Đà Nẵng: Nơm nớp nỗi lo sông “nuốt” nhà
Gần chục hộ dân thôn Bắc An (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) sống kề sông Yên đang ăn ngủ không yên trước mùa mưa bão đang đến gần. Sạt lở bờ sông ngày càng ăn sâu, “ngoạm” nhiều diện tích đất hoa màu, vườn tược. Đáng lo nhất là nhiều ngôi nhà chỉ còn cách khu vực sạt lở từ 5-10m, có nguy cơ bị sông “nuốt” bất cứ lúc nào.
Sạt lở sông Yên ngày càng ăn sâu vào dân cư, uy hiếp cuộc sống của nhiều hộ dân ở thôn Bắc An, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh:N.BĂNG
Dẫn chúng tôi ra bờ sông sạt lở “ăn” đứt hai phần khu đất vườn, cách nhà chưa đầy 10m, ông Nguyễn Xuân (65 tuổi, thôn Bắc An) lo lắng cho biết: “Từ mùa mưa năm ngoái đến nay, trung bình mỗi tháng sạt lở ăn sâu vào bờ 1-2m, 15-20m đất vườn của tôi đã trôi xuống sông rồi. Mùa mưa bão đã đến gần, nếu chính quyền không sớm có biện pháp ứng phó thì nguy cơ chúng tôi sẽ không còn nhà ở”.
Theo người dân, từ khi có cầu sông Yên, dòng nước chảy qua cầu bị ép bởi các trụ bê tông nên lực nước chảy khá mạnh, bứt xé nhiều bờ đất phía bên dưới xuống sông. Đặc biệt, sau khi bờ kè sông (gồm 100m kè năm 2013 và hơn 100m kè năm 2014) phía thôn Thạch Bồ (xã Hòa Phong) hoàn thành, sạt lở bờ sông phía thôn Bắc An diễn ra với tốc độ nhanh.
Video đang HOT
Bà Toán Thị Luyến (60 tuổi, thôn Bắc An) bức xúc: “Không hiểu vì sao chính quyền chỉ kè bờ sông bên phía thôn Thạch Bồ (xã Hòa Phong) mà không quan tâm, kè bên thôn chúng tôi. Trong khi bên đó bồi nhiều hơn là sạt lở!”. Hậu quả của việc làm không đồng bộ, thiếu tính toán này là bên bờ kè bồi, bên bờ không kè bị sạt lở “không phanh”.
Sau khi bờ kè thôn Thạch Bồ hoàn thành, sạt lở ở bờ sông đối diện (thôn Bắc An) diễn ra nhanh hơn. Ảnh: N.BĂNG
Để ứng phó với tình trạng sạt lở, huyện Hòa Vang đã lên kế hoạch di dời người dân trong vùng nguy hiểm tại thôn Bắc An đến khu dân cư An Trạch, nhưng do kinh phí hỗ trợ di dời quá thấp nên chỉ một số hộ chấp nhận đi. “Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ, công tháo dỡ nhà còn không đủ thì làm sao chúng tôi đi” – ông Xuân nói.
Ông Nguyễn Đình Anh – Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến – cho biết, tình trạng sạt lở dọc tuyến sông Yên diễn ra nhiều năm nay, lấy đi nhiều diện tích đất hoa màu dọc các thôn An Trạch, Bắc An, Cẩm Nê. Riêng tại thôn An Bắc, sạt lở đang ảnh hưởng trực tiếp, đe dọa cuộc sống của 7 hộ dân. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên trên nhưng hiện vẫn chưa có thông báo gì cụ thể về việc xây bờ kè tại thôn An Bắc. Trước mắt, khi mưa bão đến sẽ vận động người dân sơ tán, trú tạm ở các nhà văn hóa chứ không còn cách nào khác”!.
Còn ông Nguyễn Văn Trường – Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang – thì cho biết: “Dự án kè sông Yên tại thôn Bắc An, xã Hòa Tiến do Sở NNPTNT làm chủ đầu tư, địa phương chỉ quản lý, báo cáo thực tế tình hình thôi chứ không có kinh phí. Vậy nên, cụ thể kế hoạch kè, dự toán kinh phí như thế nào thì địa phương cũng chờ chứ chưa biết được!”.
Trao đổi với Lao Động, ông Huỳnh Vạn Thắng – Phó GĐ Sở NNPTNT TP Đà Nẵng – cho hay, dự án kè sạt lở sông tại thôn Bắc An năm 2015 mới có thể thực hiện vì đang gặp khó khăn về kinh phí, phải chờ ngân sách trung ương.
Theo LDO
Tử vong khi đi tìm cây thuốc trong rừng
Chiều 26.10, Công an huyện Đăk Glei (Kon Tum) cho biết trước đó một ngày, khi đi rẫy, người dân xã biên giới Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei) phát hiện một xác chết trong rừng đang phân hủy.
ẢNH MINH HỌA
Tiếp cận khám nghiệm hiện trường và tử thi, Công an huyện Đăk Glei xác định đó là ông Nguyễn Ngọc Dũng (khoảng 50 tuổi), quê ở Hòa Vang, TP.Đà Nẵng.
Ông Dũng lên sống tại Đăk Glei với người quen khoảng 17 năm nay, rất ít về quê.
Trước đó 2 tuần, ông Dũng có liên lạc về với người thân là đi tìm cây thuốc dọc biên giới Việt Nam - Lào nhưng bị lạc đường.
Theo TNO
Phát hiện thêm hàng trăm phách gỗ vô chủ ở rừng đặc dụng Ngày 14/10, lực lượng chức năng huyện Đông Giang (Quảng Nam) và Hòa Vang (Đà Nẵng) cho hay, đã phát hiện thêm hàng trăm phách gỗ vô chủ ở khu rừng đặc dụng giáp ranh giữa hai địa phương này. Lãnh đạo huyện Đông Giang cho biết, sau khi số gỗ vô chủ trong rừng đặc dụng được phát hiện vào ngày 6/10...