Đà Nẵng huy động toàn dân dọn dẹp thành phố
Đã 4 ngày sau khi bão số 11 đi qua nhưng ngày 18/10, nhiều tuyến đường trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn ngổn ngang rác thải, cây xanh gãy đổ… Dù các lực lượng đã khẩn trương dọn dẹp cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không xuể.
Ngay sau khi bão tan, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các ban ngành, lực lượng vũ trang, các đoàn thể và địa phương huy động lực lượng nhanh chóng ra quân khắc phục hậu quả của cơn bão.
Lực lượng Đoàn viên Thanh niên tình nguyện dọn cát ở Công viên Biển Đông
Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn nhiều khu vực chưa khắc phục xong hậu quả của cơn bão, đặc biệt là tình trạng rác thải, cây xanh ngã, đổ với khối lượng rất lớn trên các tuyến đường, các khu dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
Để đảm bảo cho Đà Nẵng gọn gàng, xanh sạch đẹp trở lại, chiều ngày 18/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – ông Văn Hữu Chiến đã ký văn bản huy động các Sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, các hội đoàn thể, các lực lượng vũ trang, các cơ quan Trung ương và doanh nghiệp đóng trên địa bàn… phối hợp cùng với nhân dân huy động toàn bộ nhân lực và phương tiện hiện có, khẩn trương ra quân thực hiện tổng vệ sinh tại các khu vực dân cư, đường phố, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các bãi biển, đặc biệt là các bãi tắm du lịch, tập trung xử lý dứt điểm trong hai ngày cuối tuần 19-20/10.
Xe máy đào và xe tải của một doanh nghiệp tình nguyện vào cuộc dọn dẹp TP Đà Nẵng sau bão
Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Đà Nẵng tập trung tất cả nhân lực và phương tiện phối hợp vối các lực lượng có liên quan xử lí, dọn dẹp cây ngã đổ, giải phóng giao thông; xử lý rác tồn đọng trên các tuyến đường của thành phố. Dọn sạch cát ở tuyến đường Trường Sa – Hoàng Sa, Công viên Biển Đông…
Video đang HOT
Công ty Công viên cây xanh huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan, khẩn trương dựng lại, chằng chống và chăm sóc các cây xanh đã bị ngã đổ.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở GD-ĐT phối hợp với UBND các quận, huyện, các ngành có liên quan tập trung lực lượng sửa chữa các trường học hư hỏng, tốc mái… Chủ tịch UBND các quân, huyện chỉ đạo UBND các phường, xã huy động lực lượng giúp nhân dân khẩn trương sửa chữa nhà cửa bị hư hại do bão để sớm ổn định cuộc sống.
Cùng chung tay với lực lượng dọn dẹp sau bão còn có hàng trăm bạn trẻ là thành viên các câu lạc bộ như Go Green, Áo Xanh, Hành Trình Xanh, Sống Để Yêu thương, cùng rất nhiều tình nguyện viên tự do…
Một tình nguyện viên tên Thiên An chia sẻ: “Ngày đầu tiên sau khi bão đổ bộ vào thành phố, bọn em thấy thiệt hại nặng nề nhất là cây xanh, có vẻ gần như toàn bộ cây xanh trong thành phố đều bị gãy đổ. Liên lạc với Công ty Cây xanh, Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng, thì được biết ở khu vực Công viên 29/3 còn rất nhiều cây gãy đổ nhưng lực lượng chức năng chưa kịp dọn, nên các câu lạc bộ, đội nhóm trẻ trong thành phố đã kêu gọi liên kết nhau cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường ở đây”.
(Ảnh: Khánh Hiền)
Theo quan sát của PV Dân trí trong chiều 18/10, nhiều tuyến đường trung tâm Đà Nẵng như Bạch Đằng, Trần Phú, Lê Duẩn… đã được dọn dẹp sạch sẽ, trả lại vẻ đẹp vốn có của con đường.
Tuy nhiên, các tuyến đường ở quận ven vẫn còn ngổn ngang rác thải, cành lá cây… Tuy các lực lượng chức năng lẫn tình nguyện khẩn trương dọn dẹp nhưng với lượng quá lớn rác thải, công việc dọn dẹp còn lắm gian nan.
Theo Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Đà Nẵng, những ngày qua, đơn vị đã huy động thêm hàng ngàn người và thuê thêm nhân công bên ngoài; đồng thời huy động thêm thiết bị máy móc, thiết bị của các tỉnh lân cận không bị bão cùng vào cuộc dọn dẹp.
Công Bính – Khánh Hiền
Theo Dantri
Lời khai người đưa tiền tỷ 'lót tay' Dương Chí Dũng
10 tỷ tiền "lại quả" cho Dương Chí Dũng trong một phi vụ làm ăn, Sơn đưa làm 2 lần, tại khách sạn Victory, TP.HCM và nhà riêng.
Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt 1,6 triệu USD, Dương Chí Dũng cùng đồng bọn đã bàn nhau để mua "khối sắt vụn" với giá đắt như vàng sau đó chia chác nhau theo tỉ lệ thỏa thuận.
