Đà Nẵng miễn phí tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn và các bảo tàng
Nhằm từng bước phục hồi ngành du lịch, dịch vụ sau ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, trong năm 2021, TP Đà Nẵng sẽ miễn phí cho người dân, du khách khi tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn và các bảo tàng.
Người dân Đà Nẵng xem tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 16, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa IX vừa qua, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết về miễn 100% phí tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn và các công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố trong năm 2021. Kinh phí thực hiện lấy từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp, nguồn kinh phí tại đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Cụ thể, từ ngày 1-1-2021, TP Đà Nẵng miễn phí tham quan đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến tham quan Di tích cấp quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Thời gian áp dụng đến hết năm 2021.
Việc miễn 100% phí tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn và các công trình văn hóa, bảo tàng nhằm tiếp tục tăng cường thu hút khách du lịch để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thành phố, tạo ra gói sản phẩm có tính cạnh tranh đối với các điểm đến khác trong khu vực. Qua đó, kích thích, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch đưa khách đến Đà Nẵng; các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch và các doanh nghiệp phụ trợ ngành du lịch vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Theo đại diện Sở Du lịch TP Đà Nẵng, Đà Nẵng hiện nay đang là điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác…). Từ tháng 11 đến nay, sau khi Đà Nẵng kiểm soát tốt dịch Covid-19, thị trường du lịch bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại. Đã có nhiều đoàn khách trong nước tin tưởng và lựa chọn đến Đà Nẵng. Đây là một trong những tín hiệu mừng cho ngành du lịch Đà Nẵng đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Ngành du lịch thành phố đã xây dựng phương án phục hồi thị trường du lịch trong tình hình kiểm soát chặt chẽ phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho du khách khi đến Đà Nẵng, đặc biệt vào dịp lễ chào mừng năm mới 2021, với nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người dân, du khách.
Ứng phó bão số 13: Chủ động cấm biển, sơ tán dân
Bão số 13 được nhận định là cơn bão mạnh, khó dự báo, thậm chí có kịch bản bão sẽ càn quét dọc ven biển miền Trung như cơn bão Hải Yến năm 2013. Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động cấm biển, sơ tán người dân những nơi nguy hiểm, sẵn sàng kịch bản ứng phó.
Người dân Đà Nẵng di chuyển tàu thuyền nhỏ lên bờ tránh bão. Ảnh: Nguyễn Thành
Dự báo khó lường về bão
Tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 ngày 12/11, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, sáng 12/11, bão VAMCO đi vào biển Đông với cường độ mạnh cấp 12, giật cấp 15, trở thành cơn bão số 13 trên vùng biển này từ đầu năm đến nay.
Theo ông Khiêm, bão số 13 mạnh và rất phức tạp, các mô hình dự báo các đài quốc tế và Việt Nam đều khác nhau. Theo nhận định của cơ quan dự báo Việt Nam, trong 2-3 ngày tới, khi áp cận nhiệt đới suy yếu, bão di chuyển đến kinh tuyến 112 sẽ có xu hướng lệch lên phía Bắc, theo hướng Tây Tây Bắc.
Ông Khiêm đưa ra 3 kịch bản có khả năng xảy ra với bão số 13. Với kịch bản thứ nhất, xác suất 70-80% bão sẽ mạnh cấp 12, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và hướng về các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ. Từ đêm 13 đến ngày 15/11, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên sẽ có mưa 150-250 mm; trong đó từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có thể 250-350 mm.
Còn kịch bản thứ 2, khả năng bão di chuyển theo hướng Tây, Bắc Tây Bắc di chuyển ven biển đi lên giữa Bắc Trung bộ và Nam Đồng bằng Bắc bộ. Do tốc độ di chuyển chậm lại nên hoàn lưu của bão kéo dài đến ngày 16/11. Với kịch bản này mưa sẽ không lớn, khoảng 100-150mm, chủ yếu ở Bắc, Trung Trung bộ và Bắc bộ. Tuy nhiên kịch bản này ít khả năng xảy ra.
Ông Khiêm cho biết thêm, qua các mô hình tính toán, có thêm kịch bản là khi bão đi đến kinh tuyến 111-122 sẽ đâm thẳng vào khu vực Trung Trung bộ, đặc biệt là từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. "Kịch bản này cũng ít khả năng xảy ra. Nhưng nếu theo kịch bản này, sẽ có mưa lớn dồn dập, trong vòng 6 tiếng có thể tới 100-150mm tại khu vực bão ảnh hưởng, sẽ vô cùng nguy hiểm", ông Khiêm nhận định.
ất đá, hồ chứa đều đã no nước
Theo Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, hiện tại tuyến đê biển, đê cửa sông từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận có 64 vị trí xung yếu, dài 134 km, chủ yếu là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.... Đáng lưu ý, ở Bắc Trung bộ có trên 2.320 hồ chứa thuỷ lợi cơ bản đã đầy nước. Tương tự, ở Nam Trung bộ có 418/517 hồ, Tây Nguyên gần 1.250 hồ cũng trong tình trạng đầy nước.
Tại cuộc họp hôm qua, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý, bão số 13 là cơn bão mạnh, các đài dự báo quốc tế cũng "mỗi ông một kiểu", rất khó lường. "Nếu như kịch bản số 2, cơn bão số 13 này có đường đi giống bão Hải Yến năm 2013. Bão chạy dọc ven biển Bắc Trung bộ thì rất nguy hiểm, cần theo dõi sát để có kịch bản ứng phó. Nên nhớ, bão Hải Yến năm 2013, làm chết 20 người ở Việt Nam, còn ở Philippines đã làm 8.000 người chết và mất tích", ông Cường cảnh báo.
Trước diễn biến trên, Bộ trưởng Cường yêu cầu từ nay đến ngày 16/11, tất cả các địa phương ven biển không để tàu thuyền nào hoạt động, kể cả thuyền nhỏ ven bờ. Cùng với đó, gần 240 nghìn lồng bè, 52.500 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản cần có giải pháp ngay, nhất là ở khu vực Nghệ An-Thanh Hoá chưa được thử thách qua những cơn bão vừa rồi.
Bộ trưởng Cường lo ngại: "Miền Trung, Tây Nguyên nếu mưa dồn dập 100-200mm có thể gây sự cố bất cứ điểm nào, vì đất đá, các hồ chứa đã no nước, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Phú Yên, không thể gánh thêm mưa được nữa".
Sẵn sàng lực lượng theo tinh thần "4 tại chỗ"
Cũng trong ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các địa phương từ Thanh Hoá đến Phú Yên, các bộ ngành tập trung kêu gọi, hướng dẫn, tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn, kể cả tàu du lịch, vận tải, vãng lai. Tuỳ tình hình của bão, các địa phương chủ động cấm biển. Các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản và trên tàu thuyền trước khi bão đổ bộ vào để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Đối với đất liền, Thủ tướng yêu cầu các địa phương có phương án, chủ động sơ tán người dân khỏi các nhà không an toàn, nơi nguy hiểm; tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình. Đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong thời gian bão đổ bộ. Tùy theo diễn biến của bão tổ chức kiểm soát, điều tiết giao thông, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão đổ bộ. Các địa phương sẵn sàng lực lượng, vật tư, theo tinh thần "4 tại chỗ" để xử lý kịp thời các sự cố.
Miền Trung chạy đua với bão Molave Hơn một ngày nữa bão Molave vào đất liền nhưng người dân Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... đưa bao cát, bao nylon chứa nước lên mái nhà phòng chống. Sáng 26/10, ông Ngô Quang Tuấn, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ ( Quảng Nam) nghe thông tin bão Molave đổ bộ vào miền Trung với sức gió mạnh nhất 150 km/h, giật...