Đà Nẵng lập bản đồ mật danh toạ độ tàu cá trước lệnh cấm của TQ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung Quốc vừa đơn phương ra lệnh cấm phi pháp cấm đánh bắt cá trên Biển Đông đã phần nào gây ra khó khăn cho ngư dân miền Trung. Tuy nhiên, không một ngư dân Việt hay một con tàu nào bỏ biển mà vẫn hiên ngang ngày đêm “đạp sóng” ra khơi.
Ép ngư dân Việt vào thế khó
Ngày 2.5 dù đang là ngày nghỉ bù của đợt nghỉ lễ 30.4, 1.5 nhưng Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp tàu thuyền ra vào.
Nhiều chủ tàu cá vừa cập cảng Thọ Quang (Đà Nẵng) sau chuyến biển xuyên dịp lễ trên biển Hoàng Sa cho biết, những ngày qua, xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, các tàu của trung Quốc sốt sắng di chuyển tuyên truyền đẩy đuổi các tàu cá Việt Nam.
“Việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông không còn gì xa lạ với chúng tôi. Tuy nhiên, như báo chí vừa thông tin thì năm nay lệnh cấm phi pháp này “ngoặm” từ vĩ tuyến 12 lên ranh giới biển giữa tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc), bao trùm lên cả vùng biển Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ của Việt Nam và đến tận bãi cạn Scarborough. Họ o ép ngư dân ta quá mức”, ngư dân Nguyễn Sương (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bức xúc.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm đánh bắt ở Hoàng Sa, lão ngư Trương Văn Trọng (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) nhận định: Trung Quốc ngày càng táo tợn hơn trước và ngư dân Việt Nam bị ép vào thế khó.
Trung Quốc thường xuyên o ép, xua đuổi, đâm va tàu cá Việt Nam trên biển Hoàng Sa. Ảnh: Đình Thiên
“Với lệnh cấm trải dài và lâu như thế này hầu như con đường ra ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung đã bị bịt kín. Dịp này lại đúng vào mùa khai thác chính của ngư dân với các loại cá nục, cá ngừ và các loại hải sản khác tập trung sinh trưởng xung quanh quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam)”, lão ngư Trương Văn Trọng lo lắng.
Video đang HOT
Còn ngư dân Lê Mến (Đà Nẵng), chủ công ty khai thác và kinh doanh hải sản Mến Hương (quận Hải Châu, Đà Nẵng), người làm chủ đội tàu đánh bắt và hậu cần gồm 12 chiếc cho hay, tàu đang đánh bắt trên biển vừa báo về các tàu Trung Quốc bắt đầu quấy phá ngư dân Việt Nam.
“Dịp lễ đang có 3 tàu của tôi đánh bắt ngoài đó. Anh em báo về tàu Trung Quốc quấy phá dữ rồi nên phải di chuyển ra xa khu vực quần đảo Hoàng Sa khoảng 40 hải lý để hành nghề. Phải cẩn thận tránh trường hợp xấu nhưng tất cả các tàu đều vững vàng đánh bắt không có ai bỏ ngư trường cả”, ông Mến khẳng định.
Sát cánh cùng nhau những ngày biển dữ
Không chỉ có các con tàu của Đà Nẵng vững vàng vươn khơi mà hàng trăm con tàu của các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định…đang có mặt ở Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) đều đang hối hả bán hải sản và tiếp nguyên nhiên liệu để chuẩn bị cho chuyến biển mới. Phần lớn chủ tàu đều đã biết thông tin Trung Quốc ra lệnh cấm phi pháp và bản thân họ đã có phương án bảo vệ tính mạng, tài sản của mình.
Ngư dân Phạm Hừng (quê quán Quảng Ngãi), chủ tàu ĐNa 90198 và cặp tàu QNg 8399 và QNg 8759 chia sẻ, năm nào Trung Quốc cấm biển Đông thì rõ ràng trong vùng biển Hoàng Sa sẽ dày đặc tàu cá và tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc.
“Ở Đà Nẵng tôi có 3 tàu, anh em của tôi ở Quảng Ngãi có 8 tàu. Trung Quốc lại cấm thì tôi sẽ yêu cầu các tàu của gia đình tôi tập trung ở Đà Nẵng và đồng loạt ra khơi. Ra đó, mỗi tàu cách nhau vài hải lý, có vấn đề gì cũng quay lại với nhau, xem thử họ làm được gì”, ông Hừng khẳng khái.
Ngư dân miền Trung đoàn kết ra khơi đánh bắt. Ảnh: Đình Thiên.
Trong khi đó, ngư dân Lê Văn Thiên (Đà Nẵng), chủ cặp tàu câu cá mú thường xuyên đánh bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa cho biết, anh đã nghe tin Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông nhưng tỏ ra không chút nao núng.
“Nghề câu cá mú của tôi ở Đà Nẵng này có ít rất tàu thuyền. Với lại cái nghề này thường đánh bắt quanh các rạn san hô của quần đảo Hoàng Sa. Rõ ràng là có nguy hiểm nhưng đây là khu vực biển của mình nên tôi vẫn cho tàu hoạt động bình thường. Thời gian này, 2 tàu sẽ đánh bắt sát nhau, nếu bị xua đuổi, quấy phá sẽ cùng nhau đối phó”, anh Thiên nói.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá TP. Đà Nẵng khẳng định, lệnh cấm của Trung Quốc là phi pháp nên ngư dân không phải làm theo. Tuy nhiên, Hội nghề cá khuyến cáo ngư dân không nên lại gần khu vực có nhiều tàu của Trung Quốc.
“Để cho an toàn, khi ra biển ngư dân nên đi theo đoàn, đi theo tổ đội để cùng đánh bắt và bảo vệ lẫn nhau khi có sự cố xảy ra”, ông Lĩnh nói.
Ông Lĩnh cũng cho biết, hiện riêng ngư dân Đà Nẵng đã thành lập 87 tô khai thac hai san vơi 567 tau (56.843 CV), hoat đông tai cac vung khơi và 4 nghiêp đoan nghê ca vơi 461 thanh viên.
Trung Quốc cấm biển phi pháp, cảng cá lớn nhất miền Trung vẫn tấp nập tàu thuyền ra vào. Ảnh: Đình Thiên
Về phía Chi đội Kiểm ngư 3 (thuộc Bộ NNPTNT đóng tại Đà Nẵng), cơ quan này cho biết, ngày thường các tàu Kiểm ngư của đơn vị luôn thường trực ở vùng biển Hoàng Sa để làm nhiệm vụ. Trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt trên Biển Đông, đơn vị đã yêu cầu trực 100% quân số và tăng cường tuần tra trên biển để bảo vệ ngư dân đang đánh bắt ở khu vực này.
Còn Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng thì cho biết, để đối phó với lệnh cấm phi pháp của Trung Quốc, Bộ chỉ huy Biên phòng TP. Đà Nẵng đã cho lập bản đồ mật danh tọa độ của các tàu cá đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa. Nếu lỡ xảy ra sự cố thì các tàu cá trên biển cũng như lực lượng Biên phòng sẽ xác định được ngay vị trí để kịp thời tiếp ứng.
Theo Danviet
Trung Quốc cấm biển: Sẽ tập trung nhiều tàu kiểm ngư bảo vệ ngư dân
Sáng 3.3 trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Duyên Hải - Phó Vụ trưởng vụ KHCN và hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết, Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tập trung nhiều tàu kiểm ngư vào khu vực cấm biển để bảo vệ và hỗ trợ ngư dân sản xuất đánh bắt hải sản.
"Đây là hành động phi lý của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam" - ông Vũ Duyên Hải khẳng định.
Ông Vũ Duyên Hải cho biết: "Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tập trung nhiều tàu kiểm ngư vào khu vực cấm biển để bảo vệ và hỗ trợ ngư dân sản xuất, đánh bắt hải sản".
Để đối phó với thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên vùng biển Việt Nam, tập trung nhiều tàu kiểm ngư và lực lượng hỗ trợ khác về phía vùng cấm để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân. Khuyến cáo ngư dân đánh bắt theo tổ, đội, thường xuyên liên lạc thông tin giữa các tàu thuyền, đồng thời giữ liên lạc với lực lượng kiểm ngư để được hỗ trợ.
Trước đó, Hội Nghề cá Việt Nam có công văn số 15 (1.3) gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương. Công văn của Hội Nghề cá Việt Nam nêu rõ: "Phía Trung Quốc đơn phương thông báo Quy chế cấm đánh bắt cá ở Biển Đông bắt đầu từ 12 giờ ngày 1.5 đến ngày 16.8. Theo đó, phạm vi cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc đến Vịnh Bắc Bộ, thuộc chủ quyền biển của Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động sai trái, ngang ngược, đơn phương của phía Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay Quy chế cấm đánh bắt cá ở Biển Đông nói trên".
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: "Chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan lên tiếng phản đối mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn ngay Quy chế cấm đánh bắt cá ở biển Đông của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ sự an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển Việt Nam. Đồng thời phải có biện pháp tích cực hỗ trợ bà con ngư dân bám biển đánh bắt hải sản để bà con yên tâm đánh bắt khai thác sản xuất, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo Tổ quốc".
Theo Danviet
"Ngư dân mưu sinh trên biển quê hương, không việc gì phải sợ" Lão ngư Phan Thuẫn - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết cứ vào mùa nắng là Trung Quốc lại cấm biển nhưng ngư dân Việt Nam nếu xác định là vùng biển của mình, đội tàu vẫn bình thản vươn khơi làm ăn và giữ liên lạc chặt chẽ với cơ quan chức năng. Không...