Đà Nẵng: Không thuê nổi phiên dịch để xử lý người nước ngoài vi phạm
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ không đáp ứng được người phiên dịch (tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc…). Mức phí cho việc thu phiên dịch hiện quá cao (500.000 đồng/giờ), trong khi Bộ Công an chỉ cho phép thanh toán 150.000 đồng/ngày.
Ngày 26/11, Văn phòng HĐND TP Đà Nẵng cho biết vừa nhận được báo cáo số 284/BC-UBND của Chủ tịch UBND TP về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018. Trong đó cho biết từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng của TP đã điều tra, khám phá 363/439 vụ vi phạm về trật tự xã hội (đạt tỷ lệ 82,7%), bắt xử lý 577 đối tượng. Các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, mang lại hiệu quả cao, tỉ lệ điều tra khám phá đạt 100% (55/55 vụ).
Người nước ngoài nhập cảnh, lưu trú tại Đà Nẵng ngày càng tăng. (Ảnh: HC)
Đáng chú ý, theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, hiện nay lượng người nước ngoài đến TP ngày một đông. Sơ bộ 9 tháng đầu năm 2018 có trên 2,2 triệu người nước ngoài nhập cảnh, lưu trú tại Đà Nẵng, tăng 90% so cùng kỳ năm 2017. Mục đích nhập cảnh chủ yếu là du lịch, trong đó khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 78,04%.
Tuy nhiên sự gia tăng đó cũng kéo theo những vi phạm của người nước ngoài trên lĩnh vực xuất nhập cảnh, an ninh trật tự… 9 tháng đầu năm 2018, Công an TP Đà Nẵng đã xử phạt 210 trường hợp người nước ngoài vi phạm quy định về xuất nhập cảnh, cư trú (tổng số tiền phạt trên 1,4 tỉ đồng).
Các trường hợp bị xử lý chủ yếu là tìm cách câu kết với người Việt Nam tổ chức điều hành du lịch, làm hướng dẫn viên du lịch trái phép (28 trường hợp, gồm 22 người Trung Quốc, 06 người Hàn Quốc); 119 trường hợp người nước ngoài đến cư trú lỳ, cư trú quá hạn tạm trú không chịu xuất cảnh; 14 trường hợp người nước ngoài thuê nhà dân rồi trang bị các thiết bị để đánh bạc qua mạng.
Video đang HOT
“Quá trình Cơ quan điều tra xử lý vi phạm của các đối tượng người nước ngoài cần phải có phiên dịch. Tuy nhiên Sở Ngoại vụ không đáp ứng được người phiên dịch (tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc…). Mức phí cho việc thuê phiên dịch hiện quá cao (500.000 đồng/giờ; 4 triệu đồng/ngày), trong khi Thông tư 03/2013/TT-BCA của Bộ Công an chỉ cho phép thanh toán 150.000 đồng/ngày nên Công an TP không thể đáp ứng được!” – Báo cáo 284/BC-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, thời gian qua số đối tượng cần giám định tâm thần tăng (do vừa giám định theo quy định tại Khoản 1, Điều 206 BLTTHS và Quy định số 901/2016 của UBND TP Đà Nẵng), tốn nhiều thời gian, kinh phí và lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ, phục vụ giám định.
Đối với mỗi trường hợp cần giám định pháp y tâm thần phải cần thời gian từ 30 đến 45 ngày, với số tiền từ 18 đến 20 triệu đồng, 04 đến 06 cán bộ chiến sĩ quản lý vì phải đưa từ Đà Nẵng ra giám định tại Trung tâm Giám định tâm thần Huế.
“Đề nghị HĐND TP nghiên cứu, chỉ đạo Liên ngành Tư pháp TP nghiên cứu, kiến nghị Bộ Y tế về việc thực hiện giám định pháp y tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng để giảm những khó khăn, bất cập nêu trên và đảm bảo kịp thời trong điều tra, xử lý tội phạm!” – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh trong báo cáo số 284/BC-UBND.
