Đà Nẵng nỗ lực trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á
Mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; đồng thời là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế.
Năm 2022, Đà Nẵng tiếp tục nhận được các giải thưởng, danh hiệu quốc tế: Top 15 điểm đến được yêu thích nhất châu Á do Trang TripAdvisor (website du lịch nổi tiếng thế giới của Mỹ) công bố; đứng vị trí thứ 3 trong Top 10 thành phố du lịch hàng đầu Đông Nam Á – Giải thưởng du lịch châu Á 2022 do tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) tổ chức; dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam (VTCI) do Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) thực hiện khảo sát và bình chọn…
Nửa năm, đón gần 3,12 triệu lượt du khách
Từ TPHCM ra Đà Nẵng lưu lại 3 ngày tại một khách sạn trên đường Lâm Hoành (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), ông Lê Mẫn (63 tuổi) cứ luôn khen thành phố này là nơi đáng sống bởi có biển, sông, núi, không khí trong lành, con người thân thiện.
“Sau khi nhận phòng ở khách sạn, gia đình chúng tôi gồm 5 người liền lên bán đảo Sơn Trà, đến chùa Linh Ứng; buổi tối thưởng thức hải sản, rồi di dọc sông Hàn ngắm thành phố về đêm; ngày hôm sau thì đi Bà Nà… Người tài xế luôn giải thích cặn kẽ các thắc mắc của chúng tôi cứ như một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Quả thật chúng tôi cảm thấy rất dễ chịu về cảnh quan và con người nơi đây”, ông Mẫn cho biết.
Vợ chồng bà Lưu Kim Hoa từ bang California (Mỹ) đưa con trai về TPHCM thăm ông bà, sau đó chọn Đà Nẵng làm điểm du lịch, nghỉ dưỡng. Bà Hoa chia sẻ: “Sau hai năm ảnh hưởng COVID-19, nay gia đình chúng tôi mới về quê hương và lưu lại Đà Nẵng vài ngày để cả nhà tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên”.
Khách du lịch vui chơi tại Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Đà Nẵng.
Du lịch Đà Nẵng đang ấm dần lên sau hai năm dịch bệnh nhờ sự nhộn nhịp trở lại của thị trường khách quốc tế và khách trong nước. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2022, thành phố đón gần 3,12 triệu lượt khách tham quan, du lịch, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1,33 triệu lượt), khách nội địa tham quan, du lịch ước đạt khoảng 3 triệu lượt, tăng hơn 92% so với cùng kỳ.
Nhiều khu điểm đón lượng khách lớn như: Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills đón hơn 350.000 lượt khách, tăng 95% so với cùng kỳ năm ngoái; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài đón hơn 75.000 lượt khách, tăng gần 90%; Công viên Châu Á đón hơn 136.000 lượt khách; Danh thắng Ngũ Hành Sơn đón gần 135.000 lượt khách…
Tính từ ngày 21/2 đến 20/6, có hơn 25 đoàn khách MICE đăng ký Chính sách MICE Đà Nẵng 2022, với tổng số gần 13.000 lượt khách, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng thu du lịch 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 2021 (trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành ước đạt 3.100 tỷ đồng)
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho rằng, với những tín hiệu khả quan nêu trên, có thể thấy toàn thành phố đang nỗ lực hết sức để khôi phục hoạt động du lịch như thời điểm năm 2019 (thời điểm trước khi xảy ra COVID-19) và khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch quốc tế hấp dẫn, khác biệt được nhiều du khách tin tưởng lựa chọn…
Phát triển tập trung 4 nhóm không gian du lịch trọng điểm
Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; đồng thời là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế.
Để đạt được mục tiêu nói trên, theo Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh, Đà Nẵng sẽ phát triển tập trung 4 nhóm không gian du lịch trọng điểm và 09 không gian du lịch chức năng, bao gồm:
Video đang HOT
Nhóm Không gian du lịch biển (Không gian du lịch ven bờ Đông và Không gian du lịch Vịnh Đà Nẵng); Nhóm Không gian du lịch đô thị (Không gian du lịch đô thị trung tâm; Không gian du lịch sườn đồi và đô thị phi thuế quan thông minh; Không gian “đô thị sân bay” và cảng biển du lịch); Nhóm Không gian du lịch núi (Không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phía Đông; Không gian du lịch sinh thái phía Tây) và Nhóm Không gian du lịch liên ngành (Không gian du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn; Không gian du lịch gắn với đổi mới sáng tạo).
