Đà Nẵng đối thoại với ngư dân, tiểu thương sau vụ cá chết
Trực tiếp tham gia đối thoại với đại diện Sở Nông nghiệp Đà Nẵng, nhiều ngư dân và tiểu thương nói rằng đang chịu thiệt hại trước thông tin cá chết hàng loạt.
Chiều 29/4, ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng, đã chủ trì buổi đối thoại với các chủ tàu cá, ngư dân và tiểu thương tại nhiều chợ hải sản trên địa bàn. Cuộc đối thoại diễn ra khi 3 tuần qua, hơn 200 km ven bờ biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế phát hiện hàng chục tấn cá biển bị chết hàng loạt. Đà Nẵng có tình trạng cá chết dạt bờ, nhưng rải rác, xác cá bị phân hủy mạnh do chết lâu ngày.
Khẳng định địa bàn không xảy ra cá chết hàng loạt, nhưng thông tin này đã ảnh hưởng lớn đến ngư dân và tiểu thương, ông Tám động viên: “Bà con yên tâm đánh bắt, buôn bán và thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm của mình. Thành phố sẽ có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con”.
Sáng 29/4, tại biển Đà Nẵng (khu vực Liên Chiểu) phát hiện thêm xác cá chết nằm rải rác. Ảnh: N.T.
Ông Nguyễn Văn Tiên, tiểu thương bán cá nục, cho rằng đáng lẽ thành phố phải tổ chức buổi đối thoại ngay từ khi có thông tin cá nhiễm độc ở Hà Tĩnh. Chính việc thiếu thông tin tương tác nên ai cũng sợ ăn cá biển, ngay cả những con cá tươi rói được nhập về, đã giảm giá bán vẫn không có nhiều người mua.
Nhiều tiểu thương khác cho biết chưa từng thấy chuyện cá chết hàng loạt ở miền Trung. Cá chết từ đèo Hải Vân đổ ra đến Hà Tĩnh, nhưng khi tiểu thương nhập cá từ Nha Trang chở ra, vẫn không bán được vì người dân không tin lời người bán về nguồn gốc cá tươi. “Trước đây, mỗi ngày tôi bán được từ 5 đến 7 tạ cá, còn giờ chưa nổi một tạ”, bà Truyền (40 tuổi), nói.
Ngày đêm đối mặt với hiểm nguy từ biển cả, cá đầy khoang nhưng cập cảng vào thời điểm này không mấy ngư dân vui. Không biết bán cá cho ai vì tiểu thương và đầu mối không nhập, cá lại nằm chờ trong khoang, ngư dân Nguyễn Văn Chính nói: “Muốn thuyết phục người tiêu dùng không quay lưng với cá biển, ngư dân và tiểu thương thoát cảnh lao đao thì không còn cách nào khác là cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cá chết để thông báo cho toàn dân”.
Ông Nguyễn Đỗ Tám trực tiếp lắng nghe ý kiến ngư dân và tiểu thương. Ảnh: N.T.
Để lấy lại làm tin cho người tiêu dùng, ông Nguyễn Văn Chín, Giám đốc Công ty thủy sản Bắc Đẩu, cho rằng ngư dân không nên đánh bắt ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế và phải đánh ở vùng biển cách bờ 30 hải lý. “Đây là khoảng cách an toàn, là biện pháp tức thời để lấy lại niềm tin”, ông Chín nói.
Video đang HOT
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Đà Nẵng cho biết hiện nay vẫn chưa phát hiện cá chết ở ngoài khơi xa, do đó ngư dân Đà Nẵng nên đánh bắt ở vùng biển này. “Chi cục cũng đã có mẫu kê khai nguồn gốc xuất xứ thủy hải sản nhập vào và bán ra. Bà con hãy ký cam kết rồi thực hiện. Chi cục sẽ cung cấp rộng rãi cho người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông”, ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng nói.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Đỗ Tám cho biết, mục đích của buổi đối thoại nhằm lấy lại niềm tin của chính ngư dân, tiểu thương và người tiêu dùng. Các ngành chức năng Đà Nẵng sẽ làm mọi cách để người dân không quay lưng với cá không bị nhiễm độc. Phía Sở cũng sẽ thường xuyên lấy mẫu đi xét nghiệm, kiểm tra hàng ngày.
Ngọc Trường
Theo VNE
Tiểu thương 'vây' UBND tỉnh: Phó chủ tịch TP.Huế nói 'bà con hiểu nhầm'
Sáng nay 29.9, lãnh đạo UBND TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã gặp mặt, đối thoại với đại diện tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu sau khi tiểu thương 'vây' UBND tỉnh phản đối việc di chuyển về chợ mới.
Rất đông tiểu thương chợ Phú Hậu bao vây xe chở Phó chủ tịch UBND TP.Huế Ngô Anh Tuấn để xin bày tỏ ý kiến - Ảnh: Đình Toàn
Diễn ra tại hội trường UBND phường Phú Hậu, cuộc đối thoại do ông Ngô Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Huế chủ trì.
Phía bà con tiểu thương chợ Phú Hậu có ba người tham gia và cả ba tiểu thương này đều nhận mình là đại diện cho trên 600 hộ kinh doanh tại chợ Phú Hậu.