Theo infonet
'Người nước ngoài' bị loại khỏi đề án thu hút nhân tài của TP.HCM
Nửa tháng sau khi đề xuất tuyển dụng người nước ngoài vào vị trí thành phố cần, Sở Nội vụ cho là khó rà soát hồ sơ, ảnh hưởng tiến độ.
Trong tờ trình mới nhất (lần thứ 5) về đề án Chính sách thu hút người có tài năng đặt biệt đối với lĩnh vực TP.HCM có nhu cầu giai đoạn 2018-2022, Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất bỏ đối tượng thu hút là "người nước ngoài" - nhóm vừa được bổ sung trong dự thảo lần trước.
Động thái này được đưa ra do đây là giai đoạn thí điểm thực hiện các chính sách đặc thù cho TP.HCM (Nghị quyết 54), thành phố chưa có kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chính sách thu hút nhân tài, nếu tuyển dụng người nước ngoài sẽ phát sinh nhiều vấn đề khó khăn trong tiếp nhận và rà soát hồ sơ, ảnh hưởng tiến độ công việc.
Theo Sở Nội vụ, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thật sự cần thiết và khi điều kiện thực tế cho phép sẽ đề xuất thu hút đối tượng là người nước ngoài.
Sở Nội vụ cũng đề xuất bỏ nhóm đối tượng "đã có sẵn sản phẩm trí tuệ, công trình nghiên cứu được thành phố lựa chọn để sử dụng khai thác phù hợp với định hướng và yêu cầu của danh mục đặt hàng".
Lý do là những công trình nghiên cứu dạng này khi chuyển giao công nghệ phải đấu thầu có kiểm tra, giám sát, không áp dụng hình thức mua chỉ định. Trong khi thời gian thực hiện các thủ tục quy trình thường kéo dài - ảnh hưởng đến tinh thần của người sở hữu sản phẩm trí tuệ, tác động bất lợi đến chính sách thu hút.
Dự kiến, đề án này sẽ được trình tại kỳ họp HĐND thành phố đầu tháng 12 để kịp triển khai thực hiện trong năm 2019.
Chính sách hỗ trợ nhân tài sẽ thế nào
Theo Sở Nội vụ, người có tài năng đặc biệt là có đủ sức khỏe thể chất và tinh thần phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp; có phẩm chất đạo đức và khát vọng cống hiến; có tri thức và năng lực đặc biệt xuất sắc trong một hoặc một số ngành, lĩnh vực; có khả năng lao động sáng tạo rất cao.
Họ đã đạt nhiều thành tích hoặc khả năng hoàn thành công việc, nhiệm vụ cụ thể với mức độ tốt vượt trội mà rất ít người có thể thực hiện được; có uy tín cao được giới chuyên môn và cộng đồng công nhận.
Trước đó, khi bổ sung nhóm đối tượng "người nước ngoài" vào đề án, Sở Nội vụ cho rằng sẽ giúp thành phố mở rộng đội ngũ nhân tài; đặc biệt là lực lượng trí thức chuyên gia người Việt ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt có nguyện vọng được cống hiến cho quê hương.
Với nhóm tài năng đặc biệt còn lại, các chính sách đãi ngộ như: hỗ trợ ban đầu 50 triệu đồng, tiền thưởng lên tới một tỷ đồng... vẫn giữ nguyên như những lần dự thảo trước. Riêng mức hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng được điều chỉnh tăng từ 20 đến 50 triệu đồng.
Thời gian qua TP.HCM và một số tỉnh thành đã có nhiều chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài nhưng kết quả không được như kỳ vọng. Các chuyên gia cho rằng chính sách của thành phố giống như "trên trải thảm mà dưới trải đinh" vì còn quá nhiều điều kiện, thủ tục gây khó khăn.
Cũng liên quan đến việc hút nhân tài, mới đây 40 nhân tài thuộc Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng (Đề án 922) đã xin thôi việc, chấp nhận đền bù tiền tỷ.
Theo Thiên Ngôn (VnExpress)
Đà Nẵng thiếu nước trên diện rộng: Xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo xem xét trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch. Chiều tối 13/11, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa ký công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ...