Đà Nẵng điều chỉnh phí sử dụng đường bộ, phí trước bạ ô tô
Sáng 11/7, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, các đại biểu đã thông qua đề nghị của UBND TP Đà Nẵng về điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng một số loại phí, lệ phí trên địa bàn.
Cụ thể mức thu như sau: Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô loại có dung tích xi-lanh đến 100cm3 là 50 ngàn đồng/phương tiện; đối với xe mô tô loại có dung tích xi-lanh trên 100cm3 là 100 ngàn đồng/phương tiện. Thời điểm áp dùng từ 1/1/2013.
Các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng kỳ họp thứ 7 khóa VIII thông qua các nghị quyết
Với tổng số tiền thu được, UBND phường trích để lại 10%; UBND xã được trích để lại 20%. Phần phí để lại này được sử dụng để trang trải chi phí phục vụ cho công tác thu theo quy định. Số tiền thu phí còn lại (90% của phường, 80% của xã) nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ của thành phố quản lý và sử dụng theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Đối với lệ phí trước bạ ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 10% (trước đây là 15%) trên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ, thời gian thực hiện từ 1/8/2013.
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ quy định tại bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND thành phố ban hành cho phù hợp với từng thời kỳ. Trường hợp giá ghi trên hóa đơn cao hơn giá do UBND thành phố quy định thì lấy theo giá ghi trên hóa đơn.
Về phí sử dụng vỉa hè, bến, bãi mặt nước để đặt quảng cáo: Thống nhất điều chỉnh tỉ lệ trích để lại cho Trung tâm quản lý quảng cáo là 75% tổng số tiền phí thu được để chi hoạt đồng thường xuyên của bộ máy, chi phí phục vụ công tác thu, số tiền còn lại nộp vào ngân sách thành phố.
Đối với phí giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2013-2014 trên địa bàn, thống nhất áp dụng bằng mức thu học phí của năm học 2013-2013 đã được HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 4/7/2012.
Theo Dantri
Hà Nội: Xe máy sẽ nộp phí tối đa 150 nghìn đồng/năm
Theo tờ trình của UBND Hà Nội, hơn 4 triệu xe máy phải chịu 2 mức phí sử dụng đường bộ dự kiến là 100 nghìn đồng/năm và 150 nghìn đồng/năm.
UBND thành phố Hà Nội cho biết, lượng xe mô tô đang lưu hành ở 29 quận, huyện khoảng hơn 4 triệu chiếc. Hiện tại so với cả nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông của thành phố đã được đầu tư xây dựng tương đối hiện đại, vốn đầu tư do ngân sách đảm bảo. Hàng năm, ngân sách thành phố phải bố trí một lượng vốn lớn để duy tu, duy trì thường xuyên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu đặt ra. Chính vì vậy, Hà Nội đề xuất HĐND thành phố mức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy tối đa theo Thông tư 197 của Bộ Tài chính.
Hà Nội dự kiến thu phí đường bộ xe máy từ 100 đến 150 nghìn đồng/năm
Cụ thể, mức phí đối với xe mô tô (không bao gồm xe máy điện) loại có dung tích xy lanh 100 cm3, UBND thành phố Hà Nội đề xuất thu 100 nghìn đồng/năm (mức thu tại Thông tư 197 của Bộ Tài chính từ 50 đến 100 nghìn đồng/năm); Loại xe có dung tích xy lanh trên 100cm, UBND thành phố Hà Nội đề xuất thu 150 nghìn đồng/năm (mức thu tại Thông tư 197 của Bộ Tài chính từ 100 đến 150 nghìn đồng/năm).
UBND thành phố Hà Nội cho biết, UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn. Khi thu phí, cơ quan thu phí có trách nhiệm lập và cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí.
Chủ phương tiện nộp phí phương tiện như sau: Đối với xe mô tô phát sinh trước ngày 1/1/2013, thì tháng 8/2013 phải khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng. Đối với xe mô tô phát sinh từ ngày 1/1/2013 trở đi, việc khai, nộp phí thực hiện từ thời điểm phát sinh ngày 1/1 đến 30/6/2013, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với xe mô tô, mức thu phí băng nửa năm thu. Thời điểm khai nộp chậm nhất là 30/8.
Thời điểm phát sinh từ ngày 1/1 đến 30/6 hàng năm (trừ năm 2013), chủ phương tiện khai, nộp phí đối với xe mô tô, mức thu bằng nửa năm thu (thời điểm khai, nộp chậm nhất là ngày 31/7). Thời điểm phát sinh từ 1/7 đến 31/12 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất là ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
Về việc quản lý sử dụng nguồn phí thu được, đối với các phường, thị trấn được để lại 10% số phí sử dụng đường bộ thu được; Đối với các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước (trường hợp địa phương chưa lập Quỹ bảo trì đường bộ địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương).
Qua khảo sát, Hà Nội dự kiến phải chi phí cho công tác thu phí theo quy định đối theo quy định đối với các phường chiếm tỷ lệ khoảng 9,2% đến 14% trên tổng số phí dự kiến thu được; đối với các xã chiếm khoảng 18% đến 20%. Nhưng do Thông tư quy định tối đa đối với các phường, thị trấn là 10%; các xã là 20% nên Hà Nội đề xuất mức để lại tối đa cho đơn vị thu. Qua 2 năm thực hiện, UBND thành phố Hà Nội sẽ kiểm tra thực tế. Trường hợp cần sửa đổi sẽ báo cáo HĐND thành phố sau.
Theo Dantri
Hôm nay, phạt chủ ôtô chưa nộp phí đường bộ Ngày 30/6, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ CA), khẳng định từ hôm nay 1/7, CSGT toàn quốc sẽ xử phạt các trường hợp chủ ôtô chưa nộp phí sử dụng đường bộ theo đúng quy định. Theo đó, ôtô có chu kỳ đăng kiểm sau ngày 1/1/2014 mà chưa hoàn tất việc nộp...