Đà Nẵng: Kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm từ nghề “săn” cây cảnh
Từ nghề “săn” cây cảnh, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh, làm cây công trình, mỗi năm trừ các khoản chi phí, vườn cây cảnh mang tên Sáu Khoa của anh Lê Văn Khoa (49 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) thu lãi khoảng 500 – 600 triệu đồng.
Cây Đa Lông được anh Khoa “săn” được và tạo thế từ cây nhỏ được trả trên 100 triệu đồng.
Anh Khoa cho biết, trước đây anh làm nghề nuôi tôm cùng với bố mẹ nhưng sau khi thành phố có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp, anh phải chuyển qua nghề lái xe tải. Tuy nhiên, nghề lái xe khá vất vả nhưng thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu, cuộc sống rất khó khăn.
Tình cờ, sau những lần chở cây, cẩu cây, trồng cây dịch vụ anh học “lỏm” được nghề kinh doanh cây cảnh nên đã quyết định chuyển qua nghề này.
Cuối năm 2008, anh mượn đất của dự án treo gần chợ Đầu mối Hòa Cường để kinh doanh cây cảnh. Ban đầu làm nghề này anh cũng gặp nhiều khó khăn. Lấy ngắn nuôi dài, anh dần dần tạo dựng vườn cây với diện tích ban đầu khoảng 5.000m2.
Từ diện tích ban đầu, cơ sở tại phường Hòa Cường Nam nay mô hình của anh đã nâng diện tích lên 10.000 m2 với 5 cơ sở.
Anh Khoa đang hướng dẫn nhân viên chăm sóc cây hoa giấy tại vườn
Hiện tại vườn cây cảnh của anh có trên 500 cây các loại trong đó có 2 loại chính là cây công trình và cây ăn quả. Những cây cảnh trong vườn chủ yếu bán cho các khu biệt thự, các resort. Trừ các khoản chi phí và trả tiền lương cho công nhân, mỗi năm anh thu lãi từ 500 -600 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo anh Khoa, ngoài sưu tầm cây cảnh cho các công trình xây dựng anh còn đi “săn” được những cây cảnh độc từ những vùng giải tỏa. Đó là những cây cảnh có dáng bonsai, đẹp mà không có sự tác động của con người, hoàn toàn tự nhiên.
Để có được những cây này, anh thường xuyên vào các huyện miền núi của Quảng Nam và Đà Nẵng để “săn” những cây cảnh độc của đồng bào dân tộc hay từ những vùng giải tỏa. Có những cây anh săn từ khi còn nhỏ về chăm sóc, nuôi dưỡng cây. Từ khi kinh doanh cây cảnh đến nay, anh đã săn và bán được khoảng 100 cây cảnh độc.
Cây nhãn bon sai đại có giá trị trên 60 triệu đồng tại vườn anh Khoa
Hiện với nghề cây cảnh, anh Khoa đang tạo việc làm cho 30 lao động với mức lương ổn định từ 7-8 triệu đồng/tháng và giúp đỡ nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện nay thường xuyên hỗ trợ 2triệu đồng/tháng cho 1 hộ nghèo của phường…
Ngoài tạo việc làm cho nhiều lao động, anh Khoa còn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện của chính quyền địa phương hoặc Hội Nông dân các cấp vận động với tinh thần trách nhiệm tham gia hưởng ứng tích cực.
Những cây ăn quả công trinh được anh Khoa “săn”, tìm mua từ những khu vực giải tỏa
Từ năm 2014 đến nay, anh nhận nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” qua các năm của phường, quận Hải Châu, Hội Nông dân thành phố Đẵng và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Năm 2017 anh vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ về thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
TP.HCM: Xác định 12 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề chủ lực
Phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực là định hướng của nền nông nghiệp đô thị TP.HCM. Mỗi huyện, mỗi xã vùng nông thôn phải đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền và sản xuất theo đúng chuẩn quy trình VietGAP.
UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM đến năm 2020.
Làng nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Ảnh: TL.
Theo đó, TP sẽ phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được xác định và lựa chọn bao gồm: rau, hoa cây cảnh, bò sữa, heo, tôm nước lợ, cá cảnh.
Phát triển 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống bao gồm: lang nghê đan đat Thai My, lang nghê banh trang Phu Hoa Đông, lang nghê manh truc Tân Thông Hôi (huyên Cu Chi), lang nghê đan gio trac Xuân Thơi Sơn (huyên Hoc Môn), lang nghê se nhang Lê Minh Xuân (huyên Binh Chanh), lang nghê muôi Ly Nhơn (huyên Cân Giơ).
Phát triển 3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành bao gồm: khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặc Củ Chi, tổ yến Cần Giờ; và phát triển 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ là sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ).
Xoài Long Hòa, sẽ là thương hiệu đặc trưng của huyện Cần Giờ. Ảnh: N.Vỹ
Theo định hướng, TP sẽ mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất VietGAP; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích hộ dân sản xuất tham gia liên kết doanh nghiệp, tham gia và trở thành thành viên của hợp tác xã nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đối với hợp tác xã; xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm...
Cá dứa Cần Giờ một sản phẩm được ưa chuộng tại TP.HCM. Ảnh: N.Vỹ
Ngoài ra, TP cũng sẽ thực hiện xã hội hóa xây dựng và đưa vào hoạt động 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng của địa phương (Củ Chi, Cần Giờ) gắn với các tuyến du lịch hiện có; có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn đặc trưng được lựa chọn tham gia chương trình.
Trước đó, Sở NN&PTNT thành phố cũng đã phê duyệt và ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 đã nêu rõ nhưng nội dung và định hướng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố.
Cây cảnh của làng hoa quận Thủ Đức, một trong những thương hiệu được chú trọng phát triển. Ảnh: N.Vỹ.
Đó là tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, mặc dù diện tích đất nông nghiệp hàng năm có giảm nhưng giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp vẫn tăng. Nếu như năm 2014 là 325 triệu đồng/ha/năm thì đến nay đạt gần 500 triệu đồng/ha/năm, và phấn đấu chỉ tiêu 800 triệu đồng/ha những năm tới.
"Đạt được điều này là nhờ việc ứng dụng công nghệ cao ngày càng mạnh và sâu" - Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019.
Theo Danviet
Cưỡi xe máy xịn đi "mót" cây cảnh...từ đống rác tối giao thừa Lái những chiếc xe tay ga và mô tô đắt tiền, nhiều người đã chờ khi tiểu thương đập bỏ chậu cảnh, chất rác rồi mới... "mót" đem về chơi Tết để không tốn tiền. Hình ảnh này không thiếu ở quanh chợ hoa Công viên Gia Định tối 30 Tết. 21h30 đêm 30 Tết, những chậu quất (tắc) cảnh này mới bị...