Đà Nẵng chi ngân sách khắc phục “sai lầm” của Bộ Y tế
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ chỉ đạo UBND TP ra quyết định bổ sung bộ tim phổi nhân tạo vào danh mục chi trả bảo hiểm y tế để tạm khắc phục “sai lầm” từ Thông tư 27 của Bộ Y tế.
Báo cáo khi ông Trần Thọ đến thăm, làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng (BVĐN) ngày 11/9, BS-CKII Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc BVĐN cho hay, lâu nay BHYT vẫn chi trả bộ tim phổi nhân tạo (dụng cụ dùng một lần cho các trường hợp trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh lý tim mạch phải hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể khi tiến hành đưa tim ra ngoài để phẫu thuật, trị giá 11 triệu đồng/bộ).
Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng báo cáo với ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng tại buổi làm việc ngày 11/9 (Ảnh: HC)
“Bỗng dưng Bộ Y tế ra Thông tư 27 không có bộ tim phổi nhân tạo này trong danh mục nên từ tháng 11/2013 đến nay BHYT không chi trả nữa. Đây là một sai lầm của Thông tư 27. Bộ Y tế không đưa vào danh mục thì BHYT không chi trả. Đó là nguyên tắc. Lâu nay người bệnh được thanh toán BHYT cái này, bây giờ thì không được thanh toán mà họ phải mua nên rất bức xúc. BVĐN đã phải trình lên nhiều cấp để người bệnh được hưởng quyền lợi này” – BS-CKII Trần Ngọc Thạnh nói.
Sau khi hỏi và được Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP Đinh Văn Hiệp trả lời “UBND TP có thể quyết định được”, ông Trần Thọ chỉ đạo các ngành Tài chính, KH-ĐT và Y tế làm văn bản trình UBND TP Đà Nẵng ra ngay quyết định bổ sung bộ tim phổi nhân tạo vào danh mục thanh toán BHYT (bằng ngân sách TP) để giải quyết cho bệnh nhân trên địa bàn trong khi chờ Bộ Y tế rà soát, bổ sung các danh mục cần thiết, vì đây là vấn đề bức xúc.
Trước Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc BVĐN Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc Sở Y tế Phạm Hùng Chiến và Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP Đinh Văn Hiệp, ông Trần Thọ tuyên bố “nói công khai, danh chính ngôn thuận”: “Phục vụ cho bệnh nhân BHYT phải hết sức chu đáo. Bệnh nhân BHYT đã nghèo rồi, khó khăn rồi mà mình cân đong đo đếm quá là không được. Phải lấy lợi ích phục vụ cho người bệnh làm trọng, làm đầu. Nếu chi phí khám chữa bệnh BHYT vượt trần mà đúng quy định thì BHYT phải chi trả sòng phẳng cho BV, quyết toán cuối năm không thiếu một xu”.
Ông Trần Thọ chỉ đạo UBND TP Đà Nẵng đưa bộ tim phổi nhân tạo vào danh mục thanh toán BHYT cho các bệnh nhân trên địa bàn trong khi Bộ Y tế rà soát, bổ sung các danh mục cần thiết (Ảnh: HC)
Ông Trần Thọ yêu cầu các bác sĩ ở BV không ngần ngại chuyện vượt trần khi kê toa, cho thuốc, làm các xét nghiệm y tế. Phải cho thuốc có chất lượng, làm các xét nghiệm hợp lý, đảm bảo chữa cho bệnh nhân mau khỏi bệnh nhất. Đừng vì sợ vượt trần, sợ BHYT qua kiểm tra, không thanh toán mà cho thuốc vừa vừa, thuốc dổm dổm, sợ tốn kém mà không cho làm các xét nghiệm lẽ ra phải làm khiến bệnh nhân thay vì điều trị 10 ngày phải kéo dài cả tháng.
“Mình sợ tốn một tí nhưng bệnh nhân rất khổ. Như thế là chúng ta chưa lấy bệnh nhân làm đối tượng chính để chăm sóc, phục vụ. Người ta nói “lương y như từ mẫu”. “Mẫu” là ở chỗ đó, cho thuốc tốt tốt tí. Mà như BHYT cho biết, nhờ BV đấu giá công khai theo quy chế nên thuốc trong danh mục BHYT không thiếu thì phải cho. Người nghèo khó, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc càng phải quan tâm đặc biệt hơn vì họ đến BV thì chỉ “trăm sự nhờ thầy, thầy cho thuốc gì em uống thuốc nấy”!” – ông Trần Thọ nêu rõ.
Ông đề nghị: “Anh Hiệp (ông Đinh Văn Hiệp, Giám đốc BHXH Đà Nẵng – PV) phải hết sức thoáng cái này. Ta kiểm tra xác suất mà thấy hợp tình, hợp lý thì mạnh tay giải quyết cho BV. Bởi vì cả ngàn người mua BHYT nhưng đâu phải cả ngàn người đau ốm hết đâu. Chỉ có ít người thôi, thì ta lấy tiền của người không đau để lo cho người đau. Khi nào báo động đỏ thủng quỹ BHYT quá rồi thì báo cáo lãnh đạo TP, chứ phục vụ cho bệnh nhân BHYT là phải phục vụ đến nơi đến chốn!”.
Sẽ thành lập Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện Đà Nẵng
Video đang HOT
Đó là quyết định được ông Trần Thọ đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo BVĐN sáng 11/9. Tại buổi làm việc, BS-CKII Trần Ngọc Thạnh cho hay, hiện BVĐN đã thực hiện được 72,78% kỹ thuật của tuyến TƯ và 76,89% kỹ thuật của tuyến tỉnh, TP. Với việc đầu tư mạnh trang thiết bị và đào tạo nhân lực, BV đã phát triển nhiều kỹ thuật mới, làm chủ và triển khai có hiệu quả nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu, giúp người bệnh không phải đi xa để chữa bệnh, giảm chi phí, giảm phiền hà.
Trong đó, đáng chú ý là phẫu thuật – can thiệp các bệnh lý tim mạch, đặc biệt gần đây là phẫu thuật cho các cháu sơ sinh, trẻ nhỏ có trọng lượng bằng hoặc dưới 4kg, can thiệp cho các trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi dưới 2kg, kỹ thuật thay động mạch chủ qua da trong trường hợp hẹp khít động mạch chủ, