Đà Nẵng đồng loạt bán cá sạch tại 50 chợ trên địa bàn TP
Sáng 3/5, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng ghé thăm 2/50 điểm trong ngày đầu bán cá sạch tại các chợ lớn trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Sau 1 ngày tạm hoãn, sáng 3/5, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đà Nẵng chính thức tiến hành việc bán cá sạch tại 49 chợ lớn, 1 điểm bán tại trung tâm chợ cá trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Chia sẻ với PV Người Đưa tin tại chợ An Hải Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) trong sáng nay, ông Nguyễn Phú Ban (Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng cho biết): “Hiện tại, Sở đã hoàn tất khâu kiểm tra chất lượng cá và tiến hành việc bán cá sạch tại các chợ vào sáng 3/5.
Đây là ngày đầu tiên tiến hành bán cá với số lượng khoảng 4 tấn cho tất cả 50 điểm bán tại các chợ trong danh sách đăng ký tại 7 quận, huyện”.
PCT UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng (thứ hai, từ trái qua phải) ghé thăm điểm bán cá sạch tại chợ An Hải Đông vào 6h sáng nay
“Các điểm ngoài việc có biển báo bán cá sạch do Sở NN&PTNT cung cấp, người bán còn có bảng hiệu có ghi tên, số điện thoại lẫn giấy chứng nhận cá sạch do chúng tôi cung cấp. Sau khi ngày đầu mở bán kết thúc, chúng tôi sẽ đúc rút kinh nghiệm và mở rộng thêm các địa điểm bán cá sạch cho các tiểu thương khác. Tất nhiên, người bán phải minh bạch, cụ thể trong việc đăng ký, khai báo nguồn gốc cá với ban quản lý các chợ”, ông Ban cho biết thêm.
Cũng trong sáng nay, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cũng ghé thăm, kiểm tra hai địa điểm bán cá tại chợ An Hải Đông (đường Nguyễn Duy Hiệu, quận Sơn Trà) và chợ Nguyễn Tri Phương (đường Lương Như Hộc, quận Hải Châu). Có mặt tại điểm bán cá sạch do chị Đặng Thị Thảo – Đặng Thị Nhung (chợ An Hải Đông), đồng chí Đặng Việt Dũng hỏi thăm về việc kinh doanh, buôn bán của gia đình, sau khi người dân lo lắng không mua cá trong những ngày vừa qua.
Có 50 điểm bán cá sạch trong ngày đầu tiên Đà Nẵng tổ chức bán hàng trực tiếp cho người dân an tâm mua cá
Vừa trao chú cá còn tươi rói cho Phó chủ tịch Đặng Việt Dũng, chị Đặng Thị Nhưng kể chuyện: “Báo cáo đồng chí Phó chủ tịch TP, mấy hôm rồi, cá bán không được, hai chị em tôi ở nhà nghỉ bán. Bao năm buôn cá trong chợ, nay cũng lo lắng khi thấy người dân quay lưng với cá biển, thủy sản, chúng tôi cũng lo lắng lắm. Nay lãnh đạo TP trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, còn mua mở hàng thế này quả thật rất mừng”.
Video đang HOT
Chị Đặng Thị Thảo cũng cho biết hai chị em lên tận chợ cá Thọ Quang để mua cá tươi mới đánh bắt từ biển về. Lứa cá ngừ còn tươi rói, bắt mắt khoảng 38,5 kg đã được Ban quản lý chợ cá cung cấp ngay để chị Thảo, chị Nhung sớm cung cấp cho người dân. Đại diện Ban quản lý chợ An Hải Đông cũng cho biết chị Thảo, chị Nhung có thể lựa chọn thêm các loại cá khác để bán trong ngày tiếp theo và vận động các hộ bán cá khác cùng đăng ký làm điểm bán cá sạch cho Sở NN&PTNT.
Giấy chứng nhận cá sạch do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đà Nẵng kiểm chứng
Chia sẻ bên lề chuyến ghé thăm của lãnh đạo TP với trong ngày đầu mở bán cá sạch, ông Phạm Tấn Thành (Trưởng ban quản lý chợ quận Sơn Trà) cho biế thêm: “Hiện tại, chúng tôi đang quản lý 7 chợ trên địa bàn quận, riêng chợ Chiều do phường Mân Thái quản lý. Trong ngày đầu mở bán, sẽ có 2-3 nhân viên tại mỗi chợ phục vụ việc bán cá sạch. Những ngày tiếp theo sẽ nhân rộng các điểm bán và kiểm tra chặt chẽ, liên tục các điểm bán để người dân an tâm về chất lượng, nguồn gốc cá tại chợ.
Chúng tôi tiếp tục thông báo tiểu thương đăng ký để tiếp tục có thêm nhiều điểm bán cá sạch cho người dân lựa chọn”.
Trước đó ngày 1/5, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cho thành lập Ban chỉ huy tiền phương đóng tại Cảng cá Thọ Quang, do đồng chí Nguyễn Phú Ban (Giám đốc Sở NN&PTNT) làm Trưởng ban giải quyết việc bán cá sạch cho ngư dân, tiểu thương tại vựa cá lớn nhất nhì miền Trung.
