Đà Nẵng: DN kêu cứu vì bị hủy hợp đồng thuê đất vành đai sân bay
Hàng chục doanh nghiệp (DN) thuê đất vành đai sân bay Đà Nẵng đã làm đơn cứu xét gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng… vì bị thanh lý hợp đồng thuê đất vành đai sân bay trước thời hạn.
Mới gia hạn cũng bị thanh lý
Căn cứ theo Quyết định 67/2011 của Bộ Quốc phòng về quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng.
Dựa vào cơ sở trên, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân đã đồng ý phê duyệt phương án hợp tác đầu tư, xây dựng, tận dụng mặt bằng, đất giáp bờ tường vành đai sân bay Đà Nẵng để giao cho Sư đoàn 372 hợp tác với DN thương mại.
Theo quyết định của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, việc hợp tác trên nhằm mục đích, tạo thêm công ăn việc làm cho con em cán bộ trong quân đội và dân cư quanh khu vực sân bay Đà Nẵng góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, đồng thời tạo nguồn thu bù đắp vốn đầu tư xây dựng và tăng thêm nguồn thu bổ sung kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ của Sư đoàn 372.
Với mục đích trên, từ năm 2013 – 2016, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân phê chuẩn quy hoạch đất hành lang sân bay Đà Nẵng và giao cho Sư đoàn 372 chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các DN đủ điều kiện để cho thuê đất vành đai sân bay Đà Nẵng.
Sau khi có chính sách trên, hàng chục DN đủ điều kiện đã ký hợp đồng với Sư đoàn 372 để thuê đất kinh doanh. Tuy nhiên, vào ngày 22.9 vừa qua, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ra Quyết định 3776 QĐ-BTL yêu cầu Sư đoàn 372, thanh lý, chấm dứt các hợp đồng với hàng chục DN dù cho các DN này còn hợp đồng hoặc mới ký gia hạn hợp đồng thuê đất với Sư đoàn 372. Lý do chấm dứt không được nói rõ trong quyết định này của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.
Nhà xưởng DN đầu tư hàng tỷ đồng khi được thuê đất vành đai sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: Đình Thiên)
Đại diện một trong những DN thuê đất ở vành đai sân bay Đà Nẵng, ông Nguyễn Trọng Khải – Giám đốc Cty TNHH Thương mại và Chuyển giao công nghệ K&H cho biết, ông quá bất ngờ với quyết định 3776 ngày 22.9.2017 của Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân.
Ông Khải cho biết: “Vào ngày 20.6.2017, công ty tôi mới ký biên bản gia hạn hợp đồng có thời hạn 1 năm để tiếp tục thuê 2.880 m2 đất vành đai sân bay Đà Nẵng với Sư đoàn 372 để làm kho, xưởng thiết bị cơ khí. Sau khi được gia hạn, công ty đã tập trung số thiết bị hàng trăm tỷ để làm ăn với đối tác.
Quân đội thu hồi đất lúc này không chỉ làm DN vỡ nợ với ngân hàng mà còn bị các đối tác kiện vì không thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Hơn nữa, hiện công ty đang là “nguồn sống” của hơn 300 lao động. Trong số này phần lớn là quân nhân xuất ngũ, con em cán bộ Sư đoàn 372 và người dân trong khu vực.
Video đang HOT
Trong khi đó, đất khu vực này hiện vẫn chưa có quy hoạch sử dụng vào mục đích gì khác thì nên để cho DN được tiếp tục kinh doanh. Nếu không được cứu xét, DN chỉ có đường “chết” chứ không có con đường khác”, ông Khải lo lắng.
Cùng cảnh ngộ với công ty của ông Khải còn có rất nhiều công ty khác như Cty TNHH TM & DV Đình Hùng, Cty TNHH Cẩm Sơn, Cty bê tông Đăng Hải…
Ông Lương Đình Hùng – Giám đốc công ty TNHH & DVTM Đình Hùng cho rằng: “Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân phê duyệt phương án hợp tác đầu tư rất cụ thể và có điều khoản được gia hạn hợp đồng hàng năm. Với quyết định phê duyệt đó, công ty chúng tôi và hàng chục công ty khác sau khi ký hợp đồng thuê đất với Sư đoàn 372 rất yên tâm và đầu tư nhiều tỷ đồng để san lấp mặt bằng đang hoang phế, ô nhiễm quanh sân bay để xây dựng cơ sở kinh doanh.
Tất cả chúng tôi đều tính đường làm ăn lâu dài nhưng mới được 2-3 năm thì bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng. Tài sản chưa thể khấu hao được hết chứ chưa nói sinh lời. Quyết định đưa ra quá nhanh và gấp gáp buộc chúng tôi phải làm đơn tập thể gửi lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng để mong được cứu xét, ít nhất là có thêm thời gian để kinh doanh khấu hao được tài sản đã đầu tư”.
Cơ sở hạ tầng hàng chục tỷ đồng doanh nghiệp đầu tư ở vành đai sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: Đình Thiên)
Thực hiện lệnh của cấp trên
Trao đổi với Dân Việt chiều 25.9, Đại tá Nguyễn Văn Định – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 372 cho hay, đơn vị này phải thực hiện theo mệnh lệnh của cấp trên là thanh lý hợp đồng với các DN đang thuê đất ở vành đai sân bay Đà Nẵng.
“Sư đoàn 372 phải thực hiện theo chỉ đạo của Quân chủng. Cái gì nói được để bảo vệ cho DN hay có lợi cho đơn vị đã kiến nghị rồi. Giờ cấp trên chỉ đạo chúng tôi phải thực hiện. Chúng tôi là quân nhân, là bộ đội nên phải thực hiện lệnh cấp trên thôi”, Đại tá Định nói.
Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên đã liên hệ với Thượng tá Lê Thanh Thiêm, nguyên Trưởng ban Tài chính Sư đoàn 372, người nắm rõ thủ tục phê duyệt các dự án cho thuê đất ở vành đai sân bay Đà Nẵng những năm qua.
Ông Thiêm nói: “Tôi công tác ở Ban Tài chính Sư đoàn 372 mười năm trước khi chuyển công tác vào cuối năm 2015 nên nắm rất rõ các dự án. Theo luật, Sư đoàn 372 là đơn vị là pháp nhân hợp pháp duy nhất sở hữu, quản lý, sử dụng những khu đất vành đai sân bay Đà Nẵng.
Việc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ra quyết định yêu cầu Sư đoàn 372 thanh lý, chấm dứt hợp đồng cho thuê đất vành đai sân bay Đà Nẵng dù các DN còn thời hạn cần phải xem xét lại một cách thấu đáo, có hướng giải quyết hợp tình, hợp lý hơn”.
Ông Thiêm cho rằng, những DN trên mới gia hạn hợp đồng, nếu thu lại nhưng chưa có nhiệm vụ gì cấp bách thì cũng nên tạo điều kiện cho DN nới thời gian bởi những DN này đã đầu tư rất nhiều vốn liếng, đang tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng thuế cho địa phương, cũng như thực hiện nhiệm vụ tài chính đầy đủ với Sư đoàn 372.
Theo Danviet
TPHCM: Hàng loạt sai phạm đất đai tại Khu Công nghệ cao
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án Khu Công nghệ cao TPHCM xảy ra hàng loạt sai phạm như thu hồi, giao đất không đúng thẩm quyền; không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không lập phương án đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư... Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị thu hồi 81 tỷ đồng vi phạm ứng vốn ngân sách.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của 41 hộ dân liên quan đến dự án Khu Công nghệ cao (KCNC) TPHCM.
Khu Công nghệ cao TPHCM xảy ra nhiều sai phạm trong thu hồi, giao đất, hỗ trợ tái định cư...
TTCP cho biết, việc hình thành và đầu tư dự án KCNC vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, vì nóng vội triển khai dự án, UBND TPHCM và các sở, ngành có liên quan, Ban Quản lý KCNC và UBND quận 9 đã bỏ qua nhiều thủ tục bắt buộc về quy hoạch, trình tự thủ tục thu hồi, giao đất được quy định trong Luật đất đai 1993 và các luật liên quan.
