Đà Nẵng lo ngại khi có ca mắc cộng đồng trở lại
Sau hàng loạt biện pháp tại Đà Nẵng và khu vực lân cận mà theo như quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là chưa có tiền lệ, dịch tại khu vực này đã hạ nhiệt, số mắc mới đã giảm rất mạnh so với nửa đầu tháng 8.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân sống trong bán kính 100m quanh chợ Lầu Đèn ngày 23-8 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại Đà Nẵng và ngay chính Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia cũng cho rằng dịch đã được kiểm soát ở Đà Nẵng.
Tuy nhiên ngày 22-8, Bộ Y tế đã công bố 5 ca mắc COVID-19 mới tại Đà Nẵng, bệnh nhân chưa rõ nguồn lây và đều liên quan các chợ – nơi có tần suất tiếp xúc lớn – ở Đà Nẵng. Vì vậy, đã có những lo ngại dịch sẽ nóng trở lại tại khu vực này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 28-7. Theo lý thuyết, 14-28 ngày sau khi áp dụng biện pháp mạnh nhất là giãn cách xã hội, dịch sẽ giảm.
“Thực tế dịch có giảm, giảm đáng kể, nhưng khi có ca mắc mới cần phân biệt 2 loại: ca mắc từ khu cách ly và ca mắc cộng đồng, không rõ nguồn lây. Trong đó, ca mắc cộng đồng tiềm ẩn nhiều dấu hiệu phức tạp hơn” – chuyên gia này cho biết.
Vì vậy, việc Đà Nẵng ghi nhận cùng lúc 4 ca mắc từ cộng đồng, chưa rõ nguồn lây trong khi đã áp dụng biện pháp mạnh nhất được gần 28 ngày, theo vị chuyên gia này, là dấu hiệu cho thấy vẫn còn mầm bệnh ở cộng đồng và cần phải rà soát các khâu phòng chống dịch đã triển khai, tìm và bịt kẽ hở, sớm ngăn chặn mầm bệnh tiếp tục phát tán.
Theo ông Nguyễn Thanh Long, giai đoạn trước cả nước chỉ có khoảng 40 ổ dịch, giai đoạn này của dịch có đến 150 ổ.
Video đang HOT
Tần suất phát hiện ổ dịch mới, bệnh nhân mới tăng gấp nhiều lần giai đoạn trước, việc xử lý ổ dịch ở Đà Nẵng trong khoảng 1 tháng, ở Hải Dương trong khoảng 10 ngày cho thấy đã có những nỗ lực của ngành y tế và các đơn vị tham gia chống dịch.
Tuy nhiên, ông Long cũng nhận định “có thể sẽ có thêm các ca bệnh rải rác trong cộng đồng nếu không thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời”.
Có thể nhận thấy trong giai đoạn này của dịch, hệ số lây nhiễm cao hơn, nhiều ổ dịch một bệnh nhân lây ra hàng chục ca bệnh (số bệnh nhân “siêu lây nhiễm” không xuất hiện nhiều ở giai đoạn trước), vì thế nếu để lọt một ổ dịch cộng đồng không xử lý kịp, nguy cơ là không thể tưởng tượng được.
Đà Nẵng đã làm tốt trong những ngày qua, nhưng giờ là lúc nhìn lại để chặn thật tốt nguy cơ lây lan từ 4 ca bệnh cộng đồng mới, có như vậy mới hi vọng tháng 9 này chúng ta được trở lại những ngày bình thường mới.
Lục phiếu, tìm người đi chợ
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ở các chợ TP Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Có 4 ca mắc mới chưa rõ người lây đều liên quan đến 3 chợ, quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) đang ráo riết tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng người liên quan.
Trong số các địa phương có ca mắc cộng đồng ở quận Thanh Khê thì phường Xuân Hà là nơi chộn rộn truy vết nhất. Do trường hợp bệnh nhân COVID-19 số 1.014 này vừa là nhân viên ban quản lý chợ Lầu Đèn (địa chỉ 305 Trần Cao Vân) đồng thời là tổ trưởng tổ dân phố 55 phường Xuân Hà, nên cùng lúc việc truy tìm phải tiến hành tại nhiều khu vực.
Ngoài việc đưa hơn 50 người được xác định tiếp xúc F1 với trường hợp này, khu vực tổ 55 cũng đã được dựng chốt “mềm” để hạn chế đi lại trong khi chờ có quyết định cách ly y tế từ TP.
Bà Nguyễn Thị Phước, phó chủ tịch UBND phường Xuân Hà, cho biết ngay sau khi công bố ca mắc, lực lượng chức năng phường này đã xác định và lập danh sách gần 1.400 người có liên quan gồm người dân sống trong khu vực chợ và khu vực nhà bệnh nhân (3 tổ dân phố). Đến chiều 23-8, việc lấy mẫu xét nghiệm đã được tiến hành cho tất cả đối tượng trong danh sách.