Du lịch Đà Nẵng đã tạo được thương hiệu trong và ngoài nước, hiện diện trên bản đồ du lịch thế giới với rất nhiều giải thưởng du lịch quốc tế như điểm đến lễ hội sự kiện hàng đầu châu Á, top 10 thành phố du lịch hàng đầu châu Á.
Xây dựng các chuẩn mực văn hóa du lịch
Để Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, khẳng định trên bản đồ du lịch quốc tế, bà Trương Thị Hồng Hạnh cho hay, cần xây dựng các chuẩn mực văn hóa du lịch Đà Nẵng phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội giai đoạn mới.
Theo đó, có rất nhiều việc phải làm như: Phát huy thương hiệu du lịch Đà Nẵng văn minh, an toàn, thân thiện, mến khách thông qua việc tiếp tục triển khai hiệu quả, đồng bộ đề án Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường giai đoạn 2021-2030; chương trình “5 không”, “3 có”, “4 an”; đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đô thị”.
Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai đề án “Phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng con người Đà Nẵng văn minh, thân thiện, phù hợp với lịch sử, văn hóa Đà Nẵng”; phát động chiến dịch, lan tỏa thông điệp “Nụ cười Đà Nẵng”; gắn các hoạt động phát triển văn hóa với du lịch, xây dựng người Đà Nẵng văn hóa, văn minh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người tốt – Việc tốt”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ngoài ra, còn phải cập nhật và tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn Đà Nẵng bằng nhiều thứ tiếng thông qua các kênh trực tuyến, tập gấp, phổ biến đến đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch, người dân, du khách…
“Các chuẩn mực văn hóa du lịch Đà Nẵng sẽ góp phần làm nên thương hiệu du lịch cho thành phố sông Hàn”, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh.
Mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á.
Đà Nẵng định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Theo Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh, thành phố định hướng phát triển sản phẩm du lịch đồng thời, theo thứ tự ưu tiên với 3 nhóm sản phẩm: sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ trên cơ sở tài nguyên, tiềm năng, vị trí địa hình và lợi thế của Đà Nẵng kết hợp với tư duy sáng tạo, đa chiều, công nghệ kỹ thuật số, khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống nhằm tạo ra đa dạng các sản phẩm/dịch vụ đặc sắc, khác biệt thu hút khách, cạnh tranh điểm đến và có thể khai thác liên mùa, khắc phục hạn chế không thuận lợi của thời tiết.
Định hướng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ: hướng đến đạt chuẩn “chất lượng cao” ở tất cả các loại hình sản phẩm/dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Ưu tiên phát triển dòng sản phẩm/dịch vụ cao cấp và siêu sang.
Đà Nẵng gìn giữ, bảo tồn vẻ đẹp cổ kính nhà thờ cổ Tùng Sơn
Trải qua thời gian hơn 117 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng.
Bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn 117 năm tuổi.
Trải qua hơn 117 năm xây dựng, nhà thờ cổ Tùng Sơn (Đà Nẵng) gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng đặc biệt là bằng đá.
Vẻ đẹp cổ kính, độc đáo
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhà thờ được xây dựng từ trước năm 1904, bằng đá và được dùng chất liệu kết dính rất đặc biệt gồm vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau.
Ông Huỳnh Văn Ngọc, người Công giáo ở thôn Tùng Sơn, cho hay nhà thờ cổ Tùng Sơn là nhánh của nhà thờ Phú Thượng, được xây dựng và tồn tại hơn 117 năm nay, Nhà thờ do ông bà tổ tiên là người Công giáo ngày xưa ở địa phương lên núi chọn những cây gỗ thẳng, to, đẹp, chắc chắn để về làm cột dựng nhà thờ.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Bên ngoài, nhà thờ được xây dựng bằng đá và sử dụng vôi bột, vỏ cây bời lời được gọt ra để lấy nhớt và dây tơ hồng giã nhỏ, ba thứ này trộn lại với nhau để làm chất kết dính; sau đó người dân chất các tảng đá chồng lên nhau và sử dụng chất kết dính này để giữ cho các tảng đá được bằng phẳng, chắc cứng, đồng thời tô lên bề mặt thành đá để tạo thành tường xây dựng nên nhà thờ.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng theo kiến trúc của Pháp mang vẻ đẹp cổ kính, với 3 cánh cổng lớn hình vòm chóp nhọn, có tháp chuông nằm ngay trên hệ cổng, còn phía bên trong là giáo đường, gian cung thánh với hệ thống cột gỗ lớn, cửa sổ rộng, họa tiết độc đáo.
Những thiết kế nhà thờ ban đầu kèm theo tất cả hạng mục phụ trợ trong khuôn viên rộng hơn 15 ngàn mét vuông của nhà thờ đều được người dân tại đây gìn giữ gần như nguyên vẹn. Đây là một trong những nhà thờ cổ còn sót lại ở thành phố Đà Nẵng.
Gìn giữ và bảo tồn di tích hơn 100 tuổi
Linh mục nhà thờ Tùng Sơn Augustino Trần Như Huynh cho biết trải qua thời gian hơn 117 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng. Nhiều đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn còn được lưu giữ đầy đủ của các cha dùng trong buổi lễ thời xưa. Nhìn vào nhà thờ có thể nhìn thấy được chặng đường lịch sử đi qua của người dân và đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại đây.
Theo Linh mục Augustino Trần Như Huynh, nhà thờ được giữ gìn bảo tồn nguyên vẹn các kiến trúc cổ từ xưa và duy trì các hoạt động tín ngưỡng tại nhà thờ; đồng thời hướng đến gìn giữ, phát huy những giá trị về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.
Mặc dù một phần các cánh cửa chính của nhà thờ đã bị hư hỏng theo thời gian, nhưng nhà thờ vẫn mang một vẻ đẹp cổ kính đặc biệt của một ngôi nhà thờ được xây từ đá.
Trong không khí rộn ràng đón Giáng sinh năm 2021, đồng bào Công giáo tại giáo họ Tùng Sơn đã tự tay làm những chiếc lồng đèn đủ các hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau để trang trí cho nhà thờ cổ Tùng Sơn.
Ông Huỳnh Văn Ngọc cho hay tất cả các vật dụng trang trí đều do chính người Công giáo tự làm bằng các vật liệu thân thiện với môi trường, như cây tre có sẵn trong trong vườn nhà để làm các lồng đèn, vừa đẹp, không mất tiền mua. Qua đó thể hiện tình cảm và tấm lòng của đồng bào Công giáo trong dịp lễ Giáng sinh, cùng nhau trang trí cho nhà thờ cổ Tùng Sơn đẹp nhất, lung linh nhất để cùng với các nhà thờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp đến với mọi nhà./.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được xây dựng từ trước năm 1904, bằng đá và được dùng chất liệu kết dính gồm: vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau.
Trải qua hơn 117 năm nhà thờ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng.
Đây là một trong những nhà thờ cổ còn sót lại ở thành phố Đà Nẵng.
Những nét hoa văn trên các bộ cửa của nhà thờ phía sau vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù một phần các cánh cửa chính của nhà thờ đã bị hư hỏng theo thời gian, nhưng nhà thờ vẫn mang một vẻ đẹp cổ kính đặc biệt của một ngôi nhà thờ được xây từ đá.
Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc trong một khuôn viên xanh mát.
Kiến trúc cột gỗ bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn.
Những tác động của thời gian đã làm lộ ra những tảng đá được xếp chồng lên nhau và được kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng để dùng xây dựng nhà thờ.
Đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn còn đầy đủ của những buổi lễ thời xưa.
Bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn 117 năm tuổi.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ cổ Tùng Sơn ở Đà Nẵng Trải qua hơn 117 năm xây dựng, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng. Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được xây dựng từ trước...