Đồng thời, TPHCM không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 989/QĐ-TTg năm 1998 (giao nhiệm vụ tiến hành chuẩn bị thành lập KCNC TPHCM) dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, gay gắt của nhiều công dân.
Quyết định một nơi, thu hồi đất một nẻo
TTCP chỉ ra rằng trong 3 quyết định thu hồi đất của UBND TPHCM (số 2666, số 2717 và số 2193, có tổng diện tích khoảng 913,1ha) và quyết định 989 của Thủ tướng Chính phủ (800ha) không có tên phường Hiệp Phú. Nhưng thực tế, cơ quan chức năng lại thu hồi đất tại phường Hiệp Phú và không thu hồi đất phường Phước Long B.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới khiếu nại bức xúc gay gắt của các hộ dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, 8 năm sau quyết định của Thủ tướng, UBND TPHCM mới ban hành quyết định số 4877/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung địa danh đất thu hồi, thay đổi tên phường Phước Long B thành phường Hiệp Phú.
Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, TTCP chỉ ra rằng cả 3 quyết định thu hồi và giao đất của UBND TPHCM không thực hiện phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các bộ, ngành liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 KCNC để trình Thủ tướng phê duyệt là trái với chỉ đạo của Thủ tướng tại quyết định số 989.
Theo kết luận thanh tra, từ năm 1998-2008, UBND TPHCM không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ căn cứ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KCNC, chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để điều chỉnh quy hoạch, xác định quy mô diện tích chức năng KCNC từ 800ha thành 804ha là chưa phù hợp quy định khi thu hồi đất và giao đất.
TTCP kết luận, Chủ tịch UBND TPHCM thời kỳ thực hiện dự án có thiếu sót về trình tự thủ tục thu hồi và giao đất. Đây là trách nhiệm của UBND TP, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Không lập phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư
TTCP cũng chỉ ra rằng, UBND TPHCM chỉ đạo quận 9 tiến hành thực hiện đền bù, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng không lập phương án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt là nguyên nhân chính dẫn đến việc khiếu nại bức xúc kéo dài của nhiều hộ dân bị thu hồi đất.
Bên cạnh đó, TTCP cũng kết luận công tác quản lý sử dụng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án có sự buông lỏng quản lý dẫn đến thiếu kiểm soát. Hậu quả là Ban quản lý KCNC và Ban Quản lý giải phóng mặt bằng quận 9 đã thực hiện chi tạm ứng từ nguồn kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là hình thức chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, nguồn tiền trên được dùng để mua căn hộ chung cư hoặc chuyển nhượng nền đất của 8 dự án phục vụ tái định cư từ năm 2002 đến nay vẫn chưa được quyết toán với Sở Tài chính để hoàn trả tiền tạm ứng.
Từ kết quả kiểm tra, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TPHCM rà soát, xem xét các trường hợp bị thu hồi đất và tài sản mang tính đặc thù, có biện pháp giải quyết theo hướng đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất, không để phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng khẩn trương thu hồi tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giá thành xây dựng căn hộ chung cư hoặc nền đất ở đã có hạ tầng kỹ thuật từ việc điều chỉnh 5.668/7.383 căn hộ và nền đất trong tổng quy mô đầu tư 8 dự án tái định cư.
Đồng thời, chấm dứt ngay việc chi tạm ứng nguồn kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng trái quy định, ra quyết định thu hồi 81 tỷ đồng của công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 9 ứng vốn ngân sách từ năm 2005 đến nay chưa hoàn trả.
TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng giao UBND TPHCM kiểm điểm các cơ quan tham mưu đã ban hành quy định chính sách đền bù hỗ trợ thiệt hại mà không lập phương án bồi thường, buông lỏng quản lý liên quan đến việc thu hồi đất.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hiện trường đổ nát trong vụ cháy khiến 3 cảnh sát thương vong Trong lúc chữa cháy tại một nhà xưởng ở ngoại ô Sài Gòn, tường nhà bất ngờ đổ sập khiến 3 cảnh sát thương vong. Khu vực nhà xưởng chứa vải đổ sập hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn khiến 1 cảnh sát chữa cháy tử vong, 2 người bị thương. Đầu giờ chiều 8.9, hiện trường vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy...