Đà Nẵng chính thức thành lập bệnh viện dã chiến Tiên Sơn
Ngày 22/8 UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định về việc thành lập Bệnh viện dã chiến TP Đà Nẵng tại Cung Thể thao Tiên Sơn để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn, Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành
Theo đó, Bệnh viện dã chiến TP Đà Nẵng trực thuộc Sở Y tế, là Cơ sở 2 của Bệnh viện Đà Nẵng, đặt tại Cung Thể thao Tiên Sơn số 3 Phan Đăng Lưu, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu.
Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Y tế và hướng dẫn chuyên môn, đảm bảo các điều kiện tổ chức, hoạt động của Bệnh viện Đà Nẵng.
Phạm vi hoạt động chuyên môn của Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn là cách ly, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 theo quy định và thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Bệnh viện Đà Nẵng đã được Sở Y tế phê duyệt.
Giám đốc Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn bố trí, sắp xếp các khu chức năng và chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thu dung điều trị COVID-19 và kiểm soát nhiễm khuẩn.
TP Đà Nẵng đề nghị Sở Xây dựng bàn giao đầy đủ hạng mục công trình, phối hợp đảm bảo vận hành an toàn toàn và kịp thời xử lý sự cố liên quan; Sở TN&MT hướng dẫn các vấn đề liên quan đến môi trường, thông khí, xử lý nước thải, rác y tế cho Bệnh viện; Công an thành phố cử lực lượng để đảm bảo an ninh cho Bệnh viện…
Video đang HOT
Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ, do Ban chỉ đạo quyết định.
Trước đó, ngày 11/8, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế xin phép thành lập bệnh viện dã chiến trực thuộc Sở Y tế tại Cung thể thao Tiên Sơn.
Cũng trong ngày 11/8, ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng có buổi kiểm tra Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn. Ông Quảng cho biết: mong muốn lớn nhất của lãnh đạo và nhân dân thành phố là dù hoàn thành bệnh viện dã chiến nhưng hy vọng sẽ…không có bệnh nhân.
Tính đến 18h cùng ngày, Đà Nẵng ghi nhận 369 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 21 bệnh nhân tử vong và 98 trường hợp đã được chữa khỏi.
Trong số 243 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố có 45 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2; 30 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 5 bệnh nhân âm tính lần 3 và 2 bệnh nhân âm tính lần 4.
Đáng chú ý, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID – thanh phố Đà Nẵng cho biết: Trong 243 bệnh nhân COVID-19 hiện đang được cách ly, chữa trị, có 172 trường hợp (70,8%) không có triệu chứng; 32 trường hợp (13,2%) có biểu hiện lâm sàng nhẹ; 120 bệnh nhân ổn định (49,4%); 92 bệnh nhân tiến triển tốt (37,9%). Hiện tại có 31 bệnh nhân (12,8%) có tiên lượng nặng, rất nặng và nguy kịch.
'Bão cytokine' tấn công nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng Đà Nẵng
Hội chứng "bão cytokine", tức hệ miễn dịch phản ứng quá mức chống lại chính cơ thể, tấn công nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng từ Đà Nẵng.
Thông tin được Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, đang chi viện tại Đà Nẵng, cho biết sáng 14/8. Bác sĩ Sơn được Bộ Y tế điều động Đà Nẵng từ rất sớm, ngay đầu dịch, để tham gia hội chẩn, trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. Hiện ông nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn tại Đà Nẵng vừa được thành lập.
Covid-19 lần này xuất hiện ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý nền nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, suy gan giai đoạn cuối, suy đa phủ tạng, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì... Công việc của các bác sĩ do đó trở nên vô cùng khó khăn, theo bác sĩ Sơn.
Với các bệnh nhân nặng, nhiễm nCoV đã làm tổn thương tạng tăng lên.
"Trong chuyên môn, chúng tôi gọi đó là tình trạng 'cơn bão cytokine', một phản ứng miễn dịch cấp tính gây tổn thương tất cả cơ quan trong cơ thể, tình trạng suy đa phủ tạng sẽ nặng hơn", bác sĩ Sơn giải thích.
