không nên làm mờ nhạt.
Cử tri Thông đề nghị thành phố ưu tiên phát triển đô thị từ các quỹ đất công và làm rõ trách nhiệm các quỹ đất công trước đây, đồng thời, gìn giữ bán đảo Sơn Trà là lá phổi của thành phố. "Nếu phá như vậy hàng trăm năm nữa chưa hồi phục được, rất đau xót", cử tri Thông nói.
Trong khi đó, cử tri Hoàng Đình Cảnh (phường Mỹ An) hoan nghênh đoàn Đại biểu quốc hội thành phố chủ động đưa ra các vấn đề bức xúc của cử tri Đà Nẵng ở nghị trường như vấn đề bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, cử tri Cảnh cho rằng, việc phát hiện tiêu cực của các đoàn đại biểu quốc hội ở các tỉnh, thành chưa nhiều, chưa đáp ứng mong mỏi của cử tri, mà chủ yếu các vụ việc tiêu cực đều từ phát hiện của báo chí.
"Thời kỳ đó, cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh có khát vọng đưa ánh điện của thành phố lên Sơn Trà, thắp sáng Sơn Trà, biến Sơn Trà trở thành Hồng Kông. Lúc đấy, có thành lập một dự án có đất ở trên. Tuy nhiên, sau này kêu gọi thì không ai mua, đầu tư. Cố Bí thư cũng đề nghị nếu không ai mua thì đề nghị các cán bộ đăng ký mua. Tuy nhiên, không có cán bộ nào mua".
"Ở Đà Nẵng, những vụ như bán đảo Sơn Trà hiện có hàng trăm biệt thự của ai? Rồi bán đất, bán nhà công sản, biệt thự của ông Thạch đã tháo dỡ xong chưa? Đại biểu quốc hội có giám sát không? Qua các vụ tham nhũng vừa rồi nổi lên thực trạng quan chức "móc nối" doanh nghiệp. Có hay không việc "đại gia" gây ảnh hưởng lên lãnh đạo thành phố?", ông Cảnh đặt hàng loạt câu hỏi.
Trả lời thắc mắc của cử tri, ông Nguyễn Thành Tiến - Phó Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, hiện Đà Nẵng đang tiếp 5 đoàn thanh tra, trong đó có 2 đoàn thanh tra Chính phủ và 3 đoàn thanh tra các Bộ. Hiện nay, tất cả các đoàn thanh tra đang làm việc rất nghiêm túc, tích cực để rà soát lại các vấn đề dư luận quan tâm. Sau khi có kết luận, thành phố sẽ báo cáo, gửi đến đại biểu quốc hội, bà con cử tri.
"Sắp tới, sẽ có đoàn của Bộ Quốc phòng thanh tra về đất quốc phòng của Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác. Ngoài ra, thành phố cũng đang làm việc với một số thanh tra của Bộ Công an", ông Tiến cho biết thêm.
Trả lời câu hỏi của cử tri, 137 lô biệt thự trên bán đảo Sơn Trà cấp cho ai, ông Tiến cho biết, hiện không có ai sở hữu các lô biệt thự trên. Và cũng chưa có biệt thự nào xây dựng ngoài công trình xây dựng nhà mẫu L09 như báo chí phản ánh.
Ông Tiến lý giải, thời kỳ đó, cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh có khát vọng đưa ánh điện của thành phố lên Sơn Trà, thắp sáng Sơn Trà, biến Sơn Trà trở thành Hồng Kông. Lúc đấy, có thành lập một dự án có đất ở trên. Tuy nhiên, sau này kêu gọi thì không ai mua, đầu tư. Cố Bí thư cũng đề nghị nếu không ai mua thì đề nghị các cán bộ đăng ký mua. Tuy nhiên, không có cán bộ nào mua.
"Qua rà soát, thành phố xét thấy dự án được đầu tư năm 2004 - 2012 và đến nay chưa có duy tu, đầu tư hạ tầng nào và cũng chưa căn cứ pháp lý nào nên trong quá trình rà soát đã đề nghị hủy không tiếp tục triển khai nữa. Do vậy, 137 lô biệt thự trên bán đảo Sơn Trà hiện nay không còn", ông Tiến nói.
Kết luận tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Thanh Quang - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng nói: "Trong thời gian sắp tới, các cấp chính quyền từ quận, phường, chi bộ, tổ dân phố sẽ báo cáo bà con rõ những sai phạm của đồng chí Bí thư, Chủ tịch thành phố. Rất mong bà con chờ một thời gian ngắn nữa. Sau khi có kết luận của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung Ương, chúng tôi sẽ báo cáo đến bà con rõ. Đối với các dự án nhà công sản, núi Sơn Trà đang được thanh tra, điều tra và sẽ công khai minh bạch trước toàn dân".
Theo Danviet
Chủ tịch Đà Nẵng sẽ bị xử lý kỷ luật cả bên chính quyền? "Với một cán bộ có khuyết điểm, vi phạm sau khi bị kỷ luật bên Đảng, phía chính quyền căn cứ thấy tính chất mức độ thế nào sẽ ra quyết định kỷ luật, có thể mức kỷ luật sẽ tương đương bên Đảng, cũng có thể mức kỷ luật còn cao hơn nếu bên chính quyền thấy cán bộ đó còn những...