Đà Nẵng: Không xây nghĩa trang xa hoa
“Đà Nẵng kiên quyết không xây dựng công viên nghĩa trang để mọi trường hợp qua đời đều được an táng bình đẳng, không phân biệt đối xử. Đà Nẵng quyết không để người có thu nhập cao chơi trội, xây dựng mộ phần theo kiểu xa hoa, lãng phí”.
Đây là quạn điểm chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi đưa ra ý kiến chỉ đạo cho các cơ quan chức năng của TP kiên quyết từ chối các dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Đà Nẵng cho biết đã có 4 dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang đã được đệ trình lên cấp có thẩm quyền của UBND TP. Đà Nẵng xem xét phê duyệt. Nhưng với quan điểm trên thì 4 dự án trên sẽ bị từ chối.
Đà Nẵng kiên quyết từ chối đầu tư xây dựng những công viên nghĩa trang hoành tráng như các tỉnh để tạo sự bình đẳng cho người dân. (Ảnh minh họa Internet)
Ngoài việc từ chối 4 dự án xây dựng công viên nghĩa trang tại TP. Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh còn chỉ đạo UBND TP. Đà Nẵng kiên quyết xử lý những sai phạm trong việc đầu tư xây dựng nghĩa trang của Hội đồng hương Nam Định mà UBND TP. Đà Nẵng đã cấp đất.
Video đang HOT
UBND TP. Đà Nẵng hiện đang kiểm tra làm rõ những sai phạm và truy thu chi phí đền bù giải tỏa tại dự án Nghĩa trang Hội đồng hương Nam Định với số tiền 820 triệu đồng.
Đồng thời xử lý nghiêm những người có trách nhiệm của Hội đồng hương tỉnh Nam Định đã sử dụng đất nghĩa trang không đúng mục đích và không cho phép triển khai các phương án thiết kế kiến trúc nghĩa trang theo hướng khác biệt so với quy định chung của thành phố.
Theo 24h
Trưởng Ban tổ chức huyện Ủy có sổ đỏ "đẻ" ra đất
Với diện tích đất được cấp 250m2, sau khi chuyển nhượng 90m2 cho người khác và làm lại sổ đỏ nhiều lần thì diện tích đất của ông Phạm Văn Đào, Trưởng Ban tổ chức huyện Ủy Hương Sơn, Hà Tĩnh đã lên đến 371m2 đất. Chuyện tưởng đùa, nhưng có thật!
Năm 1994, ông Phạm Văn Đào, ở khối 1, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh, được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp một lô đất có diện tích 250m2, tại thửa đất 129, tờ bản đồ số 4, ở địa chỉ như trên.
Trong đó, 100m2 đất là loại đất ở, còn 150m2 đất thuộc diện đất vườn. Đến năm 2002, ông Đào đã chuyển nhượng cho ông Thái Văn Huấn 90m2 đất trong tổng số diện tích đất mà ông Đào đã được cấp vào năm 1994.
Tuy nhiên, điều oái ăm thay, không hiểu lý do gì mà đất của ông Đào sau khi đã chuyển nhượng 90m2 cho ông Huấn bỗng chốc tăng vọt lên thành 317,4m2.
Có nghĩa là đã tăng vọt lên 150m2 sau khi một phần diện tích đất đã được chuyển nhượng. Tại thời điểm trên, tức năm 2002, UBND huyện Hương Sơn đã tiến hành đo đạc lại đất đai của một số hộ dân trên địa bàn huyện và nghiễm nhiên ông Phạm Văn Đào đã được cán bộ phù phép cho việc hợp thức hóa diện tích đất của ông Đào lên thành 317m2.
Tới năm 2007, ông Đào đã có đơn kê khai và xin cấp lại sổ đỏ, thì diện tích đất của nhà ông Đào lại tăng lên được 53,6m2 đất, tức là từ 317m2 lên đến 371m2. Theo hồ sơ mà PV báo PL&XH có được, ngày 7-11-2007, kết quả thẩm tra của Phòng TN&MT huyện Hương Sơn có bút lục của ông Trần Bình Thân, phó Trưởng Phòng TN&MT đã đề nghị UBND huyện Hương Sơn cấp sổ đỏ cho ông Đào với diện tích đất qua quá trình thẩm định là đúng thực tế.
Chính vì vậy, ngày 10-12-2007, phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn đã bút phê cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đào một mảnh đất có chiều rộng 17,5m, chiều dài là 22,5m2. Xuất phát từ chuyện đất của ông Đào liên tục "đẻ" ra đất, nên phía người dân sở tại hết sức bức xúc và cho rằng có sự ưu ái vô nguyên tắc của một bộ phận cán bộ địa chính, tới Phòng TN&MT huyện Hương Sơn đã tiếp tay cho ông Đào hợp thức hóa nhiều diện tích đất công thành đất riêng một cách bất hợp pháp.
Cho tới năm 2012, khi việc mở rộng đường nội thị ở huyện Hương Sơn được triển khai, nhiều hộ dân tại đây thuộc diện phải giải tỏa, di dời đi nơi khác thì ông Đào lại nghiễm nhiên nhận được tiền đền bù đất từ Ban giải phóng mặt bằng huyện Hương Sơn.
Trao đổi với PV, ông Trần Quốc Pháp, phó Trưởng Ban QLDA huyện Hương Sơn cho hay, sở dĩ việc ông Đào được nhận tiền đền bù vì "diện tích trong bìa đỏ của ông này lớn hơn các hộ khác".
Trước những điều bất thường về chuyện đất đẻ ra đất đang tồn tại ở huyện Hương Sơn, người đang là chủ của diện tích đất trên là ông Phạm Văn Đào, hiện đương chức Trưởng Ban Tổ chức huyện Ủy Hương Sơn, Hà Tĩnh, PV báo PL&XH đã liên lạc nhiều lần qua số điện thoại 0912060488 của ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn. Nhưng, câu trả lời từ phía vị lãnh đạo này vẫn là những tín hiệu "ò, í e"! Sau nhiều cuộc gọi nhưng ông này vẫn không bốc máy.
Theo quan điểm của nhiều Luật sư nhận định về vụ việc cho thấy, chuyện đất đẻ ra đất đối với người dân thường là một điều cần phải xem xét lại các quy trình. Nhưng ở đây, người đang sở hữu và có liên quan đến chuyện đất đẻ ra đất lại đang là một ông Trưởng Ban tổ chức huyện Ủy thì thật là một điều không thể chấp nhận được!
Đó là sự gian dối trong quá trình kê khai, nếu truy xét thì cũng phải làm rõ những cá nhân có liên quan đã cấp đất cho ông Đào nhằm mục đích gì? Ở đây không có chuyện cấp nhầm, cấp lẫn.
Là cán bộ thì là phải làm đúng, phải gương mẫu, phải trung thực. Việc làm này cần phải quy rõ trách nhiệm, đồng thời đo đạc lại diện tích đất thực tế của ông Đào và truy thu số tiền mà ông này đã được nhận từ Ban QLDA huyện Hương Sơn khi mà diện tích đất thực tế của ông này không bị ảnh hưởng mà vẫn được nhận tiền thì là một điều hết sức vô lý.
Theo Dantri
Vứt tiền trong đám ma phạm luật mà không biết Cùng với Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, tiền đồng Việt Nam là một trong những biểu tượng của quốc gia. Vậy mà hiện tại rất nhiều đám ma, đám cưới, thậm chí chỉ là lúc những ông bố bà mẹ đưa con nhỏ đi dạo phố, tiền lẻ cũng được tung ra hàng nắm, để rồi gương mặt lãnh tụ, cảnh sắc...