Đà Nẵng: Người đàn ông rơi từ tầng 20 khách sạn xuống trúng xe ô tô
Người dân sống tại khu vực ngõ 240 đường Hoàng Diệu ( quận Hải Châu, Đà Nẵng) phát hiện người đàn ông rơi từ tầng 20 khách sạn, trúng xe ô tô rồi văng xuống đất tử vong.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: VOV
Lực lượng chức năng Đà Nẵng đang xác minh và điều tra vụ việc 1 người đàn ông được phát hiện đã tử vong ngay cạnh chiếc ô tô phần đầu bị biến dạng, xung quanh dính nhiều vết máu.
Theo đó, sáng ngày 18/12, người dân sống tại khu vực ngõ 240 đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu, Đà Nẵng) phát hiện thi thể một người đàn ông khoảng 40 tuổi, nằm bên cạnh chiếc xe ô tô 4 chỗ. Tại hiện trường, đầu của chiếc ô tô biển số 43 bị biến dạng phần đầu và xung quanh dính nhiều vết máu.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để khám nghiệm hiện trường. Theo người dân, khu vực xảy ra vụ việc ở phía sau lưng một khách sạn cao tầng, xe máy của nạn nhân được phát hiện trong khách sạn này.
Qua xác minh ban đầu, người đàn ông này tên Phan Minh Thiên, sinh ngày 21/7/1982; nguyên quán: An Hải Đông, Sơn Trà, TP Đà Nẵng; hộ khẩu thường trú: K18/32 Nguyễn Duy Hiệu, Sơn Trà, Đà Nẵng. Nguyên nhân ban đầu xác định do tự vẫn.
Video đang HOT
Bước đầu, xác định nạn nhân tử vong do rơi từ tầng 20 của khách sạn, trúng xe ô tô đỗ bên cạnh, văng xuống đất tử vong. Vụ việc cũng thu hút rất đông người dân hiếu kỳ tập trung theo dõi và bàn tán xôn xao. Hiện, nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: Bão số 9 có đường đi rất "đặc biệt"
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trong cuộc họp Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 tại Đà Nẵng chiều 27/10.
Chiều 27/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 tại Đà Nẵng.
Họp Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 tại Đà Nẵng chiều 27/10.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, bão số 9 là cơn bão có đường đi rất đặc biệt.
Theo ông Cường, dù bão số 9 đã quét qua miền Trung của Philippines, nhưng nơi đây chỉ là một hòn đảo nhỏ, thậm chí chỉ có 9 người dân ở đây phải sơ tán, di dời. Do đó, bão số 9 không gặp nhiều cản trở ở Philippines, gần như vẫn giữ nguyên cường độ.
Hướng đi vào biển Đông của bão số 9 nằm ngay tọa độ là trung điểm giữa Hoàng Sa và Trường Sa, cũng là nơi không có vật cản, do đó tốc độ di chuyển của bão là đi cực nhanh. Thêm nữa, bão số 9 khi đi vào biển Đông đúng thời điểm không có không khí lạnh và khô, nên cơn bão không bị triệt tiêu chút nào.
"Bão số 9 không chỉ không bị triệt tiêu sức gió ngay khi tiếp cận đất liền mà còn càn quét toàn bộ đất liền và quay ngược lên phía Tây Nguyên. Hoàn lưu mưa rộng khắp cả sườn Bắc Trung Bộ. Kỳ này bão oanh tạc vào Nam Trung Bộ, đây là vùng vốn ít phải chịu các cơn bão nên phần nào kinh nghiệm ứng phó ít", ông Cường cho hay.
Đoàn công tác kiểm tra thực địa tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai - cho hay, bão số 9 sẽ đổ bộ đất liền từ Quảng Nam - Bình Định sáng sớm ngày mai, 28/10.
Hiện vẫn còn 142 tàu và 1.118 lao động của Bình Định còn trong vùng nguy hiểm. Tất cả số tàu này đã nhận được thông tin và di chuyển về phía Nam biển Đông. Các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định đã cấm biển.
Các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên dự kiến sơ tán 448.067 người, thời gian hoàn thành từ 17h đến 19h chiều 27/10.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý các địa phương không được chủ quan trong công tác phòng, chống bão. Theo ông Cường, các vùng trũng ven biển cần lên kế hoạch sơ tán dân tối đa. "Hệ thống hồ chứa rất đáng lo. Nhưng nguy nhất là những hồ nhỏ, tình hình rất căng thẳng. Ngoài ra cũng phải chú ý toàn tuyến Tây Nguyên", ông Cường nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự vào cuộc chủ động của các địa phương.
Theo ông Dũng, bão số 9 không những mạnh mà mưa lũ sau bão cũng rất lớn. "Không thể chủ quan mà phải hết sức chủ động, mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản nhân dân và Nhà nước", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Theo Thiếu tướng Doãn Thái Đức - Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiện đã có 66.121 lượt người/1.716 phương tiện các loại được huy động để sẵn sàng tham gia ứng phó bão số 9, trong đó có 7 trực thăng. Khi cần thiết, có thể huy động thêm từ Quân khu 7 và Quân đoàn 3. Ngoài ra còn có Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Biên phòng... tham gia phòng chống bão số 9.
Phó Thủ tướng yêu cầu sơ tán tất cả người dân ra khỏi các cơ sở sản xuất dịch vụ ven biển. Đặc biệt, ở các đảo Cù Lam Chàm, Lý Sơn gió rất lớn, giật cấp 17, không được để sót người dân nào ở các lồng bè, chòi canh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, cần bảo vệ các công trình hạ tầng, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện, trong đó có đường dây 500kV qua Nam Trung Bộ. Theo nhận định của Phó Thủ tướng, khi mưa nhiều tình trạng sạt lở đất sẽ rất nguy hiểm.
"Đề nghị tập trung bảo vệ công trình giao thông, tài sản của người dân. Phải cấm người dân đi lại khi có gió bão. Đề nghị các ngành bảo vệ an toàn hồ đập, đê điều, chủ động ứng phó với mưa lũ sau bão, sạt lở đất ở miền núi. Khi bão vào thì người thiệt mạng thường ít hơn hậu cơn bão", Phó Thủ tướng lưu ý.
Đà Nẵng: Người dân đổ xô "săn" vật dụng đón siêu bão đổ bộ Để đón "siêu bão" đổ bộ, người dân TP.Đà Nẵng đổ xô đến các cửa hàng đồ gia dụng để sắm sửa các loại vật dụng chống chèn nhà cửa. Chiều 27/10, theo ghi nhận của PV Dân Việt, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9, người dân TP.Đà Nẵng đã đổ xô đến các cửa hàng đồ gia dụng...