Đà Nẵng: Nông dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho nông thôn mới
Quan 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội Nông dân (ND) và hội viên, nông dân ở Đà Nẵng nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng đã tích cực tham gia phong trào và góp phần quan trọng đưa huyện Hòa Vang về đích sớm hơn dự định.
Hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng
TP.Đà Nẵng thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn 1 huyện (Hòa Vang), trong đó huyện có ưu thế lớn về điều kiện tự nhiên đất đai, giao thông, hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ…Chính vì thế, quá trình triển khai Chương trình NTM cũng có những thuận lợi cơ bản.
Trong 10 năm qua, các cấp Hội ND ở Đà Nẵng đã vận động được hơn 35 tỷ đồng, hơn 40.000 ngày công lao động để tham gia xây dựng NTM. Ảnh: Đăng Bình.
Khi bắt tay vào xây dựng NTM, ngay từ đầu Hội ND đã xác định nông dân là một trong những chủ thể quan trọng của Chương trình. Chính vì thế, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức và phát động nhiều phong trào xây dựng NTM. Nhất là phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM” khi triển khai đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của cán bộ và nhân dân, nhất là hội viện, nông dân trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Ông Nguyễn Đình Khánh Vân – Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng đi thăm mô hình trồng hoa của hội viên nông dân. Ảnh: Đăng Bình.
Ông Nguyễn Văn Vân – Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Vang cho hay, để triển khai thực hiện xây dựng Chương trình NTM có hiệu quả, việc quan trọng trước hết là công tác tuyên truyền, vận động trong hội viên, nông dân tham gia. Từ đó Hội đã xây dựng các kế hoạch, chủ động tập hợp hội viên tham gia sinh hoạt bằng nhiều hình thức để tuyên truyền qua Tổ, nhóm, câu lạc bộ… Đặc biệt, những mô hình, cách làm hay cũng được Hội tuyên truyền đến từng hội viên…
Video đang HOT
“Với vai trò là một chủ thể, Hội ND đã tích cực tuyên truyền và vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia, hưởng ứng; nhiều hội viên, nông dân không ngần ngại đóng góp hàng trăm m2 đất, tháo dỡ vật kiến trúc, cây cối, hoa màu…để xây dựng các công trình đường giao thông nông thôn, công trình phúc lợi phúc lợi…Nhờ đó, nhiều tuyến đường mới rộng rải, sạch đẹp hình thành tạo nên bộ mặt mới ở khu vực nông thôn huyện Hòa Vang…”, ông Vân phấn khởi nói.
Nông dân không ngần ngại đóng góp hàng trăm m2 đất, tháo dỡ vật kiến trúc, cây cối, hoa màu…để xây dựng các công trình đường giao thông nông thôn, công trình phúc lợi phúc lợi…
Để góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện hiệu quả về tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo, các cấp Hội ND huyện Hòa Vang thường xuyên tổ chức vận động nông dân tham gia thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nông sản hàng hóa sạch, an toàn, chất lượng theo hướng nông nghiệp đô thị…Nhờ đó, nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho hiệu quả cao, góp phần xóa đóa, giảm nghèo một cách bền vững.
Đóng góp lớn cho NTM
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM TP.Đà Nẵng, qua 10 năm thực hiện, nhờ làm tốt công tác tyên truyền, vận động nên nhân dân đã đóng góp nguồn lực lớn cho xây dựng ở huyện Hòa Vang, trong đó đã tự nguyện hiến hơn 178.000 m2 đất, tiền của, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và hơn 21.000 ngày công lao động. Trong tổng kinh phí đã huy động được trong giai đoạn 2011-2019 là 3.691,576 tỷ đồng, trong đó vốn cộng đồng dân cư đóng góp gần 720 tỷ đồng…Riêng trên địa bàn huyện Hòa Vang, các cấp Hội và nông dân đóng góp trên 10 tỷ đồng đê làm đường giao thông, các công trình văn hóa…
Việc xây dựng các mô hình kinh tế mới, kinh tế tập thể, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho hội viên để qua đó phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống…
Bê cạnh đó, để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, Hội đã trực tiếp tham gia hoàn thành và giữ vững tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất. trong đó, việc xây dựng các mô hình kinh tế mới, kinh tế tập thể, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho hội viên để qua đó phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống…
Trưởng ban Ban Kinh tế – Xã hội Hội ND TP. Đà Năng – Ông Hồ Đăng Ninh cho hay, các cấp Hội ND huyện Hòa Vang thường xuyên tổ chức vận động nông dân tham gia thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nông sản hàng hóa sạch, an toàn, chất lượng theo hướng nông nghiệp đô thị…
“Trong 10 năm qua, các cấp Hội đã vận động được hơn 35 tỷ đồng, hơn 40.000 ngày công lao động, gần 1.000 tấn lương thực, thực phẩm, cây, con giống trị giá hơn 10 tỷ đồng để hỗ trợ cho hơn 8.000 lượt hộ nông dân nghèo, khó khăn. Đồng thời, Hội trực tiếp giúp thoát nghèo cho gần 4.000 hộ (hộ nghèo theo chuẩn của thành phố) và trực tiếp hỗ trợ xóa 65 nhà tạm cho nông dân nghèo…”, ông Hồ Đăng Ninh, Trưởng ban Ban Kinh tế – Xã hội Hội ND TP.Đà Năng chia sẻ.
Nhiều tuyến đường mới rộng rải, sạch đẹp hình thành tạo nên bộ mặt mới ở khu vực nông thôn huyện Hòa Vang.
Bên cạnh đó, Hội ND Đà Nẵng cũng tập trung tuyên truyền, vận động nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, phối hợp tổ chức được 108 buổi tuyên truyền về kinh tế tập thể cho hơn 4.700 lượt người; tổ chức 15 lớp tập huấn kiến thức về kinh tế tập thể (chủ yếu là thành lập HTX kiểu mới) cho gần 800 lượt người; xây dựng được 25 HTX và 48 tổ hợp tác trên các về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ, kinh doanh, tổng hợp và nhiều mô hình tập hợp hội viên nông dân trong sản xuất hoạt động có hiệu quả…
Ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Vang khẳng định, những thành quả có được trong xây dựng NTM của huyện Hòa Vang phải kể đến sự quyết tâm, đồng lòng của nhân dân, các cấp chính quyền nói chung, Hội ND và hội viên nói riêng và chúng tôi sẽ phát huy những thành quả này trong giai đoạn thực hiện Chương trình NTM tiếp theo.
Theo Danviet
Sửa đổi Bộ luật Lao động phù hợp với tình hình mới
Ngày 27/9, tại Đà Nẵng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Tọa đàm báo chí về Bộ luật Lao động (sửa đổi) và các cam kết quốc tế về lao động của Việt Nam.
Tham dự tọa đàm có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cùng đại diện các cơ quan báo chí trung ương, địa phương.
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phát biểu khai mạc tọa đàm.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) và dự kiến sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 8 tới đây.
Sự thay đổi của Bộ luật Lao động sẽ tác động đến bộ máy tổ chức hành chính của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... và trực tiếp là người lao động. Việc truyền thông về Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung cho người dân, người lao động và các cơ quan hoạch định chính sách là rất quan trọng. Mục đích của tọa đàm này là giúp các cơ quan báo chí, truyền thông có cái nhìn rõ hơn về Bộ luật Lao động sửa đổi cũng như những cam kết quốc tế về lao động của Việt Nam.
Bà Andrea Prince, Cố vấn trưởng dự án của Tổ chức Lao động quốc tế, chia sẻ, các Hiệp định Thương mại tự do thường quy định điều kiện về người lao động nhằm tránh những trường hợp tiêu cực đã xảy ra trước đây, để tạo sự cạnh tranh về giá khi tham gia các hiệp định thương mại thì người lao động thường bị cắt giảm lương, các điều kiện cơ bản.
Sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại tự do mới thể hiện tôn trọng và phát huy quyền con người, quyền của người lao động. Để đáp ứng với những điều khoản, quy định trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Chính phủ Việt Nam đang tích cực sửa đổi Bộ luật Lao động để tạo ra quy định mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng quyền và các lợi ích chính đáng. Báo chí sẽ đóng vai trò thông tin, phản biện quan trọng để luật được sửa đổi theo hướng phù hợp.
Tại tọa đàm, các đại biểu thảo luận trong 10 phiên về các nội dung như: Hội nhập quốc tế và cam kết quốc tế của Việt Nam; Vai trò của tiêu chuẩn lao động quốc tế và các công ước cơ bản của ILO; Công ước số 98, 105 và ý nghĩa đối với Việt Nam; Những điểm chính trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi; Vai trò của báo chí trong tiến trình cải cách pháp luật lao động...
Tọa đàm báo chí về Bộ luật Lao động (sửa đổi) và các cam kết quốc tế về lao động của Việt Nam diễn ra đến hết ngày 28/9.
Theo Tin, ảnh: Trần Lê Lâm (TTXVN)
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội kéo dài đến bao giờ? Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội được dự báo sẽ duy trì đến cuối tuần và chỉ được cải thiện khi đón một đợt gió mùa Đông Bắc tràn về. Video: Hà Nội bác thông tin là thành phố ô nhiễm nhất thế giới Hôm nay (27/9), Thủ đô Hà Nội tiếp tục có nắng hanh khô vào ban ngày,...