Đà Nẵng đang vào mùa cao điểm sốt xuất huyết
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, thành phố hiện đang vào mùa cao điểm sốt xuất huyết, các địa phương và người dân nếu không tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết thì nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trên diện rộng.
Ngày 15/11, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng) – cho biết, Đà Nẵng hiện đang vào mùa cao điểm của sốt xuất huyết, bình quân khoảng 180 – 200 ca bệnh/tuần. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 3.365 ca mắc sốt xuất huyết.
Các địa phương có nhiều ca mắc sốt xuất huyết gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hòa Vang, Liên Chiểu.
Phun hóa chất diệt ở sốt xuất huyết trên địa bàn quận Liên Chiểu
Số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng cho thấy, trong vòng 2 tuần (từ ngày 28/10 đến 11/11), trên địa bàn thành phố đã có hơn 400 ca mắc sốt xuất huyết, số ca bệnh tuần sau tăng hơn tuần trước.
Các địa phương có số ca mắc tăng gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Hòa Vang.
Video đang HOT
Các địa phương liên tục ghi nhận ổ dịch gồm các phường: Thuận Phước, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, An Hải Đông, Thọ Quang, Hòa Quý, Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Xuân, Khuê Trung, Hòa Nhơn, Hòa An, Hòa Tiến.
Theo bác sĩ Lãm, mặc dù công tác tuyên truyền được triển khai thường xuyên nhưng người dân vẫn còn thờ ơ với việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết; chính quyền địa phương có quan tâm nhưng chưa quyết liệt, chưa cụ thể.
“Hiện đang là mùa cao điểm sốt xuất huyết, các địa phương và người dân nếu không tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết thì nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trên diện rộng”, bác sĩ Lãm khuyến cáo.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
8 nguyên tắc ai cũng cần nhớ khi sốt xuất huyết vào "mùa" để tránh mắc bệnh
Đừng chủ quan, sốt xuất huyết đang vào "mùa" rồi! Hãy làm ngay những việc này để phòng tránh tốt nhất có thể nhé!
Rục rịch vào "mùa" cao điểm sốt xuất huyết ở Hà Nội
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây nên, có tính lan truyền rất mạnh và nhanh. Vào khoảng tháng 7/2017, sốt xuất huyết bùng phát thành dịch rất mạnh, đến tháng 7 cả nước đã ghi nhận hơn 90.000 ca sốt xuất huyết, trong đó đã có 24 trường hợp tử vong.
Năm nay, tình hình sốt xuất huyết tuy có bắt đầu muộn hơn và không lây lan mạnh bằng, nhưng thời điểm này, sốt xuất huyết đang bắt đầu vào "mùa" cao điểm. Nếu như trong tháng 7/2018 mới chỉ ghi nhận 15-20 ca mắc sốt xuất huyết mỗi tuần thì từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc bệnh đã tăng lên 50-60 ca/tuần.
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Mai - Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong số các ca mắc năm nay ghi nhận nhiều ca bệnh nặng, giảm tiểu cầu. Có thể thấy rằng, người dân ít nhiều chủ quan, không phòng tránh cẩn thận, khi có dấu hiệu mắc bệnh thì không nhập viện ngay mà phải tới khi chuyển nặng mới nhập viện.
Chưa kể tới việc, với thời tiết miền Bắc hiện nay có mưa liên tục thì nguy cơ lây lan sốt xuất huyết càng cao. Việc phòng tránh là vô cùng cần thiết và cấp bách.
8 nguyên tắc phòng tránh sốt xuất huyết ai cũng cần nhớ
Cần phải nhấn mạnh rằng, sốt xuất huyết lây lan rất mạnh và nhanh, nhất là khi đã trở thành dịch. Vì thế, việc phòng tránh là vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần quan tâm bởi phòng tránh cho mình và còn phòng tránh cho người thân, bạn bè và mọi người xung quanh. Chính vì thế, hãy ghi nhớ ngay 8 nguyên tắc phòng tránh sốt xuất huyết dưới đây!
1. Đề phòng thân nhiệt, tăng cường hiểu biết: Việc trang bị kiến thức để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết. Khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như sốt, nhức người, đau mỏi... thì nên gặp bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.
2. Chú ý ăn uống: Không gì bằng phòng tránh từ bên trong. Chúng ta cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất để có một cơ thể khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt, nhờ đó thì phòng bệnh cũng tốt hơn.
3. Mặc quần áo dài, sáng màu: Cách này giúp hạn chế muỗi đốt, hạn chế bị lây bệnh.
4. Bôi thuốc chống muỗi khi ra ngoài: Đặc biệt, nếu đến những vùng nhiều muỗi, gần cây cối, tối, ẩm, các bạn càng nên bôi thuốc chống muỗi.
5. Giữ cho nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ: Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ, khô ráo chính là cách loại bỏ môi trường sống của muỗi.
6. Loại bỏ các vật chứa nước: Những vật chứa nước tù, nước đọng chính là môi trường sinh sản của loài muỗi và chúng ta cần loại bỏ chúng.
7. Phun thuốc muỗi định kỳ: Việc này giúp loại bỏ muỗi triệt để hơn.
8. Mắc màn khi đi ngủ: Tránh muỗi đốt sẽ giúp hạn chế mắc bệnh tốt hơn.
Theo Helino
Bệnh viện ở Khánh Hòa kê ghế bố cho bệnh nhân nằm Sốt xuất huyết đang tăng cao ở Khánh Hòa với gần 3.500 bệnh nhân trong 10 tháng, tăng gần 24% so cùng kỳ năm trước. Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, năm nay bệnh nhân sốt xuất huyết tập trung nhiều ở TP Nha Trang với 1.600 trường hợp. Số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện liên tục tăng, khiến...