Đà Nẵng đã xử lý ra sao loạt dự án “nhạy cảm, người dân quan tâm”?
Thời gian qua, người dân TP. Đà Nẵng rất quan tâm đến việc xử lý liên quan đến loạt dự án mà trước đó Đà Nẵng đã giao “đất vàng” không đúng đối tượng, sai quy định hay bỏ quên quyền lợi của người dân.
Ngày 25/3, theo nguồn tin của Dân Việt, các sở ngành liên quan của TP. Đà Nẵng đã có báo cáo gửi UBND thành phố, Thành ủy Đà Nẵng về việc xử lý các dự án “nhạy cảm, người dân rất quan tâm”…
Trong đó, Dự án Nhà hàng và bến du thuyền phía Nam cảng sông Hàn của công ty I.V.C liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm), hiện UBND TP. Đà Nẵng thống nhất điều chỉnh chức năng thành khu trưng bày quy hoạch của thành phố trong đồ án Thiết kế đô thị khu vực xung quanh Thành Điện Hải đã được UBND thành phố phê duyệt.
Còn về Dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, sau khi có kết quả của cơ quan điều tra của cơ quan Trung ương, UBND TP. Đà Nẵng sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng và các ngành liên quan “rà soát quy hoạch tổng thể dự án, tăng cường diện tích đất để đầu tư các công trình công cộng, thiết chế văn hóa để phát triển kinh tế- xã hội thành phố”.
Dự án KĐT Đa Phước (Đà Nẵng) sau khi điều tra sẽ được tăng cường diện tích đất để đầu tư các công trình công cộng, thiết chế văn hóa. Ảnh: Đình Thiên
Về 2 dự án mà UBND TP. Đà Nẵng giao không đúng đối tượng cho các công ty liên quan Phan Văn Anh Vũ ở khu vực ven biển Ngũ Hành Sơn, gồm dự Khu du lịch ven biển I.V.C, dự án Khu du lịch Bắc Nam 79 mà Đà Nẵng đã lên phương án thu hồi trước đó. Những dự án này đang trong quá trình điều tra nên Đà Nẵng chưa thể triển khai các thủ tục thu hồi làm công viên, bãi tắm công cộng. Hiện UBND TP. Đà Nẵng đang giao các sở ngành liên quan theo dõi và đề xuất.
Liên quan đến khu đất 4,97ha ở phía Nam Cảng sông Thu cũ mà UBND TP. Đà Nẵng đã giao cho Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư. Khu đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đang trong quá trình điều tra. Hiện UBND TP. Đà Nẵng cũng đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi đề xuất.
Về dự án Công viên Đại dương, UBND TP. Đà Nẵng thống nhất xem xét sau khi Đồ án quy hoạch thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch chung cho TP. Đà Nẵng có đề xuất không hình thành dự án lấn biển tại khu vực này.
Video đang HOT
Dự án Khu du lịch Nam Ô (Đà Nẵng) đã được điều chỉnh quy hoạch. Ảnh: Đình Thiên
Ngoài ra, hiện Đà Nẵng đã tiến hành thu hồi đất ở một số dự án và mở được 4/5 lối xuống biển đã được phê duyệt gồm lối xuống biển cuối đường Hồ Xuân Hương, lối xuống biển ở dự án Siver Shores, The Song, lối xuống biển giữa Khách sạn Furama và quần thể du lịch Aryana.
Ngoài các lối xuống biển nêu trên, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã làm việc và thống nhất với Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu về phương án thu hồi một phần diện tích 2,45 ha ở khu du lịch của công ty này để làm công viên công cộng. Hiện Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã trình UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt chi tiết 1/500 vào ngày 19/2 vừa qua. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng cũng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch sinh thái Nam Ô theo hướng điều chỉnh vệt mặt tiền đường biển Nguyễn Tất Thành thành công viên xây xanh, bãi xe công cộng và quy hoạch 5 lối xuống biển tại dự án này.
Tuyển bằng đại học, trả lương... trung cấp (!?)
Nhiều giáo viên mầm non tại TP Đà Nẵng dù có trình độ ĐH nhưng đang bị xếp hạng chức danh nghề nghiệp hạng IV, hưởng hệ số lương 1,86.
Ngoài việc nuôi dạy trẻ, giáo viên một trường mầm non ở quận Hải Châu phải vất vả đi xách nước do đợt nhiễm mặn vừa qua ở TP này - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngoài ra, Thanh tra TP Đà Nẵng còn xác định việc tuyển dụng giáo viên mầm non với trình độ ĐH là chưa đúng quy định.
Trình độ ĐH, lương... trung cấp
Mới đây, tại một trường mầm non ở quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) có hai giáo viên tốt nghiệp ĐH chính quy đến phỏng vấn tuyển dụng. Hai giáo viên này được thông báo là từ khi có quyết định của UBND quận về hợp đồng ngân sách thì sẽ hưởng theo hạng IV - mức lương dành cho giáo viên tốt nghiệp trung cấp. Nghe vậy, cả hai cô hoang mang và tính nghỉ việc ra ngoài trường tư để làm.
Trước tình thế này, nhà trường và công đoàn phải động viên rất nhiều, hai giáo viên này mới quyết định ở lại làm việc. "Cơ chế như vậy gây thiệt thòi rất nhiều cho giáo viên" - đại diện trường này cho hay.
Hiệu trưởng một trường khác bức xúc cho biết theo quy định, các trường mầm non có thể tuyển dụng giáo viên hạng IV (tốt nghiệp trung cấp) nhưng TP Đà Nẵng vẫn đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng là phải tốt nghiệp ĐH (nhưng vẫn hưởng lương trung cấp).
Đại diện một phòng GD-ĐT của TP Đà Nẵng cho hay do yêu cầu của TP là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dạy học nên đã đặt ra tiêu chuẩn giáo viên mầm non phải có trình độ từ ĐH trở lên.
"Tuy nhiên, quá trình này diễn ra quá nhanh, có quận huyện đã nới xuống trình độ CĐ nhưng vẫn không tuyển đủ giáo viên vì lâu nay hệ này gần như đã không còn" - vị này cho hay.
Thông báo tuyển dụng viên chức giáo dục của các quận ở Đà Nẵng yêu cầu phải có bằng ĐH trở lên - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Bà Trần Thị Thúy Hà - trưởng Phòng GD-ĐT quận Hải Châu - cho biết có tình trạng một số giáo viên đã trúng tuyển nhưng phải bỏ nghề vì thu nhập quá thấp. Trước đây, số giáo viên này làm việc theo dạng hợp đồng với các trường thì hưởng lương theo bằng ĐH nhưng hiện giờ khi tổ chức thi tuyển, họ thi đậu rồi nhưng lại xếp hạng lương theo trung cấp, hệ số 1,86.
"Trừ 6 tháng tập sự ra, cứ 3 năm nâng lương một lần, dài đằng đẵng biết khi nào mới hưởng lương theo bằng ĐH" - bà Hà nói.
Chưa phù hợp
Liên quan đến vấn đề nêu trên, Thanh tra TP Đà Nẵng đã có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại UBND quận Hải Châu.
Theo đó, thanh tra xác định UBND quận Hải Châu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT quận năm học 2018-2019 được Sở Nội vụ phê duyệt, xác định hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo nhu cầu tuyển dụng là giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng IV (trình độ chuyên môn trung cấp trở lên), giáo viên THCS hạng III (trình độ chuyên môn CĐ trở lên).
Tuy nhiên, kế hoạch nêu trên yêu cầu trình độ chuyên môn ĐH trở lên là chưa phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại các thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ.
Vì vậy, khi thực hiện kế hoạch tuyển dụng nêu trên, các giáo viên có trình độ trung cấp, CĐ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với hạng chức danh viên chức giáo viên hạng III, hạng IV nhưng lại không được tham gia dự tuyển. Trái lại, việc tuyển dụng giáo viên có trình độ ĐH trở lên nhưng xếp ngạch viên chức hạng III, hạng IV là chưa phù hợp với chế độ tiền lương.
Thanh tra cũng chỉ ra việc xác định chức danh nghề nghiệp viên chức tuyển dụng là giáo viên hạng II (trình độ chuyên môn ĐH trở lên), hạng III nhưng không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng tương ứng là chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, được quy định tại các thông tư liên tịch kể trên.
Thanh tra đã kiến nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT, các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND TP hướng dẫn thống nhất các quy định về trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức giáo dục trên địa bàn TP theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện một phòng GD-ĐT tại TP Đà Nẵng đặt vấn đề: Có một bất cập mang tầm vĩ mô ở chỗ tại sao các ngành nghề ra trường tốt nghiệp ĐH hưởng lương ĐH nhưng riêng giáo dục ra trường nhưng đầu vào lại "ăn" lương hạng IV, sau đó mới tăng dần lên và để lên hạng I, II, III mất đến 6, 7 năm?
"Đầu vào phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của kỳ thi tuyển chứ không phải phụ thuộc vào bằng cấp. Chưa chắc người có bằng ĐH nhưng đã tốt hơn trung cấp" - vị này nhấn mạnh.
Theo tuoitre
Không chỉ Đà Nẵng, nhiều địa phương cũng có sản phụ thiệt mạng sau khi gây tê tủy sống Trước khi 1 sản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch ở Đà Nẵng sau gây tê diễn ra, các địa phương khác cũng đã ghi nhận những trường hợp tương tự, đặt ra vấn đề về loại thuốc gây tê này. Gây tê tủy sống Yên Bái Tháng 7/2019, sản phụ Trần Thị Bích Lai (28 tuổi, Hà Giang) đột ngột...