Đà Nẵng động viên cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu dành suất cho lứa trẻ
Đây là một trong những nội dung trong Đề án 6575/QĐ-TU về xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ do Bí thư Thành ủy TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vừa ký duyệt.
Điều đặc biệt trong quyết định này là lần đầu tiên trên cả nước có một địa phương có đề án riêng, mạnh dạn đào tạo nâng đỡ, tiến cử cán bộ trẻ dưới 35 tuổi lên nắm các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Trong đề án, các Thành ủy viên, thủ trưởng sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể; bí thư quận ủy, huyện ủy, chủ tịch UBNDcác quận, huyện và tương đương được quyền tiến cử các cán bộ trẻ của cơ quan, đơn vị mình hoặc trên địa bàn thành phố.
Đề án xây dựng cán bộ trẻ thể hiện quyết tâm đưa Đà Nẵng thành phố năng động, thông minh, chuyên nghiệp (ảnh Đình Thiên).
Những cán bộ trẻ dưới 35 tuổi có trình độ Đại học, lý luận chính trị Trung cấp và có quá trình công tác tư 5 năm trơ lên khi được tiến cử sẽ được đao tao, bôi dương định hương phat triên. Đồng thời, sẽ được giao nhiệm vụ thử thách phù hợp để tích lũy kinh nghiệm trước khi quy hoach vào cac chưc danh lanh đao, quan ly phu hơp.
Video đang HOT
Để có quyết định đột phá này, qua thống kê của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cho thấy, hiện tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp uỷ của TP.Đà Nẵng vẫn đang dưới 10%. Tại đại hội cac đảng bộ trực thuộc Thành ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020, có 544 cấp ủy viên thì chỉ có 38 cá nhân dưới 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 6,99%. Trong 165 ủy viên ban thường vụ chỉ có 5 cá nhân dưới 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 3,00%…
Qua thống kê, Ban Thường vụ Thành ủy TP.Đà Nẵng nhận thấy cơ cấu cán bộ trẻ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thấp. Trong 413 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý hiện nay thì chỉ có 34 người dưới 40 tuổi…
Để thực hiện được đề án này, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xác định sẽ phải vượt qua nhiều rào cản, cần có các giải pháp thiết thực. Trong đó, việc cần thiết nhất là phải có vị trí cho cán bộ trẻ thử thách, rèn luyện. Để giải quyết vấn đề này, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng sẽ ban hành các chế độ chính sách để động viên cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu trước tuổi nhường vị trí lại cho cán bộ trẻ.
Ngoài ra, sẽ có phương án, kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ giữa các cấp, các ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí, giao việc, thử thách cán bộ tham gia Đề án.Nghiên cứu tăng thêm chưc danh phó bí thư ơ cac quận uỷ, huyện uỷ, đang uy trưc thuôc Thanh uy, chưc danh pho giam đôc (va tương đương) ơ cac sơ, ban, nganh, Măt trân, đoan thê chinh tri – xa hôi và những nơi có điều kiện.
Theo Danviet
Đà Nẵng quyết làm hầm chui 4.700 tỷ đồng qua sông Hàn
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã họp lần cuối cùng và đi đến quyết định chọn phương án làm hầm chui qua sông Hàn với kinh phí 4.700 tỷ đồng.
Sáng 29/12, tại Hội nghị tổng kết của Hội Khuyến học Việt Nam, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí - cho biết, tại cuộc họp chiều 28/12, Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định chọn xây dựng hầm chui qua sông Hàn.
"Cái này có ý kiến đồng ý cũng có, ý kiến không đồng ý cũng có. Nếu một sự việc mà không ai quan tâm, không ý kiến gì mới là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ", ông Trí chia sẻ.
Đà Nẵng quyết làm hầm chui 4.700 tỷ qua sông Hàn
Theo ông Trí, việc xây hầm chui qua sông Hàn phù hợp với tương lai phát triển của Đà Nẵng, phù hợp về quy mô phát triển dân số trên địa bàn.
"Mọi người cũng quan tâm, xây hầm như thế, vốn lớn quá. Thực ra, Đà Nẵng cũng có một nguồn từ ngân sách, một phần từ quỹ đất, một phần xã hội hóa", ông Trí nói.
Ông Lê Văn Trung - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng - cũng cho biết, lãnh đạo thành phố đã chọn phương án xây hầm đi thẳng, nối từ nút giao Đống Đa - Như Nguyệt (quận Hải Châu) qua nút Vân Đồn (vòng xoay, quận Sơn Trà) với tổng kinh phí 4.700 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và quỹ đất thành phố. Dự kiến, năm 2018 sẽ khởi công và phải giải tỏa 210 hộ dân.
Trước đó, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã quyết định chọn phương án làm hầm qua sông Hàn. Tuy nhiên, chủ trương này nhận được nhiều ý trái chiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, Đà Nẵng nên cân nhắc xây hầm qua sông Hàn vì phải chi ra một số tiền lớn, chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm rất lớn trong khi khu vực dân cư từ phía quận Hải Châu sang quận Sơn Trà không thực sự lớn.
Tại buổi họp báo cuối năm, trả lời báo chí về việc đã có nhiều dư luận xã hội cho rằng Đà Nẵng nên cân nhắc chủ trương xây hầm qua sông Hàn.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh chia sẻ: "Nói chúng tôi vội vã là chưa chính xác. Còn về thẩm quyền, chúng tôi có quyền quyết định. Chúng tôi không ngồi trên dư luận, bỏ qua dư luận nhưng chúng tôi có quyền đưa ra quyết định. Chúng tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Mọi người hãy xem công trình có ảnh hưởng lợi ích người dân, có ảnh hưởng môi trường không,... xem chúng tôi có vì lợi ích chung hay không? Tôi và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) không có lợi ích riêng khi xây dựng công trình này".
Ông Huỳnh Đức Thơ chia sẻ thêm, chủ trương xây cầu hay hầm qua sông Hàn là tầm nhìn dài hạn. Với đà tăng dân số, khách du lịch và các phương tiện giao thông hiện nay thì không biết 10 năm nữa Đà Nẵng phải đối phó sao với bài toán giao thông? Nên phải tính từ bây giờ.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: "Tôi và anh Thơ không có lợi ích riêng khi xây hầm qua sông Hàn" "Chúng tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Mọi người hãy xem công trình có ảnh hưởng lợi ích người dân, có ảnh hưởng môi trường không,... Xem chúng tôi có vì lợi ích chung hay không? Tôi và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) không có lợi ích riêng khi xây dựng công...