Đà Nẵng khẳng định vùng biển đảm bảo an toàn
Sau khi xuất hiện tình trạng cá chết dạt vào bờ, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu nước biển xét nghiệm. Chiều nay Đà Nẵng công bố kết quả: Các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước.
Chiều 28/4, ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – chủ trì buổi họp với các cơ quan, đơn vị về công tác du lịch biển năm 2016. Tại cuộc họp, ông Đặng Quang Vinh, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin của người dân về tình hình cá chết dọc biển Đà Nẵng, ngày 27, 28/4, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra thực tế và lẫy mẫu nước biển khu vực bãi biển trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, tại các vị trí cách bờ biển khoảng 100m gồm: tại bãi tắm Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Non Nước, Bãi Rạng, cầu cảng Tiên Sa, cửa sông Phú Lộc, cửa sông Cu Đê.
Kết quả, so với giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển vùng biển ven bờ “Vùng bãi tắm biển, thể thao giới nước” của QCVN 10-MT:2015/BTNMT thì các thông số như: pH, DO (lượng oxy hòa tan trong nước), TSS (tổng chất rắn lơ lửng), NH4 N (Amoni), Cr6 (Crom 6), Pb (Chì), Hg (Thủy ngân), CN- (Xyanua) cho thấy, các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước.
Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu nước tại vùng biển có cá chết ở Đà Nẵng không có gì bất thường.
Kết quả phân tích mẫu nước biển vào ngày 27/4 so với kết quả phân tích lượng nước biển ngày 17/4 và trong năm 2015 cho thấy không có sự biến động bất thường nào.
Trung tâm Kỹ thuật môi trường đã kiểm tra, thực tế trên bờ biển, đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt như các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ.
Video đang HOT
Sở Tài Nguyên và Môi trường cũng đã giao cho Trung tâm Kỹ thuật môi trường tiếp tục lấy mẫu phân tích chất lượng nước biển và lập kế hoạch quan trắc sinh học chất lượng nước biển trong thời gian 30 ngày tiếp theo để nắm tình hình, công bố 2 ngày 1 lần trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Kỹ thuật môi trường kể từ ngày 28/4.
Bà Phạm Thị Chín, Chi cục Trưởng Chi cục Biển và Hải đảo cho biết, qua làm việc với các thành viên Câu lạc bộ cộng đồng phát triển bền vững vùng bờ tại phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu) và phường Thọ Quang (Sơn Trà), xác nhận không thấy xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt trên vùng biển Liên Chiểu và bán đảo Sơn Trà.
Ông Nguyễn Trần Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật môi trường cho biết, bên cạnh phương pháp hóa học, từ ngày 28/4 sẽ bắt đầu thực hiện quan trắc sinh học đối với chất lượng nước biển của Đà Nẵng. Theo đó, sẽ lấy mẫu nước ở vùng vịnh và vùng ngoài khơi biển Đà Nẵng để thả nuôi cá và công bố kết quả hàng ngày trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm Kỹ thuật môi trường bắt đầu từ ngày 29/4.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Xác định nguyên nhân vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Huế
Theo tường trình của nữ sinh Nguyễn Thị T.N (học sinh lớp 10B4) với lãnh đạo trường THPT Bùi Thị Xuân (TP Huế), nguyên nhân em bị đánh hội đồng có thể là mâu thuẫn cá nhân trước đó.
Theo đó, khi đang ngồi ăn bánh canh tại một quán ăn, N vô tình làm đổ nước trúng chân bạn gái khác trường ở cạnh bàn dẫn đến cãi nhau.
Đến 9h30 sáng 18/2, khi vừa kết thúc tiết học, N đi bộ ra trước cổng trường để về nhà. Một nhóm nữ sinh bất ngờ tiến đến, vây quanh vừa mắng chửi và đấm, đá tới tấp khiến N ngã xuống đất. Sự việc chỉ dừng lại khi một người dân cạnh đó hô hoán lên khiến nhóm nữ sinh tham gia đánh bạn bỏ chạy.
Ngày 19/2, cô Phạm Thị Ngọc Tâm, Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) đã có cuộc làm việc với một số PV, cho biết đã làm việc với cơ quan công an để làm rõ việc nữ sinh của trường bị đánh hội đồng ngay trước cổng trường.
Nữ sinh bị đánh hội đồng ngay trước cổng trường (Ảnh: Lê Công Doanh)
Trần tình về câu nói của mình trước đó khi cho rằng "nữ sinh không đánh nhau sẽ không năng động" gây xôn xao dư luận, cô Tâm thừa nhận: Mình đã không đúng khi có quan điểm "nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì không bao giờ các em năng động được...".
Cô giải thích thêm, câu nói trên của mình chỉ là sự phân tích tâm lý học sinh để hiểu về học sinh trong dư luận xã hội bây giờ. Mục đích câu nói nhằm muốn làm nhẹ vụ việc nữ sinh N bị đánh hội đồng.
Về việc một số học sinh chứng kiến vụ em N bị đánh cho biết trong nhóm người tham gia đánh nữ sinh này có 2 nữ sinh khối 12 của Trường THPT Bùi Thị Xuân, cô Tâm cho biết, nhà trường đã mời 2 em này đến làm việc.
Tại buổi làm việc này, hai nữ sinh và cả em N đều không xác nhận 2 bạn học sinh khối 12 trên đánh mình.
Theo cô Tâm, sự việc đang được nhà trường bàn giao cho công an phường Thuận Hòa (TP Huế) điều tra.
Như Dân trí đưa tin trước đó, vào sáng 18/2, sau tiết học thứ 3, tại cổng Trường THPT Bùi Thị Xuân, một nữ sinh của trường vừa mới ra cổng đã bị nhóm khoảng 4-5 nữ sinh vây đánh vào mặt, túm tóc, đạp ngã xuống trước cổng trường. Tuy nhiên có nhiều học sinh đứng xung quanh nhưng không ai can.
Một người dân gần đó đã xông vào can bằng cách giả vờ hô "công an đây, buông ra" thì đám nữ sinh đánh bạn đó mới bỏ chạy.
"Điều đáng buồn là và cũng phải nhắc lại là sự vô cảm trong học sinh. Qua đây, xin ngành giáo dục và gia đình quan tâm các em hơn nữa sau sự cố tai tiếng cho Huế từ vụ đánh nhau ở Trường THCS Trần Phú - Huế cuối năm ngoái" - ông Doanh cho ý kiến.
Ban giám hiệu trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết, do sự việc xảy ra ngoài cổng trường nên không biết và không can kịp. Nữ sinh bị đánh là em N.T.T.N, học sinh lớp 10B4. Còn nhóm nữ sinh đánh em N. thuộc một trường cấp 3 khác tại Huế.
Mỹ Hà
Theo Dantri
Khách nữ tố tài xế Uber đưa SĐT lên web khiêu dâm Mới đây, một khách hàng nữ đã tố tài xế Uber đã tung số điện thoại của chị lên trang web khiêu dâm với nội dung khiếm nhã. Câu chuyện được chị M.Q chia sẻ trên trang cá nhân của mình như sau: "Mình đi Uber đã lâu nhưng hôm nay bị sốc trước hành động của tài xế. Đoạn đường từ Quan...