Đà Nẵng: Người nghiện ma túy “lởn vởn” ngoài cộng đồng phá vỡ “5 không”
Ngay sau khi Quốc hội đồng ý với kiến nghị của Chính phủ, cho phép áp dụng biện pháp cắt cơn – giải độc tạm thời với những người nghiện không có nơi cư trú, sáng 11.11, Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng đã lập tức họp, triển khai các biện pháp cấp thiết để đưa người nghiện ma tuý vào các trung tâm cai nghiện tập trung…
Cả ngàn người nghiện ngoài cộng đồng
Cũng tương tự TP HCM, tại Đà Nẵng, vấn đề người nghiện ma tuý tràn lan ngoài xã hội làm “đau đầu” chính quyền, gây hoang mang lo ngại trong nhân dân, mất an ninh trật tự. Với quy mô chỉ gần 1 triệu dân, song Đà Nẵng có đến 1.900 người nghiện, trong đó, 50% không có nghề nghiệp. Nhưng đáng ngại hơn, chỉ có hơn 100 đối tượng được cai nghiện tập trung, số còn lại ngoài cộng đồng.
Đã vậy, từ khi thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 221 của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, Đà Nẵng không có người nào được đưa vào cơ sở cai nghiện.
Thực trạng này đã làm “vỡ” mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành đô thị “5 không”, trong đó có tiêu chí “không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng”. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hưng – GĐ Sở LĐTBXH Đà Nẵng – việc chuyển từ hình thức cai nghiện tập trung sang cai nghiện tại cộng đồng không hiệu quả do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền và gia đình người nghiện.
Trước đây, khi phát hiện đối tượng nghiện ma tuý, lực lượng chức năng lập biên bản và chuyển vào trung tâm cai nghiện tập trung. Nhưng, quy định mới hiện nay, nếu phát hiện đối tượng sử dụng ma tuý, cơ quan chức năng phải theo dõi liên tục trong vòng 72 giờ. Ngành y tế kết luận đối tượng nghiện ma tuý, muốn đưa lên cai nghiện tập trung thì cần có quyết định của TAND cùng cấp. Các thủ tục này mất rất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng nghiện ma tuý tại cộng đồng, rất khó thực hiện.
Video đang HOT
“Xé rào” để kiểm soát người nghiện
Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống ma tuý mới đây của Đà Nẵng, Đội CSĐT về ma tuý quận Liên Chiểu cho biết, mỗi cán bộ, cảnh sát về ma tuý phải theo dõi, quản lý 40 đối tượng nghiện tại cộng đồng, nên không hiệu quả. Việc áp dụng biện pháp hành chính, cai nghiện tại cộng đồng, gia đình là không khả thi, đối tượng nghiện ma tuý tăng đột biến.
Trước khi QH thông qua (chiều 10.11), đồng ý với kiến nghị của Chính phủ, cho phép áp dụng biện pháp cắt cơn, giải độc tạm thời với những người nghiện không có nơi cư trú… thì Đà Nẵng đã “xé rào”, đưa ra giải pháp kiểm soát tình hình ma tuý, để tự cứu mình. Từ tháng 9.2014, Đà Nẵng đã ra quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa bàn, kèm theo chính sách hỗ trợ.
Theo đó, các ngành như: Tư pháp, công an, LĐTBXH của các quận, huyện trong vòng 3 ngày phải thống nhất lập hồ sơ, chuyển qua toà án. Sau đó, trong vòng 3-5 ngày, toà án ra quyết định có đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung hay không.
Theo LDO
Người nghiện "đốt" hơn 14.000 tỉ đồng/năm
H iện cả nước có hơn 200.000 người nghiện (chưa kể người nghiện không có hồ sơ). "đốt" hơn 14.000 tỉ đồng/năm; trong đó 19.000 người nghiện ở TP.HCM "đốt" hơn 1.300 tỉ đồng.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế 607/QCPH-C47B ngày 19.8.2012 về phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động của tội phạm vận chuyển ma túy qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TSN), do Cục CSĐT tội phạm về ma túy - Bộ Công an tổ chức hôm qua tại TP.HCM.
