Đà Nẵng: Diễn tập cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp ở các trò chơi mạo hiểm trên cao
Ngày 27-11, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) TP Đà Nẵng phối hợp cùng công viên châu Á (Asia Park) tại Đà Nẵng tổ chức diễn tập phương án cứu nạn cứu hộ khi xảy ra các tình huống tai nạn khẩn cấp trong các trò chơi mạo hiểm trên cao.
Tình huống giả định tàu lượn bị sự cố mắc kẹt trên cao tại diễn tập
Theo đó, với tình huống giả định, vào lúc X giờ Y phút, Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành phòng Cảnh sát PCCC & CNCH TP Đà Nẵng nhận được tin báo tai nạn sự cố qua số máy 114.
Cụ thể, tại địa điểm công viên Châu Á (số 01 đường Phan Đăng Lưu, TP Đà Nẵng) xảy ra sự cố tại trò tàu lượn Queen Cobra, Tháp rơi tự do bị hỏng xích, dừng ở đỉnh dốc trò chơi độ cao 37m. Lực lượng cứu hộ tại chỗ không thể thực hiện cứu hộ bằng các biện pháp thông thường. Tổng cộng có 8 khách ngồi trên ghế, không thể cứu hộ bằng sàn cứu hộ của trò chơi, một số khách đang chờ ở lối vào trò chơi khoảng 20 người.
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CHCN TP Đà Nẵng diễn tập tình huống cứu hộ du khách gặp nạn tại khu vui chơi giải trí trên địa bàn
Khi xảy ra sự cố, khách bị mắc kẹt trên trò chơi hoảng loạn và đòi xuống khỏi tàu. Hàng chục người khách xếp hàng ở lối vào trò chơi cũng bắt đầu hỗn loạn, gây nguy hiểm. Bên dưới, đám đông khách hiếu kỳ cũng nhốn nháo tập trung lại xem, chụp hình quay phim sự cố dẫn đến tình trạng chen lấn xô đẩy mất trật tự… Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ tại chỗ không thể thực hiện cứu hộ bằng các biện pháp thông thường.
Lực lượng hai đơn vị tiến hành phối hợp diễn tập phương án cứu nạn và cứu hộ thành công với gần 100 người, cùng các phương tiện cứu nạn hiện đại tham gia trong hai tình huống giả định là trò chơi tàu lượn trên cao và tháp rơi tự do bị sự cố mắc kẹt trên cao.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC& CHCN Công an TP Đà Nẵng, thông qua việc diễn tập, các đơn vị liên quan sẽ đánh giá khả năng tổ chức thoát nạn, xử lý các tình huống tai nạn, sự cố của lực lượng cơ sở, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan; chủ động cứu nạn cứu hộ kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có tai nạn, sự cố xảy ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Đồng thời, tạo hiệu quả trong việc tuyên truyền sâu rộng du khách tham quan các khu vui chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm về việc chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật liên quan đến công tác cứu nạn cứu hộ trên địa bàn TP Đà Nẵng.
48 giờ chạy đua chặn covid-19 sau 4 ca nhiễm mới
99 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Sáng 25/7, nam bệnh nhân 57 tuổi ở Đà Nẵng được xác định là bệnh nhân số 416 của cả nước.
Đến sáng 27/7, tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 là 420, trong đó có thêm 2 người ở Đà Nẵng và 1 ca ở Quảng Ngãi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là TP Đà Nẵng bình tĩnh, xử lý, khoanh vùng khu vực bệnh nhân đã đến, sinh hoạt. "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan", Thủ tướng yêu cầu.
Đà Nẵng cùng các tỉnh, thành liên quan khẩn trương đưa ra các biện pháp nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan.
Rà soát, phong tỏa, khoanh vùng cách ly
Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm mới ở Đà Nẵng, chính quyền thành phố lập tức vào cuộc để xác định những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân.
Ngành y tế đã xác định 1.079 trường hợp tiếp xúc trực tiếp (F1) và gián tiếp (F2) với ca 416. Trong đó, 288 trường hợp là F1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC) đã lấy 175 mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm. 107 mẫu đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Nơi bệnh nhân 416 đến dự đám cưới, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 200 người tiếp xúc gần.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra các khu ký túc xá để đảm bảo điều kiện cách ly cho toàn bộ F1.
Ông Thơ cho biết nếu tiếp tục mở rộng, số lượng F1 sẽ lên đến khoảng 500 người. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, toàn bộ F1 phải được cách ly tập trung, do đó, cần chuẩn bị kỹ và đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất để tiếp nhận, cách ly an toàn.
"Nếu mở rộng diện xét nghiệm, chưa biết điều gì xảy ra và diện cách ly tập trung sẽ tương đối nhiều. Ngoài ký túc xá, các vị trí khác phải rà soát ngay", ông Thơ chỉ đạo.
Đà Nẵng ghi nhận 3 ca nhiễm mới trong vòng 2 ngày. Ảnh:
Đầu giờ chiều 26/7, cơ quan chức năng đã phong tỏa Bệnh viện Đà Nẵng. Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với toàn bộ nhân viên y tế, người phục vụ, người nhà bệnh nhân.
Thời gian cách ly từ 13h ngày 26/7 đến 9/8 và có thể gia hạn thêm dựa theo tình hình thực tế.
Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết đơn vị đã thông báo không triển khai khám bệnh ngoại trú và dừng tiếp nhận điều trị nội trú mới vào tất cả ngày trong tuần, trừ trường hợp cấp cứu.
Theo Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, có khoảng 2.000 bệnh nhân đang ở trong bệnh viện. Ngoài ra, hơn 2.000 người chăm sóc, thân nhân bệnh nhân. Như vậy, cộng cả số nhân viên y tế, hơn 6.000 người phải cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo giãn cách TP Đà Nẵng trong vòng 15 ngày.
Với ca bệnh số 419 ở Quảng Ngãi, tỉnh này đã tiến hành họp khẩn. Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết theo điều tra truy vết bước 1, số trường hợp tiếp xúc gần (F1) với nam thanh niên 17 tuổi mắc Covid-19 là 127 người.
Trong số này, bệnh nhân đã tiếp xúc với hai bác sĩ, một nhân viên giữ xe, 4 thân nhân và 120 người khác.
Dự kiến sáng 27/7, Sở Y tế Quảng Ngãi chuyển bệnh nhân 419 cùng bốn người thân của bệnh nhân đến khu cách ly tập trung tại cơ sở 2, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, để theo dõi và điều trị.
Sở này cũng thông báo những người dân từng tiếp xúc gần với bệnh nhân 419 từ ngày 13/7 đến nay cần có biện pháp tự cách ly và theo dõi y tế hợp lý.
Cùng với khoanh vùng, dập dịch tích cực, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép.
Đáng chú ý, Thủ tướng đồng ý việc Bộ Công an khởi tố điều tra đường dây đưa người về nước bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo pháp luật, thực hiện nghiêm túc việc cách ly tập trung.
Tăng chuyến bay rời Đà Nẵng, đóng cửa khu du lịch
Chiều 26/7, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt công bố kế hoạch tăng chuyến bay cả ngày lẫn đêm từ Đà Nẵng đi các địa phương trên cả nước.
Cụ thể, hãng hàng không VietJet cho biết sẽ tăng cường thêm 8 chuyến bay trong ngày 26/7, bao gồm 4 chuyến chặng Đà Nẵng - Hà Nội và 4 chuyến chặng Đà Nẵng - TP.HCM.
Để có đủ máy bay đón khách, VietJet cũng mở thêm 3 chuyến chặng Hà Nội - Đà Nẵng và 4 chuyến từ TP.HCM đi Đà Nẵng. Những chuyến này dự kiến rất ít hành khách bởi Đà Nẵng đã thông báo ngừng đón khách du lịch.
Hãng hàng không Bamboo Airways cũng cho biết sẽ tăng 2 chuyến bay từ Đà Nẵng đi Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, chuyến từ Đà Nẵng đi Hà Nội cất cánh lúc 20h ngày 26/7 và chuyến từ Đà Nẵng đi TP.HCM dự kiến cất cánh vào 1h15 sáng hôm sau.
Bên cạnh 2 chuyến bay này, Bamboo Airways sẵn sàng tăng cường khai thác thêm 4 chuyến bay từ Đà Nẵng đi Hà Nội và TP.HCM trong ngày 26/7 tuỳ theo tình hình thực tế để phục vụ nhu cầu của hành khách.
Sân bay Đà Nẵng tấp nập, các hãng hàng không tăng chuyến Ngày 26/7, nhiều hãng hàng không tăng cường chuyến từ sân bay Đà Nẵng đi các địa phương trên cả nước để đưa khách du lịch có nhu cầu rời thành phố này.
Vietnam Airlines cũng điều động thêm từ 1 đến 3 máy bay thân rộng đến Đà Nẵng để phục vụ hành khách. Hãng đang theo dõi sát tình hình để điều chỉnh lịch bay kịp thời trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và Cục Hàng không.
Ngoài việc tăng chuyến, các hãng cũng có kế hoạch hỗ trợ hành khách đổi vé, thay đổi kế hoạch di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết cục đã lên phương án lập cầu hàng không, yêu cầu các hãng tăng chuyến bay tối đa đến Đà Nẵng trong khả năng có thể, kể cả bay đêm để giải tỏa khách từ Đà Nẵng.
Trong khi đó, chiều 26/7, ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, cho biết từ sáng 27/7, các cơ quan, đơn vị dừng mọi hoạt động dạy và học ở nhóm trẻ gia đình, trung tâm gia sư, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở dạy thêm ở tỉnh Quảng Ngãi.
Đối với công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các trường vẫn tổ chức ôn tập bình thường cho học sinh khối lớp 12. Các điểm thi có trách nhiệm thực hiện nghiêm hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đơn vị đã tạm dừng tổ chức "Tuyệt vời Đà Nẵng 2020" dự kiến diễn ra từ ngày 31/7 đến 5/8.
UBND TP Đà Nẵng cũng ban hành công văn, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường; cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn... tạm dừng hoạt động.
Theo đó, khu du lịch Bà Nà, Công viên châu Á và nhiều điểm du lịch nổi tiếng Đà Nẵng cũng tạm đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Nâng cảnh giác
Để hỗ trợ đồng nghiệp chống dịch, đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã lên đường đến Đà Nẵng.
Theo quyết định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, ê-kíp phản ứng nhanh của khoa Hồi sức Cấp cứu (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, đến Đà Nẵng tham gia hội chẩn và chuẩn bị các phương án, trong đó có ECMO, để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã ban hành văn bản gửi đến các đơn vị trực thuộc, yêu cầu kích hoạt hệ thống giám sát, đội phản ứng nhanh và khu cách ly tập trung trong tư thế sẵn sàng tác chiến, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Y tế, công an và UBND các quận, huyện rà soát, kiểm tra trong cộng đồng dân cư những người từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 và đang có mặt tại TP.HCM để áp dụng biện pháp giám sát y tế. Những người từ Đà Nẵng đến TP.HCM từ 18/7 phải thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng nCoV của Bộ Y tế.
Các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân 416, 418 hoặc bệnh nhân khác (nếu có) được tổ chức cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Các trường hợp có triệu chứng liên quan đến Covid-19 phải được cách ly tại cơ sở y tế và xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 để tiến hành điều trị kịp thời. Trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân 416, 418 hoặc người mắc bệnh khác (nếu có) sẽ được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Các trường hợp có triệu chứng liên quan đến Covid-19 trong vòng 14 ngày sau khi rời Đà Nẵng phải nhập viện, cách ly, xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh:
Những trường hợp khác trước mắt thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương ban hành quyết định cách ly 14 ngày đối với những người đến từ Đà Nẵng. Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An cũng có quyết định cách ly 14 ngày đối với những người đến từ Đà Nẵng từ ngày 18/7 đến nay và hướng dẫn những người này khai báo y tế, tự cách ly theo dõi sức khỏe 14 ngày.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Bắc Giang cho biết đơn vị đang giám sát 202 người trở về từ Đà Nẵng. Hiện, những trường hợp trên có sức khỏe bình thường, được cách ly tại nhà để tiếp tục theo dõi. Tỉnh này cũng đang tiếp tục rà soát danh sách người lao động sang Trung Quốc trở về địa phương.
Ngoài 3 tỉnh trên, một số địa phương khác như Thanh Hóa, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế... cũng ra quyết định tăng cường giám sát sức khỏe đối với những người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 18/7.
Các địa phương khuyến cáo người dân tạm dừng di chuyển đến thành phố Đà Nẵng với mục đích tham quan, du lịch, thăm thân nhân, công tác và những công việc không cần thiết khác.
Những người này được yêu cầu cách ly, thực hiện khai báo y tế và phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm Covid-19 theo quy định.
Không lơ là phòng cháy trong mùa mưa Hiện nay, dù đang trong mùa mưa, số vụ cháy có giảm so với những tháng mùa nắng nhưng thời tiết vẫn xen kẽ những đợt nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra nhiều vụ cháy trong khu dân cư do bất cẩn, chập điện... Vì vậy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu...