Đà Nẵng “đòi” thủy điện xả nước gấp
Thời điểm này, miền Trung có mưa liên tục trên diện rộng. Tuy nhiên, đã qua Tết Trung thu mà thời tiết ở Đà Nẵng vẫn nắng nóng, nguồn nước sinh hoạt của thành phố vốn bị nhiễm mặn nay lại khan hiếm buộc phải cắt nước tại nhiều khu vực dân cư.
Do vậy, cuối tuần qua, UBND TP đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chỉ đạo các thủy điện thượng nguồn Quảng Nam khẩn trương xả nước đẩy nhiễm mặn và cung ứng đủ cho các nhà máy nước (NMN).
Hồ chứa nước thô NMN Cầu Đỏ (Đà Nẵng) luôn thiếu thốn và nhiễm mặn. Ảnh: PV
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo các chủ hồ chứa ở thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn xả nước để đảm bảo chiều cao mực nước tại đập dâng An Trạch tối thiểu đạt 1,4m, mới có thể vận hành Trạm bơm phòng mặn An Trạch cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Đề nghị Bộ sớm trình Chính phủ về nội dung thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nhằm đảm bảo việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra…
UBND TP còn cho biết, từ ngày 31/8 đến 5/9/2018, nguồn nước thô tại cửa thu nước NMN Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, độ mặn thường xuyên dao động ở mức 260 đến 2.000mg/l, cao nhất là 2.019mg/l vào lúc 9 giờ ngày 5/9. Theo số liệu quan trắc những ngày qua cho thấy, mực nước tại Trạm bơm An Trạch nhiều thời điểm xuống chỉ còn 0,8m, nên trạm bơm phải dừng hoạt động, dẫn đến NMN Cầu Đỏ và NMN Sân bay Đà Nẵng ngừng hoạt động nên có thời điểm thiếu nước sinh hoạt cục bộ ở một số khu vực trên địa bàn TP.
Theo Điều 2 của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ban hành kèm theo Quyết định 1537/QĐ-TTg ngày 7/9/2015 của Thủ tướng quy định: “Mùa lũ từ ngày 1/9 đến ngày 15/12 và mùa cạn từ ngày 16/12 đến ngày 31/8 năm sau”.
Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết bất thường năm nay, dù đã sang mùa lũ nhưng nắng nóng đang tiếp diễn, gây nhiễm mặn nghiêm trọng. Vì vậy, việc các hồ chứa vận hành theo Quy trình vận hành mùa lũ trong tình hình diễn biến nắng nóng bất thường như hiện nay sẽ không đảm bảo nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du.
UBND TP cũng yêu cầu Cty Cổ phần Thủy điện Đăk Mi tăng lưu lượng nước xả về hạ du sông Vu Gia qua cống xả đáy từ 3,2m3/s như hiện nay, lên 12,5m3/s, nhằm đẩy mặn trên sông Cầu Đỏ và duy trì chiều cao mực nước tối thiểu tại Trạm bơm An Trạch từ 1,4m đến 2m để có thể khai thác, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt.
Như Báo Thanh tra đã phản ánh, việc xây dựng, quản lý, vận hành các công trình thủy điện ở Quảng Nam còn nhiều bất cập, nhất là việc không xả nước về xuôi theo Quy trinh vân hanh liên hô chưa trên lưu vưc sông Vu Gia – Thu Bôn, làm cho nguồn nước thô tại cửa thu NMN Cầu Đỏ đã thiếu, lại bị nhiễm mặn vượt hàng trăm lần độ cho phép.
Dù Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) yêu cầu các Cty quản lý, vận hành hồ chứa như: A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 (Quảng Nam) tăng lượng nước xả về hạ du… Tuy nhiên, lượng nước về ít nên mới chỉ giảm độ mặn tại NMN Cầu Đỏ tạm thời.
Trong một diễn biến khác, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tiến hành rà soát các Dự án (DA) thủy điện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giảm xây dựng thủy điện lại, không phát triển thêm trong thời gian tới.
Song, theo ghi nhận của chúng tôi, chủ đầu tư DA Thủy điện Nước Chè (xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn) vẫn triển khai thi công công trình, dù chính quyền địa phương yêu cầu dừng mọi hoạt động để giải quyết các thủ tục đền bù đất đai, hoa màu cho người dân.
Video đang HOT
DA Thủy điện Nước Chè (Phước Sơn, Quảng Nam) bị đình chỉ nhưng vẫn tiếp tục thi công. Ảnh: PV
DA này do Cty Cổ phần Thủy điện Nước Chè làm chủ đầu tư với tổng diện tích khoảng 120ha, ảnh hưởng đến 1 ngàn hộ dân của 2 xã Phước Năng, Phước Mỹ. Sau thời gian tạm dừng hoạt động, đến tháng 6/2018, DA tiếp tục triển khai thi công.
Trong khi chưa có quyết định phê duyệt giá đất, cây cối, hoa màu làm cơ sở đền bù cho dân thì chủ đầu tư đã tự ý san lấp mặt bằng để thi công, gây vùi lấp cây cối, hoa màu của người dân xung quanh khu vực; buộc các hộ dân làm đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương.
Lãnh đạo UBND huyện Phước Sơn đã tiến hành kiểm tra và đình chỉ hoạt động xây dựng, san lấp công trình để tập trung giải quyết các yêu cầu của người dân nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên cho các phương tiện thi công tại hiện trường.
Ông Nguyễn Quảng – Phó Chủ tịch huyện Phước Sơn cho biết, ngày 22/8, sau khi kiểm tra hiện trường và có buổi làm việc với các bên, lãnh đạo huyện và chủ đầu tư thống nhất, trong thời gian chờ giải quyết xong các hồ sơ, thủ tục, đề nghị Cty dừng toàn bộ hoạt động thi công các hạng mục… khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Nếu Cty chưa hoàn thành các thủ tục mà tiếp tục triển khai thi công thì huyện sẽ báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương dừng việc triển khai DA.
Tuy nhiên, sau buổi làm việc, chủ đầu tư trực tiếp xuống nhà các hộ dân bị ảnh hưởng tự thỏa thuận giá cả đền bù rồi tiếp tục thi công, khiến người dân và chính quyền địa phương rất bức xúc.
Đến ngày 28/8, UBND huyện tiếp tục làm việc với đại diện Cty Cổ phần Thủy điện Nước Chè, tiếp tục yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động thi công các hạng mục của DA; khẩn trương rà soát lại toàn bộ diện tích đất và danh sách hộ dân bị ảnh hưởng. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng của huyện và xã hoàn chỉnh các thủ tục về đất đai để bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo đúng quy định.
Dư luận cho rằng, Quảng Nam có cần thiết thêm 1 DA thủy điện nữa không?
P.V
Theo thanhtra
Đà Nẵng yêu cầu thủy điện xả nước để cứu nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn
Nắng nóng kéo dài, các thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn giảm xả nước đã dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ở hạ du.
Tại Đà Nẵng, xâm nhập mặn đã khiến Nhà máy nước Cầu Đỏ không cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt của TP. Vì vậy, UBND TP đã báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu thủy điện xả nước để cứu nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn.
Mực nước ở trạm thi Nhà máy nước Cầu Đỏ và các nhà máy vệ tinh tại Đà Nẵng đang ở mức rất thấp, không đủ để cũng cấp đủ nước ngọt sạchcho sinh hoạt và sản xuất của Thành phố
Hạ du bị nhiễm mặn, thủy điện không xả nước
Theo ông Ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc Công ty Cô phân Câp nươc Đa Năng (Dawaco), từ nhiều tháng qua, mực nước trên hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn xuống thấp đã gia tăng tình trạng xâm nhập mặt ở hạ du. Trong đó, tại trạm thu nước thô Cầu Đỏ (TP.Đà Nẵng) đã không đảm bảo đủ lượng nước ngọt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn TP.Đà Nẵng.
Trước thực trạng trên, vừa qua Dawaco đã có bao cao về tinh hinh nươc sông Câu Đo bi nhiêm măn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP.Đà Nẵng và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước trên hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn nói chung, tại trạm Cầu Đỏ (TP.Đà Nẵng) nói riêng.
Trích từ báo cáo trên mà đơn vị mình đã gửi đến Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng, ông Hương khẳng định: Từ ngày 31/8/2018 đến nay, nguồn nước thô tại cửa thu của Nhà máy nước cầu Đỏ bị nhiễm mặn, độ mặn thường xuyên dao động ở mức 260-2.000 mg/l.
Để đảm bảo nguồn nước thô cho Nhà máy nước cầu Đỏ, Dawaco phải kết hợp việc lấy nước tại cửa thu Cầu Đỏ và bơm nước thô từ trạm bơm phòng mặn An Trạch.
Tuy nhiên công suất của trạm bơm phòng mặn An Trạch chỉ đáp ứng được 70% công suất cấp nước hiện nay dẫn đến tình trạng không đủ lượng nước thô để xử lý.
Do đó, lượng nước sạch cấp vào mạng lưới giảm 50.000 -70.000 m3/ngày, dẫn đến khu vực cuối nguồn tại các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu nước rất yếu. Cũng trong khoảng thời gian này, theo kết quả quan trắc thủy văn tại Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), mực nước chỉ ở 2,52 m, thấp hơn mực nước trung bình 3,51 m so với cùng kỳ nhiều năm nên tình hình khả năng nhiễm mặn sẽ kéo dài.
Theo ông Hoàng Thanh Hòa- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng, do tình hình mực nước trên sông Cầu Đỏ bị xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của TP, Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra việc vận hành của các thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia theo Quy trinh vân hanh liên hô chưa trên lưu vưc sông Vu Gia - Thu Bôn (được ban hành kèm theo Quyêt đinh 1537/QĐ-TTg ngay 7-9-2015 của Thủ tướng Chính Phủ). Qua kiểm tra cho thấy, một số nhà máy thủy điện đã không xả nước theo quy trình và ngừng vận hành.
"Cụ thể, từ ngày 1/9 đến nay, mực nước của 2 hồ thủy điện A Vương và Sông Bung 4 xấp xỉ ở mực nước chết. Theo đó, lượng nước xả về hạ du nhỏ. Đặc biệt trong 3 ngày từ ngày 1/9 đến ngày 3/9, nhà máy thủy điện A Vương và sông Bung 4 không phát điện, không xả nước về hạ du. Đối với nhà máy thủy điện Đak Mi 4 thì có xả nước về hạ du sông Vu Gia nhưng với lưu lượng nhỏ, chỉ 3 m3/s dẫn đến tình trạng nước sông Cầu Đỏ bị xâm nhập mặn, nguồn nước thô tại cửa thu NMN Cầu Đỏ bị nhiễm mặn vượt hàng trăm lần độ cho phép sản xuất nước sinh hoạt.
Ngoai ra, cung qua kiêm tra thưc tê tai đâp tam ngăn măn Tư Câu trên sông Vinh Điên (Quảng Nam) thi đâp ơ trang thai đong kin nên dân đên tinh trang nhiêm măn tai Câu Đo tăng thêm. Nếu tình trạng trên vẫn tiếp tục thì tình hình nhiễm mặn đối với nước ở sông Cầu Đỏ là nghiêm trọng và có khả năng kéo dài"- ông Hoàng Thanh Hòa- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng cho biết.
Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu thủy điện xả nước
Từ thực tế và khó khăn do nguồn nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn trong thời gian qua, Dawaco đã xoay xở bằng nhiều cách nhằm có thêm nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc Dawaco thì những giải pháp đó chỉ là giải pháp tình thế.
Ông Hương bộc bạch: "Đơn vị đang gồng mình để tìm kiếm các nguồn nước thô nhằm bù đắp lượng nước khai thác ở sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, do tình trạng nắng nóng vẫn cứ kéo dài, hiện nguồn nước tại các Nhà máy nước Sơn Trà (7.000m3/ngày), Hải Vân (3.000m3/ngày) cũng không đủ nước để hoạt động. Điều này làm giảm công suất tổng thể cấp nước cho TP.
Mặc khác, việc vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch cũng rất bấp bênh vì trạm bơm hoạt động được trong điều kiện chiều cao mực nước tại đập tối thiểu 2.0m, nhưng hiện nay mực nước đang xuống thấp nên cần bổ sung nguồn nước từ thủy điện để duy trì hoạt động. Thiếu nguồn nước thô, thì Nhà máy nước Cầu Đỏ phải ngưng hoạt động, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tại một số thời điểm có xảy ra thiếu nước cục bộ ở một số khu vực trong TP".
Không thể kéo dài thêm tình trạng trên, mới đây Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND TP.Đà Nẵng có ý kiến bằng văn bản gưi Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND tinh Quang Nam va các thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 4, A Vương tham gia xử lý, giải cứu tình trạng nước nhiễm mặn trên sông Cầu Đỏ để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân TP.Đà Nẵng.
Theo ông Hoàng Thanh Hòa- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng, trên cơ sở văn bản của Sở NN&PTNT, UBND TP.Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chỉ đạo các Nhà máy thủy điện Đak Mi 4 phải tăng lưu lương nươc xa vê ha du sông Vu Gia qua công xa đay tư 3m3/s như hiên nay lên 12 m3/s. Đồng thời cac thuy điên A Vương va Sông Bung 4 phải thường xuyên và tăng cương viêc phát điện, xa nươc vê ha du nhăm đây măn tai sông Câu Đo, phuc vu cho viêc cung câp nươc cho sinh hoat trên đia ban TP.Đa Năng.
"Do quy trình vận hành liên hồ chứa hiện nay đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại, không phù hợp với thực tế nên đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm nghiên cứu điều chỉnh lại quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu - Gia Thu Bồn theo hướng điều phối nguồn nước xả hợp lý trong mùa cạn và mùa lũ nhằm tăng cường đẩy mặn cho sông Cầu Đỏ và tăng hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du"- ông Hoàng Thanh Hòa cho biết thêm.
Nắng nóng kéo dài khiến các nhà máy thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia- Thu Bồn
hạn chế xả nước đã làm cho vùng hạ du bị xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt,
trong đó có Nhà máy nước Cầu Đỏ như kể ở trên
Ngoài ra, cũng theo ông Hoàng Thanh Hòa, UBND TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp lập kế hoạch, phương án tăng lưu lương nươc xa vê ha du sông Vu Gia gửi Bộ Tài nguyên và Mội trường để thống nhất chỉ đạo các hồ thủy điện điều tiết xả nước cho khu vực hạ du sông Vu Gia.
Đồng thời với các vấn đề trên, UBND TP.Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam tiến hành chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan chuyên môn phối hợp nghiên cứu đánh giá toàn diện tại khu vực sông Quảng Huế và các công trình chỉnh trị đã xây dựng để xây dựng giải pháp điều tiết, nâng cao trình đỉnh đập sông Quảng Huế nhằm nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia khôi phục lại trạng thái tự nhiên trước đây, phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.
Ông Hòa cũng cho biết thêm: UBND TP.Đà Nẵng đang đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ngành và Công ty TNHH MTV Khai thac công trinh thuy lơi Quang Nam tháo dỡ một phần đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện để tăng cường đẩy mặn cho thành phố Đà Nẵng do hiên nay đa dưng hoat đông câp nươc cho san xuât nông nghiêp.
Theo đại diện Sở NN&PTNT, trên cơ sở đề nghị của UBND TP.Đà Nẵng, ngày 12/09, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy đã ký Công văn số 2037/TNN-NM gửi các Công ty quản lý, vận hành các hồ chứa: A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 và Công ty CP cấp nước Đà Nẵng về việc điều tiết, cấp nước cho hạ du sông Vu Gia.
Theo văn bản trên, để giảm thiểu tình trạng xâm nhập mặn, góp phần bảo đảm nguồn nước cấp cho TP.Đà Nẵng trong điều kiện chưa có mưa, lũ trên lưu vực, Cục Quản lý tài nguyên nước đề nghị các Công ty quản lý, vận hành thực hiện vận hành các hồ như sau:
Đối với các hồ chứa A Vương và sông Tranh 2: vận hành điều tiết với lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ.
Đối với hồ chứa Sông Bung 4: vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ.
Đối với hồ chứa Đăk Mi 4: vận hành xả nước qua đập về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng 12,5m3/s.
Trường hợp cần thiết thì các Công ty phải sử dụng một phần dung tích chết của hồ chứa để điều tiết cấp nước cho hạ du.
Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng phải chủ động phối hợp với các Công ty quản lý, vận hành các hồ chứa nêu trên để khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước điều tiết từ các hồ chứa. Đồng thời, phải chủ động bơm nước từ đập dâng An Trạch khi nguồn nước trên sông cầu Đỏ bị nhiễm mặn, không thể khai thác được, để bảo đảm cấp nước an toàn cho Thành phố Đà Nẵng.
Trong quá trình vận hành nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Cục Quản lý tài nguyên nước để kịp thời hướng dẫn, xử lý.
Bài, ảnh: Đình Tăng
Nỗi lo mang tên thủy điện (Kỳ 1: Thủy điện "giành" nước của vườn Quốc gia) Ngày 7-8-2018, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 22, về việc khẩn cấp tăng cường quản lý, kiểm tra đảm bảo an toàn hồ, đập thủy điện, thủy lợi trên toàn quốc trước và trong mùa mưa bão. Giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT... trong công...