Đà Nẵng: Điều tra vụ bắt cóc, bắt được “siêu lừa” hơn 20 tỷ đồng
Vốn không nghề nghiệp, Nga “nổ” quen biết với nhiều người làm trong ngành tư pháp để lừa chạy án, xin đất bố trí tái định cư chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng của nhiều người.
Cơ quan điều tra đọc lệnh khám xét nhà Hồ Thị Nga.
Chiều 7.2, Đại tá Quách Văn Dũng – Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết vừa tiếp nhận hồ sơ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Hồ Thị Nga (SN 1974, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) làm chủ mưu để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, Công an quận Câm Lê đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nga cùng 2 đồng bọn cấu kết với Nga gồm Trần Đình Chiến (SN 1976, trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ – Trưởng phòng công chứng An Phát) và Đặng Thị Tình (SN 1983 – công chức quận Cẩm Lệ) giúp sức cho Nga lừa đảo.
Giấy tờ cơ quan điều tra thu giữ tại nhà Nga.
Theo điều tra ban đầu, thang 6.2016, Công an quận Câm Lê đang thu ly điêu tra vu an “Băt coc nhăm chiêm đoat tai san” do Hô Huy Hoang (SN 1988, P.Khuê Trung) cung đông bon thưc hiên. Qua trinh xư ly, ngươi thân cua Hoang luôn tim cach xin bao lanh va tim ngươi giup đơ cho Hoang đươc hương an treo.
H.T.Thuỷ bạn Hoàng liên hệ Đặng Thị Tình (Công tác tại phòng quy tắc đô thị quận Cẩm Lệ) để nhờ giúp đỡ. Nhận lời giúp, Tình giới thiệu Thuỷ găp Hô Thi Nga (1974, tru P.Hoa Xuân, Q.Câm Lê) la ngươi co thê giup lo viêc “chay an”. Tình nói Nga co thê giup gia đinh Hoang xin đươc xe may hiêu SH đang bi công an quận Câm Lê tam giư va xin cho Hoang đươc hương an treo.
Du biêt Nga lam nghê tư do, chuyên môi giơi đât đai, không co thâm quyên giai quyêt viêc liên quan đên Hoang nhưng Tình vân giơi thiêu cho Thuy.
Vốn không có nghề nghiệp ổn định, Nga gặp Thuỷ “nô” răng ban thân co quen biêt vơi nhiêu ngươi lam trong nganh tư phap, co kha năng giup đươc cho Hoang và yêu cầu lo xong vụ việc phải đưa cho Nga cho tổng tiền 400 triệu đồng. Sau nhiều lần gặp, Nga và Tình đã giở trò lừa đảo để chiếm đoạt của gia đình Hoàng và Thuỷ số tiền gần 400 triệu đồng.
Đên ngay 19.10.2016, Tinh tiêp tuc lây 50 triêu đông từ Thuy thi bi cảnh sát băt qua tang. Tư lơi khai cua Tinh, cơ quan điều tra tiếp tục vao cuôc xac minh, băt tam giam Nga đê tiêp tuc đâu tranh lam ro vê hanh vi “Lưa đao chiêm đoat tai san”.
Sau khi nghe tin Nga bi băt, co hang chuc bi hai trên đia ban Đa Năng đã lam đơn tô cao bi Nga lưa đao chiêm đoat tai san thông qua hoat đông giao dich bât đông san vơi sô tiên thiêt hai lên đên hơn 20 ty đông.
Video đang HOT
Vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Theo Danviet
6 đại án thiệt hại nghìn tỷ sắp xét xử
Những đại án kinh tế nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị xét xử trong quý I.
Huyền Như lừa hơn 1.085 tỷ của 5 công ty thông qua Vietinbank
TAND TP HCM sắp đưa ra xét xử Huỳnh Thị Huyền Như về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ án, hàng loạt sếp và cán bộ ngân hàng cũng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo nội dung vụ án, cần tiền trả nợ vì đầu tư chứng khoán và bất động sản thua lỗ, Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng danh nghĩa quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM - Vietinbank Chi nhánh HCM chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng của nhiều cá nhân tổ chức.