"Bão cytokine" là hội chứng mà "bệnh nhân 91", phi công người Anh, mắc phải trong đợt dịch trước. Anh ta đã hôn mê sâu hơn hai tháng, phổi gần như đông đặc hoàn toàn, rối loạn đông máu, lọc máu liên tục, sống hoàn toàn phụ thuộc vào can thiệp ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo). Sự hồi phục sau đó của bệnh nhân này được các chuyên gia nhận xét là thần kỳ. Tuy nhiên, so với nhiều bệnh nhân Đà Nẵng, bệnh nhân phi công trong đợt dịch trước mặc dù là ca nặng nhất, song không mắc nhiều bệnh lý nền trừ béo phì, tuổi lại trẻ (43 tuổi).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn một ngày trước cũng nhận xét giữa "bệnh nhân 91" và các bệnh nhân nặng mắc Covid-19 tại Đà Nẵng có nhiều điểm khác biệt. Đó là những bệnh nhân tại Đà Nẵng có bệnh nền nặng và thời gian bệnh dài, gây ra nhiều biến chứng như suy tim, suy thận, suy kiệt cơ thể. Do đó khả năng đáp ứng điều trị của các bệnh nhân tại Đà Nẵng so với "bệnh nhân 91" là rất kém.
Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn nhìn nhận "bão cytokine" khiến việc điều trị các bệnh nhân kèm những bệnh lý nền nặng rất khó khăn. Các bác sĩ không chỉ điều trị riêng Covid-19, mà còn phải điều trị cả các bệnh lý nền trước đó của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh nhân suy đa tạng, cần sự hỗ trợ rất nhiều của các kỹ thuật hồi sức. Nhiều bệnh nhân phải can thiệp ECMO, là kỹ thuật cao cấp để duy trì chức năng tuần hoàn và hô hấp.
Bệnh nhân suy đa tạng, tức quá trình hồi sức tích cực không chỉ hồi sức một bộ phận trong cơ thể mà phải hồi sức liên tục nhiều bộ phận trên cùng một cơ thể. Ví dụ, bệnh nhân phải hồi sức thận, tim, cùng lúc lọc máu liên tục để duy trì cân bằng của cơ thể. Suy đa tạng dẫn đến nhiễm trùng, đẩy bệnh nhân vào tình trạng tiếp tục suy các cơ quan tạng khác, thậm chí có những cơ quan không thể hồi phục được vì đã ở giai đoạn cuối. Cuối cùng là cơ thể không thể chống đỡ nổi, bệnh nhân tử vong.
"Ví dụ, bệnh nhân chạy thận nhân tạo giai đoạn cuối, chức năng thận không thể hồi phục được, nếu tiếp tục có các biến chứng nặng hơn của tình trạng tim mạch, hô hấp liên quan đến những tiến triển do bệnh nền, thì vô cùng khó để có thể giữ được sự sống của bệnh nhân", bác sĩ Sơn nói.
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Tuấn Dũng.
Hơm 200 chuyên gia đầu ngành về ECMO, thận nhân tạo, tim mạch, đái tháo đường, điều trị sốc, điều trị bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiễm trùng khác, từ cả nước có mặt tại Đà Nẵng hỗ trợ điều trị bệnh nhân. Ngoài ra, còn có các chuyên gia đầu ngành về tim mạch, đái tháo đường, thận. Trưởng Bộ phận thường trực
"Tất cả chúng tôi cùng chung tay để đưa ra các hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, nỗ lực từng giây để tìm cơ hội cứu sống bệnh nhân", bác sĩ Sơn nói. Ông chia sẻ mỗi một bệnh nhân ra đi để lại nỗi buồn, niềm nuối tiếc và sự bất lực của đội ngũ y tế trực tiếp điều trị.
Một số bệnh nhân nặng đang được điều trị và cả những ca tiên lượng rất xấu. Các bác sĩ đang tập trung toàn tâm lực và trang thiết bị tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có các tín hiệu vui của một số bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên trên nhóm bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền nặng thì khả năng tìm cơ hội sống cho họ khó khăn hơn gấp hàng trăm, nghìn lần so với bệnh nhân tổn thương nhẹ", bác sĩ Sơn nói.
Tính đến sáng nay, tổng số ca nhiễm cả nước lên 911, trong đó 425 người đã khỏi, 21 ca tử vong, còn 465 bệnh nhân đang điều trị. Khoảng 15 bệnh nhân Covid-19 đang trong tình trạng nặng, nguy kịch.
Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn điều trị ca Covid-19 từ ngày 14/8 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Văn Quảng đề nghị ngành y tế đưa vào vận hành bệnh viện dã chiến Tiên Sơn trong ngày 14/8. Chiều 11/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Văn Quảng đi kiểm tra thực tế tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn. Theo bác sĩ Ngô Thị Kim Yến,...