Đà Nẵng: Đề xuất mọi người dân đều đóng quỹ phòng chống thiên tai
Ngày 27/11, tại Đà Nẵng, Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (Tổng Cục thủy lợi – Bộ NN&PTNT) đã tổ chức lấy ý kiến về Luật phòng chống thiên tai và quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai.
Theo dự thảo, tất cả các tổ chức kinh tế, cá nhân sẽ phải đóng quỹ hằng năm để hỗ trợ người dân bị thiệt hại trong thiên tai, bão lũ.
Theo đó, các tổ chức kinh tế mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 1 triệu đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quỹ phòng, chống thiên tai sẽ trợ giúp người dân khi thiên tai xảy ra
Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động với mức đóng góp: Người lao động trực tiếp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đóng 10.000 đồng/người/năm. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương đóng 1 ngày lương/người/năm. Người lao động khác đóng 30.000 đồng/người/năm.
Ngoài ra, dự thảo cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho quỹ.
Dự thảo cũng đề cập đến các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ gồm thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ.
Video đang HOT
Ngoài ra, quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí; sinh viên, học sinh đang theo học tập trung dài hạn trong các trường ĐH, CĐ, Trung học và dạy nghề; người bị khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng đến 1 năm trở lên…cũng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai.
Thẩm quyền miễn, giảm, tạm hoãn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định và được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu quỹ. Trường hợp đối tượng đã đóng góp tiền vào quỹ nếu được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp được trừ vào số tiền đóng góp năm sau.
Nguyên tắc hoạt động của quỹ vì mục đích phi lợi nhuận. Đây là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý để sử dụng tại địa phương và trợ giúp các địa phương khác khi có thiên tai xảy ra. Tồn quỹ cuối năm được chuyển sang năm sau. Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của cơ quan tài chính cùng cấp.
Theo dự thảo, Nghị định quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2014 và sẽ thay thế Nghị định số 50/CP ngày 10/5/1997.
Công Bính
Theo Dantri
Nghị định "cấm" tặng quà trong các buổi lễ là... lạm quyền
Bình luận về Nghị định 145 mới ban hành với quy định "không được dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực", "không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng", TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cho rằng chỉ phù hợp với đơn vị sử dụng ngân sách.
Nghị định số 145/NĐ-CP được ký ban hành ngày 29/10/2013 quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khác nước ngoài. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 16/12 tới, để thay thế nghị định số 82 (ban hành năm 2001) và nghị định số 154 (ban hành năm 2004) nhằm điều chỉnh việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm theo quan điểm là khoa học, tránh rườm rà, tốn kém từ trung ương đến địa phương, phù hợp với truyền thống dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, ngay khi Nghị định mới được "trình làng", chưa có hiệu lực thi hành, dư luận đã có những phản ứng, mổ xẻ về nhiều quy định kỳ cục, khó khả thi trong đó.
Từ 16/12/2013, khi Nghị định 145 có hiệu lực thi hành, việc tặng quà, gắn hoa, phù hiệu tại các buổi lễ sẽ bị... cấm.
TS Lê Hồng Sơn (Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp) khái quát, nhìn tổng thể hồ sơ Nghị định thấy có đủ cả dự thảo, tờ trình, ý kiến tham gia... cũng như Công văn thẩm định của Bộ Tư pháp. Nhưng ông Sơn tỏ ý bất bình vì Nghị định mới được ban hành nửa tháng nhưng việc thẩm định của Bộ Tư pháp lại được thực hiện hơn 1 năm trước (ngày 9/10/2012).
"Tôi ít thấy dự thảo nào từ lúc thẩm định tới lúc thông qua lại kéo dài hàng năm như vậy. Tôi cũng không hiểu là dự thảo được gửi thẩm định với dự thảo trình Chính phủ xem xét, thông qua có phải là một hay không? Theo luật, Bộ Tư pháp thẩm định, phản biện dự thảo Nghị định để Chính phủ có cơ sở thảo luận, xem xét thông qua, chứ không phải khi thẩm định là một Dự thảo, đến khi trình Chính phủ lại là một Dự thảo khác. Trong một năm có lẻ, từ khi thẩm định đến khi thông qua, quá trình thảo luận, hoàn thiện Dự thảo như thế nào cũng là một vấn đề, một dấu hỏi lớn?" - ông Sơn băn khoăn.
Đi vào những quy định cụ thể đang gây tranh luận trái chiều, ông Sơn cho rằng, vấn đề nằm ở việc xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Nghị định xác định đối tượng rất rộng, từ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cho đến đơn vị vũ trang nhân dân. Tại Công văn thẩm định, Bộ Tư pháp đã có nêu vấn đề đưa tổ chức kinh tế (chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp) ra khỏi đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Đáng tiếc, ý kiến này đã không được quan tâm.
Do chưa phân loại đối tượng, phạm vi điều chỉnh hợp lý nên nhiều quy định trong Nghị định thể hiện bất cập như tại khoản 3 Điều 23 về trang phục: "không dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực..."; hoặc tại điều 24 quy định về biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi có ý "thời gian biểu diễn không quá 30 phút và được ghi rõ trong giấy mời"; "không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi". Những quy định này, TS Lê Hồng Sơn cho rằng, có thể phù hợp với nhóm đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước.
"Còn đối với nhóm đối tượng là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế (các tổ chức, đơn vị được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản về ngân sách, nói nôm na là kênh xã hội) thì những nội dung này là "quá lạm" - ông Sơn phân tích.
Với hoạt động của những đơn vị mang tính chất tự chủ rất cao này, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản cho rằng, về nguyên tắc, Chính phủ không nên can thiệp quá sâu trong việc tổ chức ngày lễ kỉ niệm, nghi thức đón nhận hình thức khen thưởng, thi đua của họ. Ông Sơn phân tích, ngày lễ kỷ niệm cũng là dịp để các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, thể hiện những thành tích, những dấu ấn cần được xã hội biết và tôn vinh. Ở mức độ nào đó, đây cũng là một hình thức cần thiết để quảng bá, quảng cáo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của những tổ chức này.
Về quy định "chỉ "kính thưa họ tên và chức danh" Lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị"(khoản 4 điều 27), TS Lê Hồng Sơn cho là khó hiểu. Có người cho rằng, quy định như vậy nghĩa là chỉ "kính thưa" một người có chức vụ cao nhất tại buổi lễ. Cách hiểu khác là "kính thưa" lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở TƯ (từ Phó Thủ tướng trở lên) và lãnh đạo cao nhất của ban, bộ, ngành (cũng là TƯ); và cả địa phương, đơn vị.
Ông Sơn chỉ rõ: "Nếu mục đích của quy định này là xướng danh, kính thưa chỉ một người có chức vụ cao nhất của buổi lễ thì cách diễn đạt phải khác. Còn nếu hiểu theo cách thứ 2 thì vẫn có một "dải" các chức danh phải... kính thưa".
Băn khoăn khác của dư luận về vấn đề chế tài của Nghị định, ông Sơn chỉ ra, trong văn bản có rất nhiều "định chuẩn", buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ nhưng không kèm chế tài mà chỉ khuyến nghị, hướng dẫn, tuyên truyền.
"Nên nghiên cứu hướng đặt ra "chế tài nguyên tắc", tức là phải có quy định cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu không có chế tài thì các quy chuẩn của Nghị đỉnh chỉ như là "sự chuyển động của không khí" mà thôi" - TS Sơn đề nghị.
Theo ông Sơn, Nghị định nhằm nhấn mạnh chủ trương chống phô trương, hình thức, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, nhất là trong nhóm đối tượng phải thực thi Nghị định, bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ quan lực lượng vũ trang. Những đối tượng này khi có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định, hoàn toàn có thể bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức buộc thôi việc... cũng như không loại trừ xử lý theo quy định của pháp luật hình sự nếu có chứa hành vi tham nhũng. Ông Sơn cho rằng, Nghị định cần phải quy định rõ vấn đề chế tài này.
P.Thảo
Theo Dantri
Cần Giờ đang có mưa rất to Khoảng 16h 20 chiều 6/11, tại huyện Cần Giờ đang có mưa rất to, gió cũng đã bắt đầu mạnh lên tại bờ biển Cần Thạnh. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cần Giờ về tình hình công tác triển khai biện pháp phòng, chống, ứng phó với cơn bão số...