Ngoài danh sách trên, phường Xuân Hà cũng tổ chức kiểm phiếu đi chợ để lập danh sách và thông báo cho khoảng 550 người có đến chợ Lầu Đèn trong thời gian gần đây để lấy mẫu xét nghiệm.
“Chợ có quy mô vừa phải, lại chủ yếu hoạt động vào buổi sáng nên chúng tôi kiểm đếm khá nhanh. Có một số trường hợp trùng lắp do đi chợ nhiều lần bị loại bỏ, một số trường hợp người ngoài địa phương thì chúng tôi trực tiếp liên hệ qua điện thoại và thông báo cho phường bạn. Còn lại nếu là người ở phường thì chúng tôi gửi thông báo tận nhà” – bà Phước nói.
Việc tìm người vào chợ thuận lợi là nhờ kiểm soát qua phiếu, do vậy chỉ sau một đêm lục phiếu tìm người, hầu như không bỏ lọt đối tượng nào. Theo bà Phước, có một số trường hợp trên phiếu chỉ ghi địa chỉ tổ mà không rõ địa chỉ cụ thể đã được xác minh lại để đáp ứng đúng với tiêu chí mã định danh của đơn vị lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Hồ Thuyên, chủ tịch UBND quận Thanh Khê, cho biết nhờ thực hiện kiểm phiếu đi chợ hằng ngày nên ngay khi phát hiện ca dương tính thì việc điều tra dịch tễ tại khu vực rất nhanh. Việc soát phiếu người đi chợ vừa đảm bảo giãn cách lại vừa có thông tin ngày giờ người đi chợ ghi trên phiếu nên sàng lọc đối tượng rất nhanh.
Theo ông Thuyên, 4 trường hợp dương tính liên quan đến chợ vừa công bố là kết quả từ việc ngành y tế đã lấy mẫu và xét nghiệm sàng lọc cho khoảng 2.300 tiểu thương, người nhà tiểu thương, khu dân cư xung quanh 12 chợ trên địa bàn quận Thanh Khê trong hai ngày 19 và 20-8.
“Việc xét nghiệm sàng lọc đã được tiến hành chủ động nên mới tìm ra 4 ca bệnh, chứ đây không phải là điều hoàn toàn bất ngờ” – ông Thuyên cho biết. TRƯỜNG TRUNG
Nhân viên ban quản lý chợ dương tính với SARS-CoV-2, Sở Y tế Đà Nẵng ra thông báo khẩn
Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu những trường hợp tiếp xúc với nhân viên Ban Quản lý chợ Lầu Đèn dương tính với virus SARS-CoV-2, lập tức liên hệ với Trung tâm Y tế quận, huyện nơi sinh sống để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 22/8, Sở Y tế Đà Nẵng đã thông tin nhanh về trường hợp nhân viên Ban Quản lý chợ Lầu Đèn dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo đó, bệnh nhân L.T (SN 1960, trú K278/12B Trần Cao Vân, Phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) là nhân viên Ban quản lý chợ Lầu Đèn (số 305 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê), tổ trưởng tổ dân phố 55 phường Xuân Hà, quận Thanh Khê.
Nhân viên Ban Quản lý chợ Lầu Đèn (Đà Nẵng) dương tính với virus SARS-CoV-2.
Buổi sáng hàng ngày, bệnh nhân đi làm tại chợ Lầu Đèn, buổi chiều về nhà và làm các công việc của tổ trưởng tổ dân phố.
Sở Y tế TP.Đà Nẵng thông báo đến các tổ chức, cá nhân có tiếp xúc, nói chuyện, trao đổi với ông L.T tại chợ Lầu Đèn, hoặc tại các khu vực khác, từ ngày 17 - 21/8, lập tức liên hệ với Trung tâm Y tế quận, huyện nơi sinh sống để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, tối 21/8, Sở Y tế Đà Nẵng đã yêu cầu những trường hợp tiếp xúc với các tiểu thương chợ Tân Lập (phường Vĩnh Trung) và chợ Siêu Thị (phường Chính Gián) mắc Covid-19 lập tức lên hệ với Trung tâm Y tế quận, huyện nơi sinh sống để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android/Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
Hành trình của 4 ca nhiễm nCoV liên quan nhiều chợ ở Đà Nẵng Ba tiểu thương, một nhân viên quản lý chợ không liên quan các ca nhiễm nCoV trước đó song tiếp xúc với nhiều người mua bán. Tối 22/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng cho biết, nữ "bệnh nhân 1011", 38 tuổi, sống cùng gia đình phường Thạc Gián, quận Thanh Khê. Chị bán mắm dưa tại lô...