Người dân có thể an tâm mua cá sạch được Sở NN&PTNT Đà Nẵng kiểm tra trước khi bán ra thị trường
Ngoài ra, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng ký công văn hỏa tốc yêu cầu căng tin Trung tâm hành chính đưa hải sản vào phục vụ bữa trưa và khuyến khích hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Trung tâm hành chính ở lại dùng bữa trưa. Việc này tiến hành ít nhất trong vòng 1 tuần kể từ ngày 5/5, cho đến khi tình hình buôn bán thủy sản của ngư dân Đà Nẵng trở lại bình thường.
Cũng để trấn an dư luận, tạo sự an tâm, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã đi tắm biển, ăn cá ngay tại Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Kết quả, các bãi biển Đà Nẵng trở lại đông nghịt khách du lịch, ngư dân tắm biển trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Người dân Đà Nẵng cũng an tâm trở lại mua cá, thủy sản sau khi TP Đà Nẵng công bố các điểm bán cá sạch do cơ quan chức năng giám sát, đóng dấu kiểm định.
Anh Tuấn
Theo_Người Đưa Tin
Chủ xe đông lạnh thu mua cá vớt ở biển Quảng Bình nói gì?
Chiều 26.4, Sở NN&PTNT và cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Bình đã về các địa bàn ven biển thì phát hiện một xe đông lạnh của thương lái đang thu mua cá do ngư dân vớt ven biển thuộc phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn.
Cá thiều chết trôi dạt vào bờ biển Quảng Phúc (Quảng Trạch) chiều 26.4.
Lập tức, lực lượng này đã yêu cầu chủ xe tiêu hủy toàn bộ số cá vừa mua và không được tiếp tục thu mua cá vớt ven bờ biển.
Xác minh ban đầu, chiếc xe đến từ Hà Tĩnh, chủ xe cho biết không mua cá đã chết mà chỉ mua cá sống và cá đang "lờ đờ". Sau khi mua sẽ đem đi bán lại.
Thời điểm phát hiện, chiếc xe mới chỉ mua được một ít cá được ngư dân vớt ven bờ lên bán.
Tình trạng cá chết rải rác quay trở lại. Ảnh chụp sáng 27.4 tại bờ biển Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, Bố Trạch.
Sáng 27.4, ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch (Bố Trạch) cho biết: "Không có việc ngư dân vớt cá chết bán cho thương lái mà chỉ có các thuyền của Hà Tĩnh vào các vùng biển trên địa bàn xã thả lưới gần bờ nên thương lái thu mua ngay tại chỗ. Sau khi phát hiện, xã đã báo cáo lên huyện, tỉnh và đã có công văn chỉ đạo không được thu mua kể cả cá sống được đánh bắt gần bờ, sống gần bờ chứ không riêng gì cá chết. Xã cũng đã có thông báo và có cam kết đến từng hộ không được thu mua của các tàu đánh bắt gần bờ".
Ông Trần Đình Du, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình cho hay, trong những ngày qua, hàng chục tấn cá chết dạt vào bờ biển tỉnh này đã được tiêu hủy.
Tuy nhiên, việc tiêu hủy chủ yếu là chôn lấp và rắc vôi bột khử trùng. Hiện địa phương không có cách khác dù biết việc tiêu hủy theo cách này là không được an toàn.
"Phải biết là cá bị nhiễm hóa chất gì thì chúng tôi mới biết phải dùng hóa chất gì đề khử độc", ông Du thông tin.
Không được thu mua cá chết gần bờ kể cả còn sống hay đã chết.
Theo ông Nguyễn Văn Lào, xác cá chết thường trôi dạt vào bờ lúc thủy triều lên. Hai ngày gần đây cá chết bắt đầu quay trở lại, nhưng cũng rải rác mà không ồ ạt như trước. Hiện xã đã phối hợp với các lực lượng thu gom xác cá chết rồi tiến hành đào hố sâu để chôn lấp và rắc vôi bột khử trùng.
Nhiều ngư dân xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới), Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn), Thanh Trạch (Bố Trạch) cho biết, khoảng 2 ngày nay, tình trạng cá chết trở lại và tiếp tục trôi dạt vào bờ nhưng số lượng ít hơn và kích cỡ nhỏ hơn.
Đặc biệt có rất nhiều cá vẫn còn lờ đờ và cá mới chết dạt vào gần bờ vẫn còn tươi, trong đó chủ yếu loài cá sống tầng đáy như mú, chai, đù, đục, thiều...
Trong khi chờ nguyên nhân cá chết từ các cơ quan chức năng, UBND tỉnh đã khuyến cáo người dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm, thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn.
Chỉ đạo ngư dân ngừng khai thác thủy sản ven bờ cho đến khi không còn tình trạng cá chết bất thường và môi trường biển trở lại bình thường (khi cơ quan chức năng thông báo); riêng khai thác xa bờ và vùng biển xa vẫn tiếp tục sản xuất bình thường...
Theo_Dân việt
Bãi rác không phép ngang nhiên tồn tại trên thửa đất chuyển nhượng trái phép "Bãi rác" lớn không phép của Công ty cổ phần (CTCP) Hữu Lượng đang ngang nhiên tồn tại trên thửa đất được chuyển nhượng trái phép ở địa bàn phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thuộc Khu kinh tế Vũng Áng trong một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng vẫn không xử lý....