Đà Nẵng muốn ‘vay nợ’ nhiều hơn để đầu tư phát triển
Để có vốn đầu tư phát triển và chủ động hơn trong giải quyết một số công việc trên địa bàn, Đà Nẵng xin Trung ương một số cơ chế đặc thù “vượt khung”.
Hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.
Một trong những kiến nghị là được “vay nợ” nhiều hơn để đầu tư phát triển. Trong bối cảnh nhu cầu huy động vốn lớn và việc sử dụng nguồn vốn đầu tư lâu nay có hiệu quả, Đà Nẵng cho rằngvới mức dư nợ từ nguồn huy động hàng năm khoảng 1.300 tỷ đồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực để thực hiện đầu tư các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Vì vậy, Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội nâng mức dư nợ nguồn vốn huy động tối đa từ 30% theo quy định hiện hành lên 100%. Khi Luật Ngân sách nhà nước mới có hiệu lực từ năm ngân sách 2017 thì thực hiện theo quy định của Luật này, để đưa mức dư nợ vay tối đa lên khoảng 3.000 tỷ đồng.
Đà Nẵng đề xuất “vay nợ” thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác. Tổng nguồn vốn huy động không vượt quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương.
Video đang HOT
Đà Nẵng xin Trung ương nhiều cơ chế đặc thù liên quan đến tài chính, ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, cho biết cơ chế đặc thù Đà Nẵng xin Trung ương tập trung vào mong muốn phân cấp nguồn thu và chi, đồng thời xin cho thành phố được quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương để chủ động trong thu hút đầu tư.
Theo kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội quy hoạch thành phố, nếu Đà Nẵng có cơ chế đặc thù thì người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, thể thao…
Ngày 29/4, tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiến nghị Bộ Chính trị và Chủ tịch nước sớm có chỉ đạo để Chính phủ ban hành nghị định về một số cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng. Ghi nhận những ý kiến này, Chủ tịch nước nói rất ủng hộ có chính sách đặc thù cho Đà Nẵng để thành phố trẻ bứt phá đi lên.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra tại Khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015.
Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc đã diễn ra từ ngày 17-19/5/2016 tại Băng-cốc, Thái Lan, với chủ đề "Khoa học, công nghệ và sáng tạo vì phát triển bền vững". Tham dự có các nhà Lãnh đạo và đại diện của 45 nước thành viên, các thành viên liên kết, các tổ chức và thể chế quốc tế và khu vực. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng tham dự Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 17-19/5/2016 tại Bangkok, Thái Lan
Tại Khóa họp, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội bền vững và toàn diện. Các đại biểu nhất trí cần thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm thực hiện đầy đủ Khung hành động Sen-đai về giảm rủi ro thiên tai, Chương trình hành động A-đi-xơ A-ba-ba về tài trợ cho phát triển, Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu. Các nước thành viên đã đồng thuận thông qua 12 nghị quyết nhằm tăng cường hợp tác khu vực về kinh tế, thương mại, xã hội; tăng cường kết nối giao thông; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và sáng tạo; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đoàn Việt Nam tham gia Khóa họp nhằm triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham khảo kinh nghiệm quý báu của các nước về thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững và toàn diện. Tại Hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã thông báo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, khẳng định Việt Nam cam kết nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và cho rằng bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững. Trợ lý Bộ trưởng cũng thông báo về những tác động nghiêm trọng của El Nino và xâm nhập mặn tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cho những người dân Việt Nam tại các khu vực này.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra tại Khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015; cho rằng việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tạo thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Sinh kế bền vững: Hướng mới phát triển kinh tế địa phương Với các mô hình sinh kế bền vững áp dụng nhân rộng, thu nhập của người dân địa phương đã được cải thiện đáng kể. Mô hình nuôi lợn trắng theo chương trình hỗ trợ của AAV mang lại hiệu quả cao, thu nhập gia tăng, cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể Sau hơn 10 năm đồng hành cùng chính...