Đà Nẵng lên phương án khai thác nhà công sản, tạo nguồn thu
UBND thành phố Đà Nẵng vừa thống nhất phương án khai thác nhà công sản, công sở trên địa bàn thành phố.
Theo đó, đối với nhà ở mặt tiền đường phố bố trí cho cá nhân thuê, giao Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Quản lý nhà làm việc với Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố để đề xuất giá trị nhà, đất phù hợp, tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện mua và cải tạo, sửa chữa phù hợp kiến trúc cảnh quan đô thị, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
Trụ sở Sở Y tế TP Đà Nẵng
Đối với 25 nhà tập thể hư hỏng, xuống cấp, giao Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Quản lý nhà kiểm tra, thống kê số hộ tại các Khu tập thể xuống cấp còn lại, đề xuất phương án giải tỏa, di dời các hộ này trên nguyên tắc ưu tiên bố trí chung cư hoặc bán nhà ở xã hội, không bố trí đất tái định cư, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Đối với các doanh nghiệp đang ký hợp đồng thuê nhà, đất, Giao Công ty Quản lý nhà làm việc cụ thể với các đơn vị còn nợ tiền thuê nhà để thu tiền thuê nhà theo đúng quy định. Trường hợp các đơn vị chây ì, không nộp tiền thuê nhà thì báo cáo UBND thành phố phương án thu hồi, tổ chức bán đấu giá theo đúng quy định.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bi hài chuyện những người sống dưới đường nước thải toilet
Gần 20 năm nay, hàng trăm hộ dân sống ở khu tập thể E4 của Đại học Y (Hà Nội) hàng ngày phải sinh hoạt, đi lại ngay dưới những đường ống nước thải trực tiếp từ toilet. Người dân đi qua đây có thể bị "dính chưởng" nước thải, chất thải bất cứ lúc nào nếu không để ý.
Video đang HOT
Khu tập thể E4 của Đại học Y được xây dựng cách đây khoảng 40 năm để làm ký túc xá cho sinh viên sau đó được chia lại và phân cho các cán bộ trong trường. Hiện tại, khu tập thể này là nơi sinh sống của hơn 130 hộ dân.
"Những đường ống nước thải và cả nước sinh hoạt này đều do chúng tôi tự lắp đặt. Biết là xả thải trực tiếp như thế này là không tốt nhưng cũng không còn cách nào khác" - ông Minh, một người dân sống tại khu này, cho biết.
Theo những người dân sống ở đây, khoảng năm 1984, khi nhà E4 được phân chia, các hộ gia đình đã tự cơi nới, xây dựng thêm nhà bếp và nhà vệ sinh. "Xây nhà vệ sinh nhưng không có chỗ cho bể phốt nên chỉ có thể thải trực tiếp ra ngoài", bà Nhàn phân trần.
Phóng viên ghi nhận, tại khu tập thể E4 có đến vài chục đường ống dẫn nước thải trực tiếp ra cống ngầm (trước đây là mương nước). Nhiều ống nước thải đã cũ và rò rỉ ra bên ngoài, hoặc không cắm trực tiếp xuống cống mà lơ lửng trên đầu người, khiến nhiều người ngán ngẩm vì mùi hôi thối.
Gần 20 năm sống dưới đường ống nước thải, chuyện "bi hài" ở đây xảy ra như cơm bữa. "Nhiều người không biết nên rửa tay dưới đường ống nước thải, có khi dính cả... phân", bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết. "Còn chuyện vỡ đường ống, hay "nước thải, chất thải" tung tóe ở đường đi lại là chuyện như cơm bữa", bà Nghĩa nhăn mặt nói.
Ở khu tập thể E4, người ta đã quá quen với cảnh những đường ống chất thải của nhà này xiên qua cả nhà kia, nhiều người thấy ghê đành phải lấy xi-măng trát để che đi. "Có nhiều lần, đường ống của nhà này đi qua nhà kia bị vỡ, thế là lĩnh đủ", ông Minh cho hay.
Thời gian gần đây, dự án cống hóa sông Lừ đang được tiến hành, cống ngầm cũng đã được lắp đặt để xả thải. Tuy nhiên, khi hoàn thành thì dự án chỉ có thể giảm bớt ô nhiễm cho người dân nơi đây chứ chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề khi việc xây dựng và lắp đặt hệ thống nước thải không tuân theo bất kỳ quy định nào.
Một số hình ảnh người dân sống dưới đường ống nước thải:
Gần 20 năm nay, những người dân sống ở khu tập thể E4 của Đại học Y vẫn mặc nhiên xả nước thải trực tiếp ra ngoài. Có vài chục đường ống nối từ toilet xuống cống (trước đây là mương nước).
Hàng ngày, họ vẫn phải đi qua lại dưới những đường ống này, chịu đựng mùi hôi thối và đôi khi là cả nước thải, chất thải rơi vào người.
Những đường ống nước thải, đường ống nước sinh hoạt như mạng nhện. Người ta chỉ có thể phân biệt công năng sử dụng qua kích thước.
Đường ống nước thải men theo tường nhà.
Có khi xiên từ nhà này qua nhà khác và nếu vỡ đường ống thì sẽ có nhà "lĩnh đủ".
Những đường ống nước thải treo lơ lửng từ tầng 2, tầng 3...
Sau đó là vươn qua tầng 1 để xả xuống cống.
Nhiều đường ống quá cũ phải bao bọc như thế này để tránh nước thải, chất thải tung tóe ra đường.
"Kinh" hơn, nhiều nhà còn cho nước thải chảy trực tiếp từ trên cao xuống như thế này...
Hay xả từ tầng 3, qua mái tôn xuống các tầng dưới.
Theo Một thế giới
Trao giải cuộc thi phương án bảo tồn Hoàng thành Thăng Long Hôm qua, 24-6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố và trao giải cuộc thi Thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Phương án thiết kế đoạt giải Nhì của Studio Milou Singgapore...