Theo tài liệu điều tra, cơ quan chức năng chỉ rõ, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc biết rõ ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản bị hư hỏng nặng, bị Đăng kiểm Nga dừng phân cấp không cho hoạt động từ năm 2006. Chủ sở hữu ụ nổi 83M là Công ty Nakhodka, chào bán dưới 5 triệu USD nhưng Dũng và Phúc vẫn chỉ đạo cho Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và Mai Văn Khang (thành viên đoàn giám sát) phải hợp thức thủ tục để mua bằng được ụ nổi 83M qua Công ty AP.
"Khối sắt vụn" 83M.
Sau đó, Dũng ký quyết định phê duyệt, trong đó chấp thuận giá mua ụ là 9 triệu USD để Mai Văn Phúc đại diện ký hợp đồng.
Ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Công ty AP khai nhận rằng, trong việc bán ụ nổi 83M, ông chỉ là người môi giới, làm thủ tục giúp Công ty Nakhodka bán cho Vinalines. Khi đến Việt Nam, ông Goh trực tiếp đàm phán, giao dịch với Ban quản lý dự án. Trong thời gian này, ông Goh có gặp riêng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tại trụ sở Vinalines.
Ông Goh thừa nhận, trước khi Vinalines ký hợp đồng với Công ty AP, giữa AP và Công ty Global Success đã ký bản thỏa thuận quy định việc sử dụng 6 triệu USD tiền bán ụ nhận từ Vinalines như sau: Chuyển tiền mặt chi ông A.prikhodko 1,134 triệu USD, chuyển 1,666 triệu USD cho một bên thứ ba do ông A.Prikhodko chỉ định. Số tiền 3 triệu USD còn lại được trả cho Công ty Nakhodka 2,3 triệu, Công ty AP được hưởng 700.000 USD.
Theo bản thỏa thuận và yêu cầu của ông A.Prikhodko, ông Goh đã chuyển 1,666 triệu USD vào tài khoản Công ty Phú Hà, TP Hải Phòng qua ngân hàng UQB chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Ông Goh không biết Công ty Phú Hà và cũng không biết Công ty Phú Hà thực hiện công việc gì liên quan đến việc mua bán ụ nổi 83M.
Liên quan đến sự xuất hiện của "Công ty lạ" bị can Trần Hải Sơn - người vận chuyển số tiền tham ô đã khai nhận rằng, khoảng đầu tháng 3/2008, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua bán ụ nổi 83M với Công ty AP, ông Goh đã gặp Sơn tại trụ sở Vinalines và nói rằng "Ông chuẩn bị tiếp nhận khoản tiền lại quả, tôi đã thống nhất với ông Dũng và Phúc rồi, các ông ấy nói rằng giao cho ông số tiền lại quả là 1,666 triệu USD.
Sau đó, Sơn đến phòng làm việc của Dương Chí Dũng thông báo lại và được Dũng chỉ đạo: "Chia theo tỷ lệ 10 tỷ cho anh, 10 tỷ cho anh Phúc, còn lại cho em".
Sau khi nghe chỉ đạo của Dương Chí Dũng, Sơn hiểu trong việc mua bán ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng đã có thỏa thuận "ngầm" để Công ty AP bán được ụ nổi 83M đã hư hỏng cho Vinalines với giá cao và ông Goh phải chuyển lại số tiền lại quả là 1,666 triệu USD cho Dương Chí Dũng.
Trong quá trình chuyển số tiền tham ô, ông Goh yêu cẩu Sơn cung cấp một địa chỉ công ty và tài khoản Công ty này tại Ngân hàng UOB chi nhánh TPHCM để Công ty AP chuyển tiền. Lúc này, Sơn đã nhờ bà Trần Thị Hải Hà cho mượn tài khoản Công ty Phú Hà mở tại ngân hàng UOB để nhận tiền.
Sau khi nhận được tiền vào ngày 18/6/2008, Sơn đưa Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng, cho Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng nhằm trả công, đưa Trần Hữu Chiều 500 triệu, số còn lại Sơn sử dụng cá nhân.
Khi đưa tiền cho Dương Chí Dũng, Sơn đưa làm 2 lần, mỗi lần 5 tỷ đồng, lần thứ nhất Sơn gặp Dương Chí Dũng tại khách sạn Victory, TP.HCM và gọi điện bảo rằng "Em gặp bác để chuyển ít quà" rồi Sơn đưa vali đựng tiền cho Dương Chí Dũng.
Số tiền 5 tỷ đồng còn lại được Sơn chuyển đến nhà riêng của vợ Dương Chí Dũng ở Hải Phòng khoảng 3 tuần sau đó.
Theo Tri thức
Nhận 10 tỉ đồng chia chác tham ô, Dương Chí Dũng nói: Cảm ơn! 2 lần nhận 10 tỉ đồng "chia chác" tiền tham ô từ vụ mua ụ nổi No. 83M, mỗi lần 5 tỉ đồng đựng trong chiếc va ly có tay kéo, Dương Chí Dũng đều nói ngắn ngọn với người đưa tiền: "Cảm ơn em!". 2 lần nhận 10 tỉ đồng chia chác tiền tham ô, Dương Chí Dũng đều nói với người...