Đại diện tiểu thương chợ Phú Hậu trình bày ý kiến trước lãnh đạo TP.Huế về việc chuyển đến chợ mới - Ảnh: Đình Toàn
Tại cuộc đối thoại ông Tuấn lần lượt giải thích 3 vấn đề chính là bà con tiểu thương nêu là chi phí mặt bằng, diện tích lô và chủ trương xây chợ mới có phù hợp hay không, nhất là khi tiểu thương cho rằng việc xây dựng chợ mới là vi phạm quy định của Bộ Công thương ban hành tháng 6.2015 (quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc). Cụ thể ông Tuấn khẳng định chợ Phú Hậu xây mới hiện nay là chợ đầu mối chính thức, chợ mà bà con kinh doanh gần 10 năm nay chỉ là "chợ tạm".
"Đây là vấn đề bà con hiểu nhầm. Quyết định của Bộ Công thương chính là nói về chợ mới hiện nay, đây mới là chợ chính", ông Tuấn giải thích.
Ông Tuấn cũng giải thích rằng diện tích lô từ 6 - 12 m2 tại chợ mới Phú Hậu là thoáng và rộng hơn nhiều so với chợ Đông Ba, nếu ai có nhu cầu diện tích lớn hơn sẽ giải quyết sáp nhập 2 lô lại với nhau (khoảng 21 m2).
Bà Lê Thị Yến Loan, đại diện các tiểu thương chợ Phú Hậu cho rằng Bộ Công thương đã có quyết định phê duyệt chợ Phú Hậu, nay chỉ nên nâng cấp, cải tạo chứ không xây mới - Ảnh: Đình Toàn
Cuộc đối thoại diễn ra trong bầu không khí mỗi lúc một căng thẳng, khi mà giữa tiểu thương và đại diện chính quyền thành phố cũng như phường Phú Hậu không tìm được tiếng nói chung.
Đại diện các tiểu thương cho rằng chính UBND TP.Huế đưa họ từ khu vực bến Chương Dương gần chợ Đông Ba về Phú Hậu vào năm 2006 với 605 hộ. Gần 10 năm qua chợ này hoạt động như chợ chính, nếu có xây dựng, nâng cấp cải tạo gì cũng thực hiện trên khu đất mà họ kinh doanh bấy lâu.
Họ không chấp nhận một công ty tư nhân xây dựng chợ mới nơi khác rồi đưa họ về với chi phí mặt bằng cao, diện tích không đảm bảo...
Phó chủ tịch UBND TP.Huế Ngô Anh Tuấn giải thích cặn kẽ từng vấn đề với đại diện các hộ tiểu thương chợ Phú Hậu - Ảnh: Đình Toàn
Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND phường Phú Hậu, ông Mai Chí Minh cho hay chợ mới Phú Hậu xây dựng giai đoạn 1 là 336 lô, toàn bộ tiểu thương kinh doanh lâu nay tại chợ (tạm) Phú Hậu là 215 hộ, các hộ kinh doanh đều được bố trí phân lô khi đến chợ mới; có trên dưới 300 hộ khác (kinh doanh không thường xuyên) sẽ được bố trí lô bạ trong khuôn viên chợ.
Tính đến nay đã có 175/215 hộ đã bốc thăm, hợp đồng nhận lô đồng ý kinh doanh tại chợ mới, như thế đa phần bà con đã đồng thuận, theo ông Minh.
Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND phường Phú Hậu, ông Mai Chí Minh giải thích khu đất quy hoạch xây mới đã được UBND tỉnh phê duyệt từ nhiều năm trước - Ảnh: Đình Toàn
Phủ nhận con số trên, đại diện các hộ tiểu thương khẳng định có gần 1.000 hộ kinh doanh lớn nhỏ tại chợ Phú Hậu, việc chỉ đưa hơn 200 hộ vào kinh doanh ở chợ mới số còn lại 600 - 700 hộ đi đâu về đâu, con cái sống ra sao.
"Tôi nghi ngờ con số 175/215 hộ đã nhận lô, đồng ý về chợ mới, con số này không chính xác. Hầu hết bà con không đồng ý về chợ mới, chúng tôi đề nghị lãnh đạo thành phố tiến hành biểu quyết xem bà con có về chợ mới không!", ông Đặng Thành Thảo, một trong các hộ tham gia đối thoại, nói.
Chợ Phú Hậu là khu chợ đầu mối lớn nhất hiện nay của Thừa Thiên - Huế. Chợ thường họp vào ban đêm đến rạng sáng với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là nông sản. Ngoài hàng trăm hộ kinh doanh, chợ cũng thu hút hàng trăm lao động nhàn rỗi mỗi ngày - Ảnh: Đình Toàn
Buổi đối thoại kết thúc trong bầu không khí khá căng thẳng và chưa tìm được sự đồng thuận giữa lãnh đạo thành phố với các tiểu thương.
Việc bố trí phân lô tại chợ mới không có phần ngăn cách dễ xảy ra "va chạm" giữa các tiểu thương là một trong những điều khiến họ từ chối đến chợ mới - Ảnh: Đình Toàn
Đình Toàn
Theo Thanhnien
Huy động nhà khoa học, mời chuyên gia quốc tế làm rõ nguyên nhân cá chết Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới các bộ, ngành có liên quan đến việc hải sản chết bất thường tại miền Trung. Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân cá chết ở miền Trung Trước đó, theo Văn phòng Chính phủ, vào chiều ngày 28.4, Thủ tướng Chính phủ...