Đà Nẵng: Hòa Châu tập trung phát triển thương mại dịch vụ, tạo đột phá tiến lên đô thị
Thời gian qua, vượt qua những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng vẫn đạt được nhiều kết quả đáng mừng, kinh tế ngày càng khởi sắc, đời sống người dân cải thiện rõ nét, đặc biệt là diện mạo đô thị đang dần hiện hữu.
Xây dựng hạ tầng đô thị hiện đại
Hòa Châu là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông của huyện Hoà Vang, cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 10km, với diện tích tự nhiên hơn 9km2, các hướng giáp với xã Hòa Phước, quận Cẩm Lệ và xã Điện Hòa (tỉnh Quảng Nam). Có quốc lộ 1A chạy ngang qua địa phận, tuyến đường Phạm Hùng, Nguyễn Hồng Ánh, ĐT605, tạo cho xã Hòa Châu nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội, nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Giao thông thuận lợi tạo “đòn bẩy” cho Hòa Châu phát triển thương mại dịch vụ. Ảnh: Trần Hậu.
Ông Lê Đức Hùng – Chủ tịch UBND xã Hòa Châu cho biết, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân và tình hình phát triển kinh tế của xã nhà. Nhưng nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hòa Châu luôn chung sức đồng lòng để xây dựng và phát triển theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, giàu mạnh.
Thực hiện chủ đề năm 2021 của UBND huyện Hoà Vang là “Quy hoạch, khôi phục phát triển kinh tế”, xã Hòa Châu tiếp tục huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đồng thời kết hợp công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng, hiến đất, đóng góp ngày công, vật tư….
Ông Lê Đức Hùng – Chủ tịch UBND xã Hòa Châu. Ảnh: Trần Hậu.
Trong năm qua, nhà văn hóa xã Hòa Châu được triển khai xây dựng với kinh phí 11 tỷ đồng, xây mới trạm y tế xã, trường Tiểu học Lê Kim Lăng. Thực hiện bê tông hóa thêm 819m các tuyến đường ngõ, xóm; đề nghị huyện đầu tư và tiếp tục thi công đợt 2 là 663m. Thi công 2 tuyến kênh mương tưới, tiêu tại xứ đồng thôn Tây An với chiều dài 265m; khơi thông nạo vét gần 2km tuyến mương.
Nâng cấp sửa chữa các tuyến đường điện chiếu sáng kiệt hẻm, điểm chứa rác tập trung, khu thể thao thôn bị xuống cấp. Duy trì ra quân ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp, thực hiện mô hình “Thôn không rác”, “Thôn, xã thân thiện môi trường”.
Video đang HOT
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được Hòa Châu chú trọng để nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H.
Song hành với việc khai thác lợi thế dọc tuyến QL1A, xã Hòa Châu đầu tư nâng cấp chợ Hòa Châu nhằm tiếp tục thu hút các tiểu thương vào kinh doanh, phát triển đa dạng các hoạt động thương mại tại địa phương. Nâng cấp, mở rộng chợ Phong Nam hoạt động theo hình thức phục vụ du lịch làng quê.
Năm 2020, xã Hòa Châu vinh dự được UBND TP.Đà Nẵng công nhận là xã đạt chuẩn NTM nâng cao và được xếp hạng đô thị loại V. Xác định tầm nhìn chiến lược là trở thành đô thị văn minh, hiện đại, Hòa Châu đẩy mạnh công tác quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng, thay đổi diện mạo mới cho nông thôn.
Phát triển kinh tế
Ông Lê Đức Hùng – Chủ tịch UBND xã Hòa Châu cho hay, Hoà Châu đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh tế mũi nhọn là thương mại dịch vụ, nâng cao quy mô chất lượng, hiệu quả các ngành kinh tế. Đến nay, nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ mà kinh tế Hòa Châu ngày càng khởi sắc, thu nhập người dân được nâng cao.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện đã tạo nên diện mạo mới cho Hòa Châu hôm nay. Ảnh: Trần Hậu.
Vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trong năm 2021, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã ước đạt 1.412,1 tỷ đồng. Trong đó, giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 908,5 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 444,6 tỷ đồng và nông nghiệp đạt 59 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, song song với công tác phòng, chống dịch, UBND xã Hòa Châu luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Hỗ trợ vay vốn, khuyến khích nhân rộng các mô hình kinh tế hộ gia đình hiệu quả.
Bánh khô mè Quang Châu, bánh tráng… là những sản phẩm đặc trưng của địa phương đang xây dựng để hướng đến sản phẩm OCOP. Ảnh: Trần Hậu.
Hiện nay, xã Hòa Châu duy trì hoạt động 3 siêu thị và phát triển thêm 1 siêu thị Vinmart tại ngã 3 đường ĐT605. Bên cạnh đó, các cấp ban ngành luôn quan tâm, hỗ trợ động viên nhân dân tiếp tục duy trì sản xuất làng nghề bánh khô mè Quang Châu, làm bánh tráng. Phấn đấu xây dựng ít nhất 1 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.
Ông Hùng cho biết thêm, xã Hòa Châu khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp phát triển, mở rộng các ngành có giá trị gia tăng cao như: cơ khí, sửa chữa ô tô, sản xuất đồ gỗ, may mặc…. Đến nay, trên địa bàn xã có 105 hộ sản xuất cơ bản, giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 100 lao động địa phương.
Hòa Châu tiếp tục được đầu tư cơ sở hạ tầng tại vùng hoa Dương Sơn để hướng đến trở thành điểm du lịch trải nghiệm làng quê. Ảnh: Trần Hậu.
Nỗ lực trong công cuộc khôi phục kinh tế, xã Hòa Châu chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp, hình thành vùng sản xuất chuyên canh như: vùng trồng hoa Dương Sơn, sản xuất lúa hữu cơ, sản xuất rau, củ, quả an toàn.
Đặc biệt, vùng hoa Dương Sơn sẽ tiếp tục được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hướng đến trở thành điểm du lịch trải nghiệm làng quê.
Đắk Mil đang dần hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Huyện Đăk Mil (tỉnh Đăk Nông) đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp...
Hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025). Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là đợt dịch bùng phát lần thứ tư (từ cuối tháng 4/2021 đến nay) đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đăk Mil.
Trước tình hình đó, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội, qua đó đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 50.144ha, đạt gần 100% kế hoạch. Đặc biệt, huyện đã được UBND tỉnh công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao xã Thuận An với quy mô 335ha.
Trong năm, huyện cũng đã đề nghị công nhận 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đưa 3 sản phẩm OCOP tham gia sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Khảo sát kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Mil. Ảnh: H.L
Năm 2021 huyện Đăk Mil có 10/11 nhóm chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch đề ra (chiếm 91%), 1/11 chỉ tiêu đạt xấp xỉ kế hoạch (chiếm 9%). Tỷ lệ cứng hoá đường huyện đạt 73%, tỷ lệ cứng hóa đường xã đạt 80%. Toàn huyện có 99% số hộ gia đình được sử dụng điện; 96,5% dân cư đô thị và 80% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Ở lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh theo quy mô trang trại. Toàn huyện có 26 trang trại chăn nuôi với khoảng 495.300 con, đạt 114,86% kế hoạch và tăng 25,34% so với năm 2020.
Trong năm 2021, các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ vẫn có sự tăng trưởng khá và ổn định...
Theo UBND huyện Đăk Mil, một trong những điểm sáng của huyện trong năm 2021 là thu ngân sách vượt dự toán được giao. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng... nhưng UBND huyện đã chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp, chú trọng rà soát nguồn thu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Kết quả, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 170,1 tỷ đồng, đạt 104,55% dự toán tỉnh giao.
Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM
Lãnh đạo UBND huyện Đăk Mil cho biết, nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, huyện đã đề ra những giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Theo đó, xác định nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế, huyện sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, nhất là những tập đoàn, tổng công ty có thế mạnh và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng, tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và ưu tiên các ngành công nghiệp có lợi thế của huyện. Đó là công nghiệp chế biến cà phê, hồ tiêu, cao su, trái cây, nông sản các loại, thức ăn gia súc...
Trong lĩnh vực thương mại -dịch vụ - du lịch, huyện tập trung hỗ trợ, quảng bá du lịch, sản phẩm nông nghiệp. Theo đó sẽ đẩy mạnh quảng bá tour du lịch nằm trong hệ thống Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; khuyến khích xã hội hóa thành lập các điểm dừng chân trên Quốc lộ 14 trong hệ thống của Công viên địa chất toàn cầu. Qua đó giới thiệu các sản phẩm nông sản chất lượng cao, mô hình sản xuất nông nghiệp, các món ăn đặc trưng, thắng cảnh... đến với du khách.
Cả thành phố dồn sức xây dựng nông thôn mới TP.HCM đang bước những bước cuối cùng để hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Để làm điều này, cả thành phố đã dồn sức cho khu vực nông thôn. Chung sức xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới, TP.HCM có 5 huyện tham gia thực hiện gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và...