Đà Nẵng công bố lịch trình bệnh nhân 418
Bệnh nhân 418 trước khi khởi phát bệnh có lui tới chăm bố đang nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng.
Sáng 26-7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã công bố lịch trình, thông tin ban đầu về ca bệnh N.V.V (SN 1958, cán bộ hưu trí, trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng – là ca bệnh thứ 418 theo công bố của Bộ Y tế). Hiện bệnh nhân này đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Thông tin dịch tễ được khai thác từ người nhà bệnh nhân, trong 1 tháng gần đây, bệnh nhân chỉ ở TP Đà Nẵng, không đi ra ngoại tỉnh, thường xuyên sử dụng máy tính ở nhà, không tiếp xúc với người nước ngoài. Hằng ngày, bệnh nhân có uống cà phê, ăn sáng ở khu vực xung quanh nhà.
Bệnh nhân đang sống cùng vợ và con gái ở phường Thanh Bình (Hải Châu, Đà Nẵng). Trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát, bệnh nhân có chăm bố đang nằm điều trị tại Khoa hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 5-7. Nhà bệnh nhân nằm cạnh nhà bố.
Cán bộ y tế phun hóa chất khử khuẩn tại nhà bên cạnh của bệnh nhân 418 sáng 26-7
Video đang HOT
Quá trình khám và nhập viện như sau: Ngày 11-7, bệnh nhân ho sốt, mệt mỏi, sụt ký và ăn uống kém. Bệnh nhân có nhờ con rể chở đến khám tại phòng khám tư của bác sĩ H. ở đường Đinh Tiên Hoàng. Sau đó, có sử dụng thuốc 2 ngày không đỡ nên vào cấp cứu tại Bệnh viện quận Hải Châu vào ngày 18-7. Sau đó bệnh nhân tự đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng và được chuyển vào khoa Nội hô hấp – Bệnh viện Đà Nẵng, phòng 506.
Tình trạng bệnh nhân đến khám: ho khạc đàm trắng, khó thở; chẩn đoán vào viện: viêm phổi, theo dõi lao phổi; biến chứng: suy hô hấp. Ngày 23-7, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực. Hiện tại tình trạng bệnh nhân nặng, thở máy qua nội khí quản.
Cán bộ y tế đến điều tra dịch tễ tại nhà bệnh nhân 418
Ngay sau khi nhận được thông tin về bệnh nhân, chiều 24-7, CDC Đà Nẵng đã phối hợp với Bệnh viện Đà Nẵng tiến hành giám sát và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sàng lọc ngày 25-7 cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với SARS-CoV-2. CDC Đà Nẵng đã chuyển mẫu đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Nha Trang để làm xét nghiệm khẳng định, cả hai kết quả đều dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng, do bệnh nhân đang thở máy nên thông tin do người nhà cung cấp, chưa đầy đủ, Sở Y tế tiếp tục Phối hợp với Công an TP, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục điều tra điều tra thêm yếu tố dịch tễ, quá trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân, điều tra tất cả các trường hợp đã tiếp xúc gần với bệnh nhân, các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp tiếp xúc gần để xử lý khử khuẩn môi trường; áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi chặt chẽ theo đúng quy định đối với các trường hợp có liên quan.
Ngành y tế tiếp tục xử lý hóa chất Chloramin B khử khuẩn môi trường tại các địa điểm liên quan đến bệnh nhân; lập danh sách tất cả những trường hợp đang ở trong Bệnh viện Đà Nẵng và toàn bộ những trường hợp tiếp xúc gần, có liên quan đến bệnh nhân để có biện pháp cách ly, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và can thiệp y tế phù hợp.
Đồng thời, Đà Nẵng cũng xin ý kiến chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế trong công tác kiểm soát dịch bệnh tại địa phương và điều trị bệnh nhân.
Việt Nam bước đầu tiêm thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 trên chuột
Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắc xin và tiêm thử nghiệm trên chuột.
TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.
Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.
Với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong các tuần qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Tròn 17 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
TS Đạt cũng cho biết thêm trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau giai đoạn này, vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của dự tuyển vắc xin này.
Tính tới sáng 3/5, Việt Nam ghi nhận 270 ca mắc Covid-19. Kể từ sáng 16/4, đến nay, cả nước không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.
51 bệnh nhân còn lại đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh. Đa số bệnh nhân có sức khoẻ ổn định, 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus này.
Thêm 2 ca mắc Covid-19 ở Hạ Lôi, cả nước có 262 bệnh nhân Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm 2 bệnh nhân mắc Covid-19 đều là người dân thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, Hà Nội). Tính đến 6h ngày 13/4, tổng số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam là 262 trường hợp. Trong đó, 159 người từ nước ngoài chiếm 60,7%, 103 người lây nhiễm thứ phát chiếm 39,3%. Hai ca mắc mới...