Đà Nẵng ‘đòi’ bãi biển từ các resort cho dân
Trước bức xúc của cử tri thành phố về việc các khách sạn, resort độc chiếm bãi biển, Chủ tịch HĐND Đà Nẵng đã giành nhiều thời gian chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư để “đòi” biển cho người dân sử dụng.
Tại phiên chất vấn sáng 9/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Trần Thọ – Bí thư Thành ủy kiêm chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đã đặt câu hỏi với Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư: “Có giao đất cho các nhà đầu tư quản lý bãi biển không? Dân có được xuống tắm biển không? Đất mình giao họ quản lý vậy có được không?”.
Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Trần Văn Sơn cho biết do bãi biển của thành phố chưa hoàn thiện nên có giao cho các khách sạn, resort 5 sao quản lý, làm vệ sinh. Nhưng sau đó không thấy phù hợp vì bãi biển là của người dân nên đã thu hồi bãi cát trước khách sạn trả lại cho dân. Trong đợt rà soát vừa qua, 3 dự án ven biển đã bị thu hồi, các dự án còn lại phải xử lý theo Luật đất đai.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình tiếp tục truy vấn việc thành phố hầu như giao mặt đất và cả mặt nước cho các khách sạn, resort quản lý nên họ cát cứ bãi biển, cấm người dân vào tắm tại các khu vực này. “Tôi đề nghị làm sao để các khách sạn, resort này được sử dụng bãi biển nhưng không quản lý, du khách và người dân vẫn được tắm. Như thế mới hợp lòng dân”, ông Bình nói.
Việc nhiều khách sạn, resort ven biển chiểm luôn bãi biển để quản lý khiến nhiều bãi tắm công cộng người dân phải chen chúc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Phước dẫn chứng việc người dân đi ngang qua khu vực trước resort Furama nhưng bị ngăn cản. “Cấm dân đi qua là không hợp lý. Ở nước ngoài họ không có chuyện này”, ông Phước nhấn mạnh.
Giám đốc Sơn khẳng định, nếu người dân bị cấm khi đi vào khu vực biển trước khách sạn, resort thì dân phản ánh về UBND thành phố để xử lý.
Ông Trần Thọ kết luận: “Biển Đà Nẵng thì người dân Đà Nẵng phải được quyền sử dụng”. Ông chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư rà soát lại đất ven biển mà doanh nghiệp đang quản lý, trao đổi với các nhà đầu tư để giành lại không gian biển cho người dân. Không để người dân chen chúc ở một số bãi tắm công cộng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Số liệu sổ đỏ bị giấu ở Đà Nẵng 'nhảy múa'
Từ hơn 17.000 lô đất tái định cư, con số được HĐND thành phố Đà Nẵng thống nhất lại là 1.367 lô. Trong vụ giấu đất tái định cư, thành phố phải chi ít nhất 36 tỷ đồng cho người dân đi thuê nhà.
Ngày 8/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII tiếp tục "nóng" câu chuyện "lọt sổ" hơn 17.000 lô đất. Theo báo cáo của Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, qua rà soát 313 dự án, có 1.367 lô đất do 6 đơn vị không thực hiện báo cáo và báo cáo thiếu.
Ông Thơ cho hay, việc thiếu sót trong quản lý tái định cư là vì những năm trước thành phố chưa nhất quán, thay đổi chủ trương qua các giai đoạn, giao quá nhiều đơn vị cùng quản lý đất tái định cư. Tuy nhiên con số ông Thơ đưa ra không được nhiều đại biểu đồng tình. Lý do, trước đó lãnh đạo thành phố thông báo có hơn 17.000 lô đất bị cơ quan chức năng "giấu".
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng, số liệu lô đất "nhảy múa" là chưa thỏa đáng. Việc thành phố chưa phân công lãnh đạo phụ trách chính thức công tác đền bù giải tỏa và tái định cư là vi phạm pháp luật. "Tôi khẳng định là vi phạm pháp luật. Đất đai là của nhà nước, nhà nước quản lý tại sao lại không có đồng chí lãnh đạo nào chịu trách nhiệm vấn đề này", ông Bình truy vấn.
Việc lọt sổ hàng nghìn lô đất khiến Đà Nẵng phải chi tiền tỷ từ ngân sách cho các hộ dân tái định cư đi thuê nhà ở. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng kết luận, số đất "lọt sổ" chính xác là 1.367 lô trên 17.700 lô có thực của Đà Nẵng. Có 6 đơn vị báo cáo thiếu và không chính xác là Công ty cổ phần Vật liệu xây lắp và kinh doanh nhà 1.301 lô, Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng 29 lô, Ban giải toả đền bù số một 22 lô, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng 8 lô, Trung tâm phát triễn quỹ đất 4 lô, ban quản lý xây dựng số ba 3 lô.
Bí thư Đà Nẵng quy trách nhiệm cho Sở Xây dựng và Văn phòng UBND thành phố, trong đó có cả Chủ tịch HĐND. Ngoài việc tách riêng vụ ông Nguyễn Ngôn sang cơ quan công an điều tra hành vi lạm quyền, HĐND Đà Nẵng yêu cầu UBND thành phố rà soát lại trường hợp có cán bộ đã nghỉ hưu, chuyển ra ngoài nếu có sai phạm cũng phải xử lý nghiêm.
Theo ông Thọ, vụ việc đã kết thúc khi thống nhất được số lô đất "lọt sổ" và xử lý nghiêm trách nhiệm của các bên liên quan. "Đây là bài học cho đội ngũ lãnh đạo. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo", ông nói.
Tại kỳ họp, dự án công viên công cộng và bãi đỗ xe ngầm Viễn Đông quy mô hơn 5.000 m2 cũng được đưa ra bàn thảo, vì giao đất không thu tiền từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012 đưa vào sử dụng nhưng không đúng tiến độ. UBND thành phố đã ra quyết định thu hồi nhưng việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng chưa đầy đủ và không kịp thời. Tuy nhiên, thành phố vẫn giữ nguyên chủ trương làm bãi đỗ xe mới, giao Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch lên kế hoạch làm công viên từ nay đến cuối năm 2015.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Đà Nẵng cắt điện, nước để thu hồi nhà chung cư bị chiếm dụng Đầu năm 2015, 17 căn hộ chung cư ở Đà Nẵng bị chiếm dụng trái phép. Đơn vị quản lý loay hoay xử lý khi phải cúp điện, nước, thậm chí không giữ xe của các hộ này nhưng mới chỉ thu hồi được 14 căn. Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII đang diễn ra (từ ngày 7 đến...