Trong phiên xử phúc thẩm đầu năm 2015, TAND Tối cao tại TP HCM phạt Như mức án tù chung thân và hủy một phần bản án liên quan đến khoản tiền hơn 1.085 tỷ đồng của 5 công ty do có dấu hiệu của tội Tham ô tài sản.
Huỳnh Thị Huyền Như sắp bị TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2.
Những công ty này được cho là mở tài khoản hợp pháp tại Vietinbank. Như đã làm giả hợp đồng tiền gửi của các công ty với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè sau đó rút ra để trả nợ cá nhân.
Quá trình điều tra lại nhà chức trách giữ nguyên quan điểm truy tố Như về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một số lãnh đạo ngân hàng này bị kiến nghị xem xét trách nhiệm trong việc để Như chiếm đoạt số tiền lớn, song cơ quan điều tra cho rằng họ không có nghĩa vụ phải kiểm tra từng giao dịch phát sinh nên không có căn cứ xử lý.
Tham ô, rửa tiền tại Vinashin
TAND TP Hà Nội mới đây đã mở phiên xử Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc công ty Vinashin Lines), Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh); Trần Văn Khương (nguyên Kế toán trưởng) về tội Tham ô tài sản.
Ông Giang Văn Hiển (bố của Giang Kim Đạt) cũng bị truy tố về hành vi rửa tiền cho con trai. Phiên xử sau đó tạm hoãn do một số luật sư bảo vệ cho bố con Đạt vắng mặt.
Kết quả điều tra xác định, năm 2006-2008, Liêm, Đạt, Khương chủ trương lập các dự án đầu tư mua tàu biển cũ không đảm bảo chất lượng để cho thuê lại. Họ đã nâng giá mua tàu cũ của công ty nước ngoài và chiếm hưởng 11 tỷ đồng chiết khấu. Ngoài ra, Đạt còn được lợi gần 250 tỷ đồng thông qua việc cho thuê 9 tàu thuộc sở hữu của Vinashin Lines.
Giang Kim Đạt (phải) trong lần ra tòa trước Tết. Ảnh: Việt Dũng.
Đạt nhơ bô mở nhiều tài khoản ngân hàng để cất tiền, đặt mua ôtô và 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai ở vị trí "vàng" khắp cả nước. Ngoài ra, anh ta còn mua căn biệt thự trị giá gần 3 triệu USD tại Singapore; đặt cọc gần 350.000 bảng Anh để mua hai căn hộ tại Anh.
Trong vụ án này, nhà chức trách xác định, nguyên Tổng giám đốc Trần Văn Liêm chiếm đoạt hơn 3,2 tỷ đồng; Trần Văn Khương hưởng 120.000 USD. Sau khi Bộ Công an khởi tố vụ án, Đạt bỏ trốn và bị truy nã quốc tế. Ngày 7/7/2015, anh ta bị bắt tại Singapore.
Chiếm đoạt 66 tỷ đồng tại công ty Dệt Quế Võ
Liên quan đến những sai phạm tại Quỹ hộ trợ Phát triển Bắc Ninh (nay là Phòng giao dịch Bắc Ninh, thuộc Sở giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam), Nguyễn Việt Hoàng (Giám đốc Công ty cổ phần Dệt Quế Võ); Nguyễn Quốc Hùng (Phó giám đốc Công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Chương Dương) bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Thế Thư, Trần Đức Lực (nguyên giám đốc và phó giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh) cùng 2 cán bộ tín dụng khác bị cáo buộc Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Là người chu mưu trong vu án, vơ chông bi can Doãn Ngọc Giang, Kiều Thị Thanh Hương đang bỏ trốn.
Theo điều tra, năm 2005, vợ chồng Giang thành lập 2 Công ty cổ phần Dệt Quế Võ và Dệt may xuất khẩu Chương Dương nhờ Hoàng và Hùng (là cháu và em họ) đứng tên để lập hồ sơ khống vay 45 tỷ đồng tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh. Sau khi ngân hàng giải ngân, Giang - Hương không đầu tư vào dự án nhập thiết bị máy dệt như cam kết, mà sử dụng vào mục đích khác.
