Đà Nẵng đủ năng lực xét nghiệm COVID-19
Ngày 25/2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) công bố danh sách 30 phòng xét nghiệm trên cả nước có thể xét nghiệm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19); trong đó có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng.
Theo Cục Y tế dự phòng, xét nghiệm là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh, nắm rõ điều quan trọng này, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã chỉ đạo, phối hợp các đơn vị liên quan liên tục củng cố tăng cường năng lực cho hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm.
CDC Đà Nẵng khẳng định đã đủ năng lực tự xét nghiệm dịch bệnh COVID-19 (Ảnh do CDC Đà Nẵng cung cấp)
Trong tình huống COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ngay từ thời gian đầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo kịp thời các Viện vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur, các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát, chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, sinh phẩm hóa chất để có thể triển khai xét nghiệm kịp thời.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các Bộ, ban, ngành liên quan như Bộ NN-PTNT, Bộ Quốc phòng để sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Theo Cục Y tế dự phòng, đến ngày 25/2 đã có khoảng 30 phòng xét nghiệm trên cả nước có thể xét nghiệm COVID-19 trong thời gian tới.
Trong đó, về các Viện có Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng Trung ương.
Các Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai. Các bệnh viện gồm Bệnh nhiệt đới TƯ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhi TƯ; Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Huế. Và một số đơn vị khác như Viện Thú Y; Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội; Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Trung tâm chẩn đoán Thú Y trung ương, 6 Chi cục thú Y vùng.
Video đang HOT
Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc CDC Đà Nẵng cho hay, trước đó Bộ Y tế đã gửi công văn đến các địa phương đề nghị rà soát lại năng lực xét nghiệm của mình để có phương án chủ động, kịp thời trong phòng, chống COVID-19. Trên cơ sở đó, CDC Đà Nẵng đã hoàn tất các thủ tục để được tự xét nghiệm dịch bệnh COVID-19.
Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, cơ sở vật chất, nhân lực của CDC Đà Nẵng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm COVID-19. Trong đó, phòng xét nghiệm được thẩm định công bố an toàn sinh học vào năm 2019. Riêng phòng xét nghiệm sinh học phân tử được bố trí độc lập có 3 khu vực riêng biệt, gồm phòng pha dung dịch phản ứng, phòng tách chiết ARN, phòng đặt máy PCR.
Ngoài ra, đơn vị này có 12 thiết bị chuyên ngành liên quan, từng thực hiện xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm về các bệnh truyền nhiễm lâu nay, đồng thời đội ngũ nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm có thể đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời CDC Đà Nẵng cũng đã cử cán bộ, nhân viên y tế đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhiệm vụ này.
Theo quy trình hiện nay, sau khi CDC Đà Nẵng lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nghi mắc COVID-19 thì phải gửi vào Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Do khoảng cách địa lý, số lượng mẫu ngày càng nhiều lại phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình của Viện Pasteur Nha Trang nên thường phải sau 48- 72 giờ mới có kết quả, thậm chí nhiều khi lâu hơn.
Do vậy, việc Cục Y tế dự phòng vừa công bố CDC Đà Nẵng nằm trong danh sách 30 phòng xét nghiệm trên cả nước có thể tự xét nghiệm COVID-19, theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, sẽ giúp Đà Nẵng chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống dịch.
Tuy nhiên ông cũng nêu rõ: “Hiện CDC Đà Nẵng đã đủ năng lực xét nghiệm nhưng còn chờ Viện Pasteur Nha Trang ra thẩm định; nếu đạt yêu cầu thì CDC Đà Nẵng mới gửi công văn cho Bộ Y tế. Sau khi được Bộ Y tế công nhận thì kết quả xét nghiệm COVID-19 của CDC Đà Nẵng mới có giá trị”.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch COVID-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì sáng 25/2, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng đã nói về vấn đề xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn TP nhằm chủ động, kịp thời ứng phó với diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Người đứng đầu ngành y tế Đà Nẵng cho hay, hiện nay năng lực của phòng xét nghiệm tại CDC Đà Nẵng có thể xét nghiệm được COVID-19 và cũng đã làm được với gần 20 mẫu cho kết quả trùng với mẫu xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, nhưng phải đợi ý kiến của Viện Pasteur Nha Trang công nhận.
“Chúng tôi đề nghị Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ kịp thời cho CDC Đà Nẵng có thể triển khai xét nghiệm COVID-19. Đà Nẵng mong muốn triển khai và được công nhận kết quả xét nghiệm CPVID-19 để chủ động ứng phó kịp thời với dịch bệnh thay vì phải chuyển mẫu bệnh phẩm vào Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm như lâu nay” – Bà Ngô Thị Kim Yến nói.
Theo infonet
Đã có kết quả xét nghiệm của du khách Trung Quốc nghi nhiễm viêm phổi lạ ở Đà Nẵng
Chiều 15/1, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, đã có kết quả xét nghiệm đối với du khách người Trung Quốc có dấu hiệu sốt nhập cảnh vào Đà Nẵng, tuy nhiên, cần chờ kết quả chỉ tiêu cuối cùng mới có thể kết luận.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nơi phát hiện du khách sốt bất thường, nghi viêm phổi lạ có xuất xứ từ Trung Quốc
Theo Sở Y tế Đà Nẵng, ngày 14/1, qua máy kiểm tra thân nhiệt đặt tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, ngành y tế đã phát hiện 2 trường hợp du khách có triệu chứng sốt nhập cảnh qua cửa khẩu và đã có báo cáo cũng như ứng phó kịp thời.
Cụ thể 2 du khách này gồm: Wang Hao Yu (SN 2016, quốc tịch Trung Quốc, thường trú tại Vũ Hán), nhập cảnh vào Đà Nẵng lúc 02h30 sáng ngày 14/1 trên chuyến bay VJ8375.
Du khách được phát hiện có triệu chứng sốt qua máy đo thân nhiệt đặt tại sân bay. Kết quả đo thân nhiệt 2 lần cách nhau 10 phút là 38,4 độ C và 36,7 độ C.
Vì vậy, du khách này được chuyển ra phòng cách ly y tế tại sân bay quốc tế Đà Nẵng để tiếp tục theo dõi. Qua theo dõi y tế và được Trung tâm kiểm soát bệnh tật giám sát, điều tra thông tin bệnh nhân thì tình hình sức khỏe bệnh nhân bình thường, nên cho giám sát y tế tại nơi tạm trú, đồng thời khoanh vùng hoạt động.
Trường hợp thứ hai là du khách mang tên Xiong Tianzuo (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc, thường trú tại Vũ Hán). Du khách này cũng nhập cảnh vào Đà Nẵng vào lúc 2h30 sáng 14/1 trên chuyến bay VJ8375 và cũng được phát hiện có triệu chứng sốt, kèm mệt mỏi với 2 lần đo thân nhiệt là 38,4 độ C và 37,9 độ C.
Cũng như du khách trước đó, du khách Xiong Tianzuo được chuyển đến phòng cách ly y tế tại sân bay quốc tế Đà Nẵng để cách ly và giám sát tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, quá trình giám sát cho thấy, tình trạng bệnh nhân bị nghi mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nên được báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch sân bay quốc tế Đà Nẵng và chuyển cách ly y tế bệnh nhân đến Bệnh viện Đà Nẵng. Đồng thời, các lực lượng ngay lập lức xử lý môi trường tại khu vực cửa khẩu, phương tiện vận chuyển bệnh nhân và phòng cách ly y tế, nhằm tránh phát tán mầm bệnh.
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được nhập viện khẩn cấp và được giám sát y tế thường xuyên. Các chỉ số y tế theo dõi có kết quả bình thường, huyết áp 130/80mmHg, mạch 80 lần/phút, thân nhiệt 38 độ C, da niêm mạc hồng nhạt,... Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Khoa Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) với chẩn đoán sốt chưa rõ nguyên nhân, theo dõi cúm.
Đến 9h cùng ngày, bệnh nhân được điều tra thông tin và lấy bệnh phẩm, gửi khẩn cấp vào Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm trước sự chứng kiến của cán bộ y tế Bệnh viện, Sở Ngoại vụ và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng.
"Ngay khi nghi vấn, Sở Y tế TP đã có báo cáo đến Bộ Y tế, đồng thời, thực hiện các bước lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm ngay trong ngày 14/1. Mẫu bệnh phẩm đã đến Viện Pasteur Nha Trang vào 6h sáng ngày 15/1. Hiện một số chỉ số bệnh đã có kết quả và cho chỉ số bình thường. Riêng còn một chỉ tiêu chuyên ngành nữa sáng mai mới có nên chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Y tế và công bố rộng rãi để người dân yên tâm" - bác sĩ Ngô Thị Kim Yến'- Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng - cho biết thêm.
Cũng theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, ngoài 2 du khách nói trên còn có 10 hành khách đi cùng chuyến bay và ngồi gần 2 bệnh nhân có dấu hiệu sốt được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng theo dõi tình hình sức khỏe và giám sát y tế.
VietTimes sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc...
Theo viettimes
Tôm hùm bị bơm tạp chất thạch rau câu: ăn vào hại cơ thể như nào? Mới đây, lực lượng chức năng phát hiện tôm hùm tại một cửa hàng ở Đà Nẵng bị nhiễm tạp chất Agar, còn gọi là thạch rau câu. Người tiêu dùng nếu ăn phải những sản phẩm này có thể mắc các bệnh về tiêu hóa, hại gan và thận. Ngày 22/10, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an TP Đà Nẵng) cho...