Đà Nẵng có khu xử lý chất thải rắn không chôn lấp
Nhà máy được đầu tư các dây chuyền công nghệ xử lý triệt để chất thải rắn không chôn lấp, không phát tán ô nhiễm thứ cấp ra môi trường, đồng thời sản xuất ra các sản phẩm năng lượng tái tạo từ chất thải rắn.
Ngày 27/6, Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam khánh thành giai đoạn I Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp tại thôn Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Khu liên hợp này có tổng diện tích 10 ha, vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Hiện tại, nhà máy đầu tư gần 400 tỷ đồng để hoàn thành giai đoạn 1, công suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thành phố Đà Nẵng.
Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016, với công suất xử lý 700 tấn/ngày, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động tại địa phương.
Đây là doanh nghiệp tiên phong trong cả nước ứng dụng công nghệ xử lý triệt để 100% chất thải rắn đồng thời sản xuất ra những sản phẩm nhiên liệu tái tạo mà không gây ô nhiễm thứ cấp ra môi trường.
Một trong những dây chuyền xử lý rác thải rắn tại khu liên hợp. Ảnh: Ngọc Trường.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đánh giá, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn vừa đưa vào hoạt động mang đậm tính nhân văn vì môi trường sống của người dân Đà Nẵng, bởi hiện tại thành phố không còn quỹ đất để chôn lấp rác thải.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam, cho biết với đơn giá xử lý rác của thành phố hiện nay là 160.000 đồng/tấn, tương đương 7,3 đôla Mỹ cộng với giá trị thành phẩm thu được từ tái chế chất thải rắn, chắc chắn doanh nghiệp không thể bù được chi phí đầu tư về lâu dài.
“Chúng tôi mong các cấp xem xét, điều chỉnh đơn giá phí xử lý phù hợp để tiếp tục triển khai dự án”, ông Tuấn kiến nghị.
Hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại thành phố Đà Nẵng trung bình là 650 tấn/ngày và có thể tăng lên đến 700 tấn/ngày. Rác thải chủ yếu được vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn với diện tích 50 ha.
Chất thải rắn được phân loại thành 3 thành phần chính: nylon, rác hữu cơ và đất đá – xà bần – chai lọ thủy tinh. Sau đó, nylon sẽ được đưa vào dây chuyền nhiệt phân cracking để sản xuất ra dầu PO, RO và FO. Thành phần rác hữu cơ sẽ được đưa vào dây chuyền nung yếm khí để sản xuất ra than sinh học và than biochar. Đất đá, xà bần, chai lọ thủy tinh đưa qua nhiệt để khử các thành phần ô nhiễm và được nghiền nhỏ, thêm phụ gia để sản xuất gạch không nung dùng cho các công trình xây dựng công cộng và dân sinh. Tất cả sản phẩm đã được kiểm định đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tiêu chuẩn ngành.
Ngọc Trường
Theo VNE
Quốc hội đánh giá công tác cả nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Thủ tướng
Với số phiếu thuận gần như tuyệt đối, sáng 18/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát năm 2016. Kỳ họp đầu năm, Quốc hội sẽ đánh giá công tác trong cả nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, UB Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng...
Đã gần trọn nhiệm kỳ 5 năm trôi qua kể từ khi Quốc hội khoá XIII bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng vào tháng 7/2011 (ảnh: Việt Hưng).
Cụ thể, trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII dự kiến tổ chức vào tháng 3/2016, Quốc hội không giám sát chuyên đề mà chỉ tiến hành thảo luận báo cáo của Chính phủ và kinh tế, xã hội, ngân sách và xem xét kết quả giám sát kiến nghị của cử tri như mọi kỳ họp khác.
Thay vào đó, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa 13 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 (dự kiến tổ chức trong tháng 7/2016), Quốc hội cũng sẽ chỉ thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ và xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Sau đó đến kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa mới (tháng 10, 11/2016), hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn mới trở lại. Đồng thời Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trước đó, công bố kết quả lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về vấn đề này, báo cáo của UB Thường vụ Quốc hội thể hiện, bên cạnh 64% đại biểu chọn chuyên đề giám sát như trên, cũng còn hơn 21% đại biểu muốn giám sát về hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015; định hướng phát triển khoa học, công nghệ để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2015-2025.
Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung giám sát về lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản do tình hình hiện nay rất phức tạp; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, trong việc phòng chống tham nhũng; chính sách pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ để đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường...
UB Thường vụ Quốc hội nhận định, các ý kiến đều nêu ra những nội dung quan trọng, cấp thiết trong đời sống kinh tế - xã hội, được nhiều đai biêu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên không thể đưa quá nhiều nội dung nên Thường vụ chỉ chọn nội dung giám sát chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Những nội dung khác, UB Thường vụ đề nghị Quốc hội giao Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu và lựa chọn để đưa vào chương trình giám sát theo lĩnh vực phụ trách.
Tại kỳ họp này, phiên thảo luận về chương trình giám sát cho năm sau đã không có một đại biểu nào đăng ký phát biểu và Quốc hội nghỉ lúc chưa đến 9h30.
P.Thảo
Theo Dantri
Quảng Ninh mời chuyên gia hiến kế phát triển "kinh tế xanh" "Phải nhìn thẳng vào sự thật, Quảng Ninh vừa phải phát triển kinh tế vừa phải đối mặt với ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra là cần có phương án tốt hơn nữa giúp Quảng Ninh triển kinh tế bền vững và giữ được môi trường". Đó là bộc bạch của ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng...