Đà Nẵng: Không tiếp tay các Công ty Trung Quốc hoạt động du lịch trái phép
Sở Du lịch Đà Nẵng nhắc nhở, cảnh báo các đơn vị lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch, hướng dẫn viên không tiếp tay cho các cá nhân, công ty Trung Quốc cũng như đối tác nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế trái phép trên địa bàn TP
Chiều 30/6, Sở Du lịch Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan như Công an TP, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72), Cục Thuế, Sở Công thương, Sở LĐ-TB-XH, UBND các quận, huyện để chấn chỉnh và xử lý nghiêm tình trạng của các cá nhân, đơn vị hoạt động du lịch trái phép trên địa bàn.
Khách Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường, những năm gần đây, lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng tăng mạnh. Thống kê cho thấy, năm 2015, Trung Quốc dẫn đầu lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng với 304.044 lượt, chiếm tỉ trọng 24,01%. Sáu tháng năm 2016 ước tính có 211.079 lượt khách Trung Quốc đến Đà Nẵng, chiếm tỉ trọng 26,53%, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2015.
Hiện trên địa bàn Đà Nẵng có 19 Công ty lữ hành quốc tế và 07 Chi nhánh chuyên khai thác thị trường khách Trung Quốc. Đà Nẵng hiện có 2.238 hướng dẫn viên (HDV), trong đó có 360 HDV quốc tế tiếng Trung Quốc do TP cấp thẻ. Bên cạnh đó còn có khoảng 60 HDV từ các địa phương khác đến Đà Nẵng hoạt động.
“Với sự tăng trưởng nóng của thị trường khách Trung Quốc đã dẫn đến một số vấn đề như các đối tượng là tổ chức, cá nhân người Trung Quốc đến TP hoạt động không đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch của TP” – ông Trần Chí Cường nói.
Video đang HOT
Ông cho hay, để chấn chỉnh tình trạng này, Sở Du lịch Đà Nẵng đã có báo cáo UBND TP và phối hợp với Công an TP, Sở Công Thương, Cục thuế, UBND các quận huyện để xử lý. Trong đó, Sở Du lịch đã triển khai công tác thanh kiểm tra theo Kế hoạch 1055/KH-SVHTTDL ngày 11/12/2015 về việc kiểm tra, xử lý tình hình hoạt động lữ hành trái phép.
Đến nay đã xử phạt đối với 12 trường hợp người nước ngoài vi phạm về hoạt động HDV trái phép và 01 đơn vị lữ hành vi phạm về hoạt động du lịch trái phép, với tổng cộng 215 triệu đồng. Ngoài ra, Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đang xử lý vi phạm của 02 đơn vị hoạt động lữ hành về thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Sở đã có văn bản số 782/SVHTTDL-QLLH ngày 25/02 đề nghị UBND các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn tăng cường quản lý đơn vị kinh doanh du lịch và người nước ngoài cư trú làm việc trên địa bàn; có văn bản số 729/SVHTTDL-QLLH ngày 22/02/2016 gửi các đơn vị du lịch yêu cầu chấn chỉnh hành vi tiếp tay cho người nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế và phổ biến tại cuộc họp với các đơn vị lữ hành khu điểm ngày 19/5/2016. Đồng thời thường xuyên phối hợp với CLB HDV du lịch để cùng phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm.
Ông Trần Chí Cường cho hay, sau cuộc họp chiều 30/6 với các cơ quan hữu quan và chính quyền các địa phương để chấn chỉnh và xử lý nghiêm tình trạng của các cá nhân, đơn vị hoạt động du lịch trái phép, vào sáng mai 1/7, Sở Du lịch sẽ họp với các HDV du lịch tiếng Trung để bàn các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đối với đội ngũ này; và ngày 2/7 sẽ tiếp tục có cuộc họp chấn chỉnh tình trạng hoạt động của các đơn vị lữ hành khai thác khách Trung Quốc.
Ông Trần Chí Cường nhấn mạnh, trong thời gian đến, Sở Du lịch Đà Nẵng sẽ tăng cường triển khai thanh, kiểm tra các đơn vị, cá nhân người Trung Quốc nghi vấn hoạt động lữ hành, hướng dẫn trái phép trên địa bàn TP. Xử lý nghiêm các đơn vị lữ hành, khách sạn, HDV Việt Nam nếu bị phát hiện tiếp tay cho người nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế trái phép. Đồng thời tiếp tục theo dõi các trường hợp người nước ngoài hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép đã xử lý, nhắc nhở; nếu phát hiện tái phạm thì đề nghị với Cục quản lý xuất nhập cảnh tiến hành các biện pháp trục xuất, cấm nhập cảnh.
Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện để tăng cường quản lý các khách sạn, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; đồng thời đề nghị UBND các quận, huyện cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý hoạt động du lịch, vấn đề quản lý người nước ngoài cư trú tại địa phương.
“Cùng với đó, cúng tôi cũng sẽ tiếp tục nhắc nhở, cảnh báo các đơn vị lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch, HDV về việc không tiếp tay cho các cá nhân, công ty nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế trái phép tại Đà Nẵng; chủ động cung cấp thông tin với cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện dấu hiệu hoạt lữ hành quốc tế trái phép để xử lý theo quy định” – ông Trần Chí Cường cho hay.
Đồng thời, ông cũng đề nghị Hiệp hội du lịch, Hội lữ hành và CLB HDV du lịch tích cực vào cuộc để nâng cao nhận thức của các công ty lữ hành, khách sạn và HDV thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về hoạt động du lịch, phát hiện và không tiếp tay với đối tác Trung Quốc hoạt động chưa đúng quy định để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Theo Infonet
Công ty du lịch của gia đình cựu giám đốc Sở Văn hoá bị tước giấy phép
Vi phạm nhiều quy định quản lý Nhà nước về hoạt động lữ hành quốc tế, có biểu hiện lừa đảo do đó Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay (Khánh Hòa) vừa bị Tổng cục Du lịch thu hồi giấy phép hoạt động.
Cụ thể, ngày 21/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã ký ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với công ty Silent Bay, doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại Nha Trang (Khánh Hòa) vì có nhiều hành vi vi phạm pháp luật.
Trước đó, trong hai ngày 16 - 17/6, Tổng cục Du lịch đã thành lập đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty Silent Bay. Quá trình thanh tra, đoàn đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty.
Silent Bay vừa bị tước giấy phép vì để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến sử dụng người nước ngoài làm việc trái phép
Các sai phạm của Silent Bay là không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định pháp luật. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi thay đổi người đại diện của pháp luật không thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Silient Bay đã sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế...
Bên cạnh đó, Silent Bay đã không tuân thủ những quy định của pháp luật khi sử dụng người Trung Quốc làm việc tại công ty. Khi thay đổi trụ sở làm việc cũng không thông báo cho cơ quan chức năng quản lý nhà nước.
Đặc biệt, công ty lữ hành trên có dấu hiệu đòi tiền bảo kê của một công ty Trung Quốc để đưa du khách Trung Quốc sang Việt Nam.
Trước đó, theo đơn trình báo và hỗ trợ của một công ty lữ hành quốc tế của Trung Quốc gửi tới Bộ Công an, UBND tỉnh Khánh Hòa, công ty trên đã tố cáo Silent Bay đòi tiền bảo kê trong việc đưa du khách Trung Quốc đến Nha Trang.
Cụ thể năm 2016, công ty lữ hành Trung Quốc có kế hoạch đưa 300.000 khách đến Nha Trang, công ty này đã ký hợp đồng hợp tác để Silent Bay cung cấp đầy đủ các dịch vụ lữ hành quốc tế, đảm bảo các thủ tục tạm trú hợp pháp, an toàn ở Nha Trang với 500.000 USD/năm, đã trả trước 100.000 USD và phần còn lại trả tiếp mỗi tháng. Tuy nhiên, đại diện phía Silent Bay sau đó yêu cầu trả thêm 500.000 USD gọi là phí bảo kê.
Hiện, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn giao Công an tỉnh này khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin trên và yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Được biết, Silent Bay là công ty gia đình của ông Trương Đăng Tuyến - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, người đứng tên là bà Huỳnh Thị Minh Thanh (vợ ông Tuyến) và hiện điều hành công ty này do ông Trương Đăng Vũ Thụy (con ông Tuyến) đứng đầu.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Báo TQ: Việt Nam đang hút khách du lịch Trung Quốc Lý do khách Trung Quốc thích đến Việt Nam là vì có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di sản văn hóa phong phú và đồ hải sản ngon và hấp dẫn. Khách Trung Quốc mua bán tại khu vực biên giới giữa hai nước (Ảnh: China Daily) Khách sạn 5 sao Mường Thanh ở miền Trung Việt Nam là một trong những...