Theo cơ quan chức năng, trong giai đoạn từ tháng 9.2012 đến tháng 9.2014, lực lượng chức năng bắt giữ 39 vụ, 30 người, thu giữ 16kg heroin, 15 kg cocain, 21 kg ma túy tổng hợp, 72 kg tiền chất qua cửa khẩu sân bay quốc tế TSN.
Khó bắt được các trùm
Theo nhận định của C47B, từ năm 2012 đến nay tình hình tội phạm ma túy nói chung và buôn bán, vận chuyển ma túy qua đường hàng không nói riêng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ tội phạm. Hầu hết các vụ này đều liên quan đến các đường dây tội phạm ma túy gốc Phi.
Tội phạm ma túy ngày càng gia tăng.
Nguồn ma túy được vận chuyển vào Việt Nam qua đường hàng không chủ yếu từ 3 khu vực phức tạp trên thế giới về sản xuất ma túy: vận chuyển cocain từ khu vực Nam Mỹ, methamphetamine (ma túy đá) từ khu vực Trăng Lưỡi Liềm vàng và heroin từ khu vực Tam Giác Vàng. Các ông trùm thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động, đặc biệt như tội phạm ma túy gốc Phi, tổ chức chủ yếu ở nước ngoài, thông qua điện thoại, internet để điều hành. Bọn chúng chỉ thuê người nước ngoài vận chuyển ma túy vào VN, thuê người VN ra nước ngoài vận chuyển ma túy tới nước thứ ba nên người vận chuyển không biết trước được lộ trình.
"Khi bắt giữ, chúng ta thường chỉ bắt được các đối tượng vận chuyển thuê, chưa bắt được các đối tượng gốc Phi chủ mưu, cầm đầu. Đối với đường dây vận chuyển ma túy, tiền chất từ VN đi Úc, Đài Loan có sự cấu kết rất chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, gây nhiều khó khăn cho hải quan trong việc phát hiện bắt giữ", một lãnh đạo của C47B nói.
Người nghiện đi diễu hành ở Hải Phòng
Trang bị máy móc hiện đại để phát hiện ma túy
"Hiện hải quan đang bắt ma túy bằng thủ công, kinh nghiệm là chính. Lực lượng chưa được đầu tư đúng mức trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt", một lãnh đạo Chi cục Hải quan sân bay TSN phát biểu tại hội nghị.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cũng nói: "Dù nhiều lần kiến nghị về việc trang bị máy móc hiện đại phục vụ công tác theo dõi, sưu tra, kiểm tra, giám sát hành khách xuất nhập cảnh nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Công tác phối hợp giữa các lực lượng hải quan, công an, an ninh sân bay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành sức mạnh tổng lực".
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng tổng cục CSĐT phòng chống tội phạm (Bộ Công an), nhận định: "Các lực lượng tại sân bay mới chỉ phát hiện ma túy trong hành lý, hành khách nhưng chưa phát hiện nhiều những vụ lớn ma túy trong hàng hóa.
Hàng hóa có thể là đường đi của số lượng lớn ma túy mà vụ cảnh sát Đài Loan bắt giữ 600 bánh heroin là một điển hình". Theo ông, bằng mọi giá phải trang bị đầy đủ thiết bị máy móc phục vụ công tác phát hiện ma túy tại cửa khẩu sân bay; đồng thời công an, hải quan, an ninh sân bay lập thành một lực lượng phối hợp, chốt chặn, cùng trao đổi thông tin, kinh nghiệm điều tra để phá án mới hiệu quả hơn.
"Nếu đường hàng không không kiểm soát chặt chẽ được ma túy thì đường bộ, đường biển, dài rộng còn khó khăn hơn nhiều. Ngoài phương tiện, yếu tố con người cũng hết sức quan trọng, xây dựng lực lượng, đào tạo con người cho tốt, bởi 100 người làm nhưng chỉ cần 1 người phá là hỏng hết", ông Hùng nói.
Theo Thanh Niên
Phó Giám đốc Công an TP.HCM: "Người nghiện tự do đi lại...sao quản nổi?" - Thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng, cho phép người nghiện tự do đi lại, mà lại bắt quản lý người nghiện trên địa bàn TP.HCM...thì làm sao mà ai quản nổi. Chiều ngày 7/11, Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM và lãnh đạo các Sở,...