Đà Nẵng “đòi” nước thủy điện Đắk Mi 4
Trước tình trạng hạn hán đe dọa đến nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến vừa có công văn gửi Bộ TN-MT, Bộ Công thương can thiệp để đảm bảo nước cho vùng hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn.
Thủy điện Đắk Mi 4 tích nước làm vùng hạ du phía Bắc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng bị thiếu nước vào mùa khô
Theo lãnh đạo TP Đà Nẵng, lượng mưa trong mùa mưa năm 2012 trên lưu vực sông Vu Gia trung bình chỉ đạt 40% lượng mưa trung bình nhiều năm, lượng mưa từ đầu năm 2013 đến nay nhỏ, đồng thời thủy điện Đắk Mi4 không xả nước về hạ lưu nên thiếu nước nghiêm trọng trên lưu vực sông Vu Gia.
Hiện nay ở hạ lưu sông Vu Gia đang thiếu nước rất nghiêm trọng như sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn dài ngày, nhà máy nước Đà Nẵng phải lấy nước thô từ đập dâng An Trạch từ cuối tháng 11/2012 đến nay và làm tăng chi phí vận hành.
Video đang HOT
Ngoài ra, nước cho sản xuất nông nghiệp gần 7.000 ha lúa thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) và huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) không đủ lưu lượng và hụt đầu nước ở các trạm bơm, máy bơm không hoạt động được.
Trước tình hình hạn hán này, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ TN-MT làm việc với Bộ Công thương yêu cầu chủ đầu tư thủy điện Đắk Mi 4 xả nước về lại sông Vu Gia để chống hạn với lưu lượng 25m3/s.
Theo Dantri
Rộn ràng lễ hội bà Thu Bồn
Hôm nay, 23/3, (tức 12/2 âm lịch), hàng ngàn người dân và du khách đổ về xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) dự lễ hội Bà Thu Bồn. Đây là một trong những lễ hội lớn, đậm bản sắc văn hóa địa phương, được tổ chức vào ngày 12/2 âm lịch hàng năm.
Có nhiều thuyết tương truyền về bà Thu Bồn, người mà dân trong vùng ghi ơn, sùng kính và tổ chức lễ hội tưởng nhớ, cầu mong được che chở, bình yên và thịnh vượng hàng năm. Có truyền thuyết kể lại rằng bà là công chúa vua Mây, cũng có thuyết tương truyền bà là nữ tướng Champa xưa.
Khi giặc bao vây kinh thành, bà cưỡi ngựa chạy đến phường Rạng thì ngã ngựa. Ngọc thể trôi sông về tới làng Thu Bồn (ngay địa khu vực sông thuộc địa phận xã Duy Tân, Duy Xuyên nay) thì được dân làng cứu vớt, chôn cất và thờ cúng. Đúng năm đó, làng có dịch bệnh đậu mùa lan rộng, bà đã linh ứng cho thuốc dân làng khỏi bệnh, thoát nạn.
Phần lễ theo nghi thức truyền thống có các lễ rước ánh sáng, lễ rước nước, lễ cộ bà và lễ chính ngay đình thờ bà ở giữa làng.
Thần vật của lễ hội là con bò. Tương truyền, đó là thần vật mà bà đã hóa thân linh ứng về giúp dân làng. Nguyên trong một năm mùa màng thất bát. Dân làng khổ sở vì đói kém, và chưa biết lấy gì để gom góp tổ chức lễ bà thì thấy giữa sân đình xuất hiện một con bò, sừng đeo ba ngàn quan tiền, đợi dân làng lấy đi rồi lại quay đầu đi về hướng thánh địa Mỹ Sơn.
Phần hội phong phú với các hội hô hát Bài Chòi, hội ẩm thực với những món ngon trong vùng, nhất là mỳ Quảng. Đặc biệt, hội đua thuyền với sự tham gia của các đội thuyền đến từ các huyện ven sông Thu Bồn như Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn... hút đông đảo người xem.
Theo Dantri
Miền Trung - Tây Nguyên: Đối mặt với hạn hán giữa mùa mưa Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, đã xảy ra hiện tượng thời tiết bất thường trong mùa mưa lũ năm 2012. Mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ kết thúc sớm hơn bình thường. Khu vực Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Nghệ An ít xảy ra mưa lớn, lượng mưa trung bình các...