Đà Nẵng cho mở lại chợ, cửa hàng tạp hóa với điều kiện gì?
Trong những ngày tới, TP Đà Nẵng dự kiến mở lại chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa để đảm bảo cung ứng hàng cho nhân dân.
Các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa được mở lại kèm theo các điều kiện cụ thể.
Đà Nẵng dự kiến mở lại chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa với các điều kiện đi kèm – Ảnh minh họa: B.TÙNG
Thông tin này được ông Hồ Kỳ Minh, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết vào tối 25-8. Theo đó, TP dự kiến mở cửa từng phần các chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa bán hàng hóa thiết yếu với những điều kiện phòng dịch.
Căn cứ trên kết quả xét nghiệm, một số chợ truyền thống sẽ được mở lại với điều kiện tiểu thương là người cư trú trên cùng địa bàn với chợ, là nơi được xác định là khu vực “vùng vàng”.
Các chợ chỉ cho mở lại các cửa hàng buôn bán thực phẩm, nhưng số cửa hàng thực phẩm tại mỗi chợ không quá 30%, đảm bảo giãn cách.
Video đang HOT
Tiểu thương được mở bán phải đạt được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, và có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính trước khi tới chợ.
Trong quá trình bán hàng, họ sẽ được xét nghiệm COVID-19 3 ngày/một lần.
“Chúng tôi xây dựng kế hoạch dự kiến cho cửa hàng thực phẩm ở các chợ mở trong khung giờ từ 7-11h. Lượng người vào chợ một giờ không quá 50 người, là đại diện ban điều hành các tổ dân phố đến mua hàng cho các hộ dân. Mỗi buổi bán cho không quá 200 người” – ông Minh cho biết.
Ông Minh cho biết, việc mở cửa chợ được cân nhắc trên căn cứ kết quả xét nghiệm 3 đợt vừa qua. Cửa hàng tạp hóa được mở lại phải nằm trong “vùng xanh”, và số lượng cửa hàng không quá 30% mỗi địa bàn. Người bán tạp hóa phải được tiêm 1 mũi vắc xin.
Ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, lưu ý khi cho phép mở cửa hàng tạp hóa phải khảo sát cửa hàng, đảm bảo là nơi thông thoáng. “Tuyệt đối không cho phép mở cửa hàng tạp hóa tại các kiệt, hẻm, vì nguy cơ lây nhiễm rất lớn” – ông Quảng nói.
Trước đó, Sở Công thương Đà Nẵng cho biết những ngày qua, dự trữ lương thực, thực phẩm của người dân không còn nhiều, nên nhu cầu đặt hàng tăng cao. Năng lực cung cấp của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị hạn chế, các chợ, cửa hàng tạp hóa đóng cửa dẫn tới quá tải đơn hàng.
Để giải quyết khó khăn cho người dân, Sở Công thương đã đề xuất UBND TP thống nhất cho phép siêu thị, cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp phân phối bố trí 100% nhân lực làm việc, cho phép nhân viên giao hàng và shipper công nghệ tham gia giao hàng.
Sở Công thương đề xuất UBND TP Đà Nẵng cho phép mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa; tăng cường thêm các điểm bán hàng lưu động, chợ tạm trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; huy động lực lượng hỗ trợ ban điều hành khu dân cư trong việc mua sắm lương thực, thực phẩm giúp dân.
Sở Công thương Đà Nẵng đề xuất mở lại chợ, tạp hóa
Ngày 25-8, Sở Công thương TP Đà Nẵng cho biết đã đề xuất UBND TP Đà Nẵng cho phép mở lại hoạt động một số chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.
Một chợ tạm trên đường Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng bán hàng cho người dân thông qua tổ trưởng dân phố - Ảnh: TẤN LỰC
Theo Sở Công thương, những ngày qua dự trữ lương thực, thực phẩm của người dân không còn nhiều nên nhu cầu đặt hàng tăng cao. Trong khi đó, năng lực cung cấp của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị hạn chế, còn các chợ, cửa hàng tạp hóa đóng cửa dẫn tới quá tải đơn hàng.
Để giải quyết khó khăn cho người dân, Sở Công thương đã đề xuất UBND TP thống nhất cho phép siêu thị, cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp phân phối bố trí 100% nhân lực làm việc; cho phép nhân viên giao hàng và shipper công nghệ tham gia giao hàng.
Ngoài ra, Sở Công thương đề xuất UBND TP Đà Nẵng cho phép mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa; tăng cường thêm các điểm bán hàng lưu động, chợ tạm trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; huy động lực lượng hỗ trợ ban điều hành khu dân cư trong việc mua sắm lương thực, thực phẩm giúp dân.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online những ngày qua cho thấy việc mua sắm thực phẩm của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, đường dây mua hàng của các siêu thị, nhà cung cấp luôn trong tình trạng quá tải vì đơn hàng tăng đột biến.
Việc mua sắm qua tổ trưởng dân phố cũng có hạn chế khi không đủ nguồn hàng, thiếu hụt thịt heo, gà, rau xanh và một số hàng thiết yếu khác.
Điều chuyển vắc xin của nhóm công an sang cho shipper
Ngày 25-8, Sở Y tế TP Đà Nẵng có công văn gửi Sở Giao thông vận tải về việc điều chuyển nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 theo kế hoạch từ nhóm lực lượng công an sang nhóm shipper giao hàng qua ứng dụng công nghệ thuộc quản lý của Sở Giao thông vận tải theo chỉ đạo của bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị có liên quan lập danh sách tiêm chủng mũi 1 cho nhóm shipper giao hàng qua ứng dụng công nghệ và gửi về đơn vị phụ trách tiêm chủng là Trung tâm Y tế quận Thanh Khê trong chiều cùng ngày .
Dự kiến sẽ có 1.000 shipper được tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca trong đợt này. Lực lượng shipper này sau khi tiêm chủng sẽ giúp hỗ trợ việc giao hàng cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm để giảm tình trạng quá tải hiện nay.
Giá thực phẩm ở Hà Nội tăng nhân ngày rằm tháng bảy Giá thực phẩm cuối tuần ở Hà Nội tăng do nhiều người làm cơm cúng rằm tháng 7 âm lịch. Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, một số tiểu thương cho biết, giá cả sẽ dần ổn định sau ngày rằm. Hoa quả cúng rằm tháng 7 bán khá chạy. Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, chị Nguyễn Lan Anh,...