Đà Nẵng: Mua SIM sinh viên, SIM 3G lúc nào cũng có!
Dù doanh nghiệp và cơ quan chức năng đã thắt chặt công tác giám sát, kiểm tra quản lí thuê bao di động trả trước, tuy nhiên gần đây đã xuất hiện một số điểm bày bán công khai các loại SIM trên vỉa hè các tuyến phố của Đà Nẵng.
SIM sinh viên, SIM 3G bày bán công khai trên vỉa hè.
Dạo quanh các con đường như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Thọ, Tôn Đức Thắng… sẽ bắt gặp không ít cảnh người dân “bày binh bố trận” chiếm vỉa hè làm nơi bán bảo hiểm xe máy kiêm luôn SIM sinh viên, SIM 3G. Ghé vào một điểm bán SIM trên đường Nguyễn Tri Phương, chúng tôi nghe người bán “hót” rất bùi tai. “Ở đây bán SIM MobiFone, VinaPhone, SIM 3G, SIM thường, SIM sinh viên có tất!? SIM sinh viên 30K (30 ngàn đồng – PV) tài khoản 0 đồng nhưng mỗi tháng được cộng 35 MB truy cập mạng, SIM thường giá 50K, có tài khoản gốc 30K, được khuyến mãi 100% giá trị 3 thẻ nạp đầu tiên…Anh muốn mua loại nào?”. Khi chúng tôi tần ngần hỏi: “Các loại SIM này có cần đăng kí thông tin cá nhân không?”. Người bán hàng hồn nhiên trả lời: “SIM sinh viên thì không cần đăng kí thông tin vì người ta đăng kí sẵn rồi, cứ việc mua là dùng, lại được hưởng ưu đãi chế độ của sinh viên trong vòng 4 năm, còn SIM thường muốn thì đăng kí, không muốn thì thôi không chẳng sao cả!”.
Tại đường Tôn Đức Thắng, đoạn trước cổng Đại học Sư phạm Đà Nẵng cũng thường xuyên có 5 điểm bày bán SIM trên vỉa hè. Sau một hồi lân la, chúng tôi ghé vào điểm bán SIM ngay trước cổng trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Trên một chiếc bàn nhỏ bày bán hơn 20 thẻ SIM các loại nhưng phần lớn là SIM của nhà mạng MobiFone, chỉ một số ít thẻ SIM VinaPhone… Trên các Block SIM có ghi chi tiết số điện thoại, số puk, số serial SIM và các chương trình, dịch vụ được cài đặt sẵn. Tất cả các loại SIM này đều được đăng kí thông tin thuê bao. Vì vậy, người mua chỉ cần vài thao tác kích hoạt đơn giản là sử dụng được.
Chỉ một đoạn chưa đến 200 trên đường Nguyễn Tri Phương nhưng cũng có đến 6 điểm bày bán SIM rác và bảo hiểm xe máy.
Hỏi về nguồn gốc SIM, người bán tiết lộ: “SIM này từ Hà Nội gửi vào, vì có “mối” cho nên cứ bán hết đợt này thì gọi điện người ta sẽ gửi vào đợt khác. Cũng có lúc cháy hàng chưa gửi vào được thì vào đại lí tại Đà Nẵng “nhập tạm để tái xuất”. Ở Đà Nẵng, người dân rất “chuộng” SIM MobiFone nên em chỉ bán SIM của nhà mạng đó thôi. Đa phần người mua SIM chỉ dùng tạm, khi nào hết tài khoản thì vứt và mua lại SIM mới nên tụi em bán rất chạy”. Một chủ bán SIM trên đường Nguyễn Tri Phương tiết lộ thêm: “Có cầu thì phải có cung, khi mua loại SIM này không cần phải đăng kí thông tin. Thêm vào đó, số tiền trong tài khoản lớn gấp vài ba lần giá bán nên khách hàng vẫn tìm đến mua. Em ngày nào chả ngồi bán ở đây, những ngày thuận lợi thì bán được từ 40 – 50 SIM các loại”.
Video đang HOT
Nhà mạng và cơ quan chức năng nói gì?
Đặt vấn đề với ông Nguyễn Chương Đức – Chánh Thanh tra Sở TT&TT Đà Nẵng về việc người dân bày bán công khai các loại SIM trên vỉa hè thì ông cho biết: “Việc bày bán SIM trên vỉa hè không phải mới xuất hiện gần đây mà đã tồn tại thời gian khá dài. Tuy nhiên, xử lí triệt để tình trạng này không dễ dàng vì lực lượng chức năng mỏng, không thể giám sát thường xuyên toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tại một số điểm “ nóng”, Sở TT&TT đã phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thị sát và dẹp bỏ nhưng ngày hôm sau mọi việc lại đâu vào đấy. Sở cũng chỉ đạo Phòng Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cần siết chặt hơn nữa việc đăng kí thông tin cá nhân và cung cấp SIM ra thị trường”.
Còn ông Võ Văn Thanh – Giám đốc chi nhánh MobiFone Đà Nẵng 2 khẳng định: “MobiFone luôn tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về quản lí, đăng kí thông tin thuê bao trả trước. MobiFone không có chủ trương và không ủng hộ các hình thức bán SIM kích hoạt trước tới khách hàng. SIM sinh viên là gói cước với rất nhiều ưu đãi đặc biệt dành cho đối tượng sinh viên. Do đó, việc đăng kí, quản lí SIM sinh viên được MobiFone đặc biệt quan tâm để đảm bảo những ưu đãi đến đúng với đối tượng khách hàng sinh viên”.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của ICTnews, MobiFone đã cử nhân viên thu thập thông tin, tìm hiểu nguồn gốc các SIM được bán. Qua đó, đã phát hiện, xử lí 5 đại lí làm sai quy định và thông báo chấm dứt hợp đồng đối với những đại lí này. “Chúng tôi sẽ nhắn tin yêu cầu các SIM sai quy định phải đăng kí lại thông tin, nếu quá hạn yêu cầu, chúng tôi sẽ cắt bỏ ưu đãi của những SIM sinh viên đó”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng cho biết thêm: “Để ngăn chặn hiện tượng bán SIM trả trước, SIM sinh viên không đúng quy định, MobiFone đã cử nhân viên theo dõi thông tin trên thị trường. Khi phát hiện những đối tượng bán SIM không đúng quy định, chúng tôi sẽ tìm hiểu nguồn cung cấp và xử lí nghiêm những đại lí, nhân viên làm sai. Bên cạnh đó, để đảm bảo các đại lí ủy quyền cam kết thực hiện đúng Thông tư 04 của Bộ TT&TT, MobiFone sẽ yêu cầu các đại lí trên địa bàn Đà Nẵng rà soát về điều kiện pháp lí, mặt bằng, kiểm tra việc treo biển điểm đăng kí thông tin, công cụ, việc niêm yết và thực hiện quy trình thủ tục đăng kí thông tin thuê bao di động trả trước tại các điểm bán có chức năng đăng kí thông tin trên toàn địa bàn”.
Theo ICTnews
Nhà mạng "luộc" tiền khách: Lỗi của khách hàng?
Việc nhà mạng tự ý cài đặt ứng dụng, thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng là có lỗi của khách hàng. Hội Bảo vệ người tiêu dùng chỉ là một tổ chức xã hội hỗ trợ khách hàng về mặt thủ tục, pháp lý với trường hợp này nếu nhà mạng không thực hiện thì Hội cũng không có cách nào.
Ông Tuấn phân tích, việc này có lỗi của cả khách hàng và cả nhà cung cấp dịch vụ. Bởi lẽ, thứ nhất, giữa nhà mạng và khách hàng không có một hợp đồng thỏa thuận cùng những điều khoản quy định sử dụng dịch vụ rõ ràng. Nghĩa là giữa khách hàng và nhà mạng đã không có được một thỏa thuận công khai, minh bạch, rõ ràng.
Thứ hai, nhà mạng tự ý cài đặt dịch vụ, không cảnh báo, không niêm yết giá cước dù khách không có nhu cầu rồi tự ý trừ tiền là sai. Nhưng khách hàng cũng không có phản ứng mà gần như là chấp nhận sự việc đó diễn ra, chỉ đến khi các nhà quản lý phát hiện sự việc đó thì khách hàng mới quan tâm.
Lẽ ra khi phát hiện sai phạm, khách hàng phải có ý kiến kiến nghị tới nhà mạng. Ngoài ra còn các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng phải tìm hiểu vì Hội chỉ là một tổ chức xã hội chứ không phải là cơ quan nắm quyền quyết định.
Thách thức cơ quan chức năng, nhà mạng vẫn trừ tiền khách hàng
Ông Tuấn cho biết, Hội đã nhận được nhiều khiếu nại đơn lẻ của các khách hàng liên quan đến việc bị dịch vụ của nhà mạng quấy rối, Hội cũng đã có những trợ giúp và đều thành công.
"Tất nhiên, nếu nhà mạng không thực hiện thì Hội cũng chịu. Lúc đó chỉ có thể đưa ra cơ quan cao hơn là phán xử của tòa. Hội cũng chỉ là tổ chức hỗ trợ khách hàng tại tòa thôi", ông Tuấn nói.
Tương tự, mạng MobiFone cũng phải hoàn lại gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Trước đó, Thanh tra Bộ TT&TT đã yêu cầu VinaPhone hoàn lại tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng số tiền gần 693 triệu đồng.
Trong trường hợp này, khách hàng khi bị trừ tiền, phải có đơn khiếu nại kèm theo chứng cứ lúc đó Hội mới có thể trợ giúp được cho khách hàng thông qua con đường thông ngôn thân thiện là yêu cầu và đề nghị nhà mạng thực hiện.
Ngoài ra, Thanh tra còn xác định rõ sai phạm của các nhà mạng, chính là những con số tại VinaPhone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Với sai phạm này Bộ TT&TT cho biết, theo luật nhà mạng sẽ bị đình chỉ dịch vụ, tuy nhiên hiện thanh tra đang để doanh nghiệp tự khắc phục và báo cáo.
Phản ứng trước thông tin này, các luật sư đều lên tiếng cho rằng cần phải khởi tố hình sự, yêu cầu các nhà mạng hoàn trả lại số tiền này cho khách hàng. Đồng thời cũng cho biết, khách hàng có thể thông qua Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoặc ủy quyền cho một cá nhân đứng ra khiếu nại, yêu cầu khởi tố hành vi này.
Theo Baodatviet
Nhà mạng không cho rằng mình mập mờ để lấy tiền khách Theo Thanh tra Bộ TT&TT, các mạng di động lớn tích hợp sẵn một số ứng dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên SIM khi cung cấp cho khách hàng nhưng lại không thông tin rõ ràng về cước. Song, nhà mạng lại không cho rằng mình mập mờ để lấy tiền của khách trong cung cấp các dịch vụ này. Nguồn...