Đà Nẵng hủy bỏ và thu hồi hàng loạt dự án “treo”
Ngày 26/9, ông Trần Thọ – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và ông Văn Hữu Chiến – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tiếp tục chủ trì cuộc rà soát tổng thể tất cả dự án quy hoạch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các dự án quy hoạch “treo”.
Theo đó số dự án rà soát trong đợt này là 152 dự án, trong đó Sở Xây dựng đề nghị hủy hoặc thu hồi 32 dự án, điều chỉnh 50 dự án và rà soát tiến độ 70 dự án.
Quang cảnh cuộc rà soát sáng 25/9
Tại hội nghị, hầu hết các dự án Sở Xây dựng đề nghị hủy hoặc thu hồi đều được lãnh đạo thành phố đồng ý, một số dự án còn lại cần phải kiểm tra lại rồi mới đưa ra quyết định.
Các dự án được lãnh đạo thành phố đồng ý hủy hoặc thu hồi là: Trung tâm thương mại chợ Cồn và khu vực lân cận; khu dân cư Tân Hải Doanh mở rộng; vệt 50m đường CMT8 (phường Hòa Thọ Đông Khuê Trung); khu tái định cư Khánh Sơn 1 mở rộng; mở rộng xí nghiệp dây và cáp điện Tân Cường Thành; đồ án KDC phía Nam đường Nguyễn Văn Thoại, làng nghề nước mắm (Hòa Liên), khu dân cư số 1 Bắc Ga.
Ông Trần Thọ đề nghị có văn bản của UBND thành phố công khai những dự án đã hủy, điều chỉnh, giãn cho người dân được biết
Video đang HOT
Kết thúc cuộc ra soát, ông Trần Thọ đề nghị phải có văn bản của UBND thành phố công bố những dự án đã hủy bỏ, điều chỉnh và giãn tiến độ gửi cho từng quận (huyện), phường (xã) và yêu cầu phổ biến đến tổ dân phố để người dân không còn thắc mắc, phân vân gì nữa. Sở Tài Nguyên – Môi trường giúp UBND thành phố ban hành văn bản pháp quy của UBND thành phố thông báo cho những người dân trong vùng dự án được hưởng đầy đủ quyền lợi của những chủ sử dụng miếng đất, có nghĩa là người ta được tách thửa, thừa kế, chuyển nhượng, sửa chữa… Hai việc này phải tiến hành đồng thời, song song nhau không được so le. Thời gian ban hành chậm nhất là ngày 15/10.
Ông Trần Thọ cũng đề nghị các chủ tịch UBND quận và các ngành đặc biệt là Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, Viện quy hoạch hết sức chú ý trong việc quản lý quy hoạch. Cái nào mình đã hủy rồi thì phải có biên bản, cái nào mình giữ lại và triển khai trong thời gian đến thì hỏi cho chắc chắn, không được để người ta làm lộn xộn, phá vỡ quy hoạch. Đồng thời đề ngị Văn phòng UBND thành phố theo dõi tiến độ thực hiện các dự án mà chủ đầu tư đã có văn bản cam kết, nếu đơn vị nào làm tốt độ thì hoan nghênh, đơn vị nào không thực hiện thì trình văn bản cho UBND thành phố ra văn bản thu hồi.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Người kế nhiệm ông Bá Thanh: Không hòa cả làng
Theo ông Trần Thọ, Phó Bí thư phụ trách Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, sau 1 năm nữa, HĐND thành phố sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với 2 nội dung "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" để xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với những người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp.
Trong số báo 196 ra ngày 15/7, khi trao đổi với Tiền Phong trong mục Trò chuyện đầu tuần, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, cần chương trình hành động hậu lấy phiếu tín nhiệm.
Cùng vấn đề đó, ông Trần Thọ, Phó Bí thư phụ trách Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng phát biểu: Sau đúng 1 năm nữa, HĐND thành phố sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với 2 nội dung "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" để xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với những người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp.
Trả lời phỏng vấn Tiền Phong về việc này, ông Trần Thọ nói: "Nghị quyết 35 của Quốc hội nêu rất rõ, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu (ĐB) HĐND đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức. Người có trên 2/3 tổng số ĐB đánh giá tín nhiệm thấp hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số ĐB đánh giá tín nhiệm thấp thì thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
Cụ thể, HĐND bỏ phiếu kín, trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu với 2 mức độ: tín nhiệm và không tín nhiệm. Có thể thấy, Đà Nẵng làm đúng theo quy trình của Quốc hội.
Như vậy Đà Nẵng sẽ không có chuyện lấy phiếu xong rồi hòa cả làng?
Tôi nói cho rõ như thế này, đợt lấy phiếu lần này là để người ta theo dõi anh (những người được lấy phiếu - PV). Anh nào có phiếu tín nhiệm thấp phải tự nhìn lại, tự cảnh tỉnh mình để từ đó phấn đấu, rèn luyện.
Sau một thời gian, nếu anh vẫn có phiếu tín nhiệm thấp kéo dài, anh nào có tới 2/3 phiếu tín nhiệm thấp thì lúc đó HĐND sẽ tổ chức bỏ phiếu, lúc đó chỉ còn tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm. Nếu số phiếu bất tín nhiệm quá bán thì HĐND sẽ xem xét quyết định việc miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.
Tôi cho rằng, đây là cách làm hay để đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã có thư gửi các tỉnh, thành, đôn đốc việc lấy phiếu tín nhiệm. Lúc nào thì lấy phiếu tín nhiệm, trường hợp nào thì bỏ phiếu, phải cân nhắc kỹ.
Ông Trần Thọ. Ảnh: Nam Cường
Vừa rồi Đà Nẵng có Chánh văn phòng và 2 Phó Chủ tịch UBND có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, ông đánh giá thế nào?
Tôi thấy chuyện này cũng bình thường thôi. Cái suy nghĩ cán bộ khối chính quyền thường nhận phiếu tín nhiệm thấp nhiều hơn cán bộ khối HĐND theo tôi là chưa đúng.
Đơn cử như anh Chiến đấy (ông Văn Hữu Chiến - Chủ tịch UBND), không có phiếu tín nhiệm thấp nào. Hay như anh Thơ (Huỳnh Đức Thơ - GĐ Sở KH&ĐT), làm bên cấp vốn, xây dựng cơ bản..., rồi anh Ngữ (Đặng Công Ngữ - GĐ Sở Nội vụ) làm khối nội vụ, liên quan đến con người đều chỉ có một phiếu tín nhiệm thấp.
Đà Nẵng đã làm rất công tâm, khách quan và trung thực, kết quả phản ánh điều đó. Trong bối cảnh này, kết quả đó cũng là sự động viên, khích lệ tinh thần đối với anh em. Tuy nhiên, như tôi nói, dù chỉ một phiếu thấp thôi cũng phải tự xem lại mình.
Ông chưa đủ thời gian công tác (mới nhận chức Chủ tịch HĐND ngày 1/4/2013) để được lấy phiếu tín nhiệm. Nhưng nếu nằm trong danh sách lấy phiếu, ông có tự tin?
Tôi không tự đánh giá về mình, cái đó đã có tổ chức, tập thể, có HĐND và cả cấp trên, nhưng tôi dám tự tin khẳng định, tôi đã, đang và sẽ làm hết sức mình vì người dân, vì HĐND Đà Nẵng. Tôi cũng rất tự tin là sẽ đóng góp được tốt hơn nữa, nhiều hơn nữa so với hiện tại. Đánh giá thế nào để cho nhân dân họ tự quyết, lần lấy phiếu tới sẽ chứng minh điều đó.
Cảm ơn ông!
Theo ông Trần Thọ, ngay sau khi được lấy phiếu tín nhiệm, những người được lấy phiếu, đặc biệt đối với các trường hợp phiếu tín nhiệm thấp cần phải có ngay bản báo cáo, có kế hoạch, chương trình khắc phục điểm yếu của mình. Phải tự nhìn nhận khuyết điểm ở đâu, do khách quan hay chủ quan để từ đó mà khắc phục. Ông Thọ cho hay, Thành ủy đã có chỉ thị về vấn đề này và sắp tới sẽ làm quyết liệt.
"Lấy phiếu tín nhiệm không phải để hô hào suông, anh thấp cũng như anh cao để rồi hòa cả làng. Anh tín nhiệm cao không được tự mãn, bằng lòng còn anh thấp cần cố gắng cải thiện năng lực và phẩm chất lối sống. Ngoài chỉ thị của thành ủy, lãnh đạo thành phố cũng sẽ có những quyết định chỉ đạo cụ thể hơn về vấn đề này" - ông Thọ nói.
Theo Khampha
Tục ngủ cùng nhưng cấm ân ái ở Tây Nguyên Cộng đồng người Raglai có tục ngủ thảo. Đây là tục ngủ chỉ để đơn thuần là tìm hiểu lẫn nhau, chứ không được phép có quan hệ thân xác. Tập tục có tự bao giờ? Người Raglai có quan niệm cho rằng: "Điều quan trọng không kém là trong khi ngủ thảo nếu không có hành động gì quá giới hạn, tức...