Nhà chức trách xác định, vợ chồng Giang đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 66 tỷ đồng của ngân hàng (cả gốc lẫn lãi) rồi bỏ trốn. Ngoài ra, họ còn thành lập 2 công ty khác để vay vốn, chiếm đoạt gần 2,4 tỷ đồng của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh.
Đưa và nhận hối lộ tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco)
Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân, Hồ Thành Nghĩa (nguyên giám đốc Ban điều hành dự án nạo vét phía bắc) và Phạm Đình Hòa (nguyên trưởng phòng Kế hoạch thị trường - Tổng Công ty Xây dựng đường thủy - Vinawaco) đã thoa thuân đê Công ty Cổ phần Tân Việt được tham gia đấu thầu. Phía công ty phải chi cho ông Nghĩa và Hòa số tiền bằng 50% giá trị hợp đồng.
Vũ Thanh Huyền (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị) và Trịnh Văn Thắng (nguyên giám đốc Công ty Tân Việt) đã đưa cho Nghĩa 1,2 tỷ đồng. Ông Nghĩa sau đó đưa lại tiền Hòa, chỉ giữ lại 100 triệu để chi tiêu cá nhân.
Trong quá trình nạo vét, duy tu luồng Hòn Gai - Cái Lân, Huyền và Thắng thi công không đúng hợp đồng đã ký với Vinawaco để gian dối chiếm đoạt hơn 7,8 tỷ đồng.
Vụ án từng được đưa ra xét xử hồi giữa năm ngoái, song quá trình thẩm vấn còn một số mâu thuẫn nên TAND Hà Nội trả hồ sơ điều tra.
Nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm gây thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng
Trong quá trình điều hành OceanBank, nguyên chủ tịch Hà Văn Thắm và cấp dưới được xác định thực hiện nhiều hành vi sai phạm gây thiệt hại số tiền lớn. Trong đó, ông cho công ty của Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB) vay 500 tỷ đồng trái quy định , không thể thu hồi.
Ngoài ra, ông Thắm chỉ đạo chủ trương chi tiền lãi suất ngoài với khách hàng gửi tiền tại OceanBank, gây thiệt hại gần 990 tỷ đồng. Trong đó, riêng việc ưu ái lãi suất huy động vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gây thiệt hại 550 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch OceanBank còn bị cáo buộc cùng cấp dưới vì động cơ cá nhân đã đề ra chủ trương "thu phí" của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ thông qua Công ty BSC (do ông Thắm chỉ đạo điều hành) trái với quy định của nhà nước, dẫn đến thiệt hại cho nhà băng và khách hàng gần 71 tỷ đồng.
Thiệt hại 90 tỷ đồng tại Công ty in, thương mại và dịch vụ Agribank
Nguyên giám đốc, Chủ tịch HĐTV Công ty In - Thương mại và Dịch vụ Agribank - ông Phạm Ngọc Ngoạn bị cơ quan điều tra xác định cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại 90 tỷ đồng.
Ông Ngoạn được cho là đã chỉ đạo chuyển hơn 90 tỷ đồng của Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo quốc tế (INED) để nhận chuyển nhượng nhà xưởng và gần 20.400 m2 đất do công ty này đứng tên thuê. Thời điểm giao dịch, Công ty In - Thương mại và Dịch vụ Agribank chưa xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ông Ngoạn vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng để hợp thức hoá thủ tục. Khoản tiền đã chuyển cho Công ty INED hiện không có khả năng thu hồi.
Cơ quan chức năng cũng có kết luận về một loạt sai phạm tại công ty In - Thương mại và Dịch vụ Agribank trong việc dùng quyền sử dụng đất góp vốn vào Công ty Cổ phần bất động sản Agribank, đầu tư vào các dự án bất động sản ở nhiều nơi.
Hải Duyên
Theo VNE
Lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, nữ "cò đất" bị bắt Ngày 6/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đã tiếp nhận hồ sơ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Hồ Thị Nga (43 tuổi, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) chủ mưu để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Trước đó, Công an quận Cẩm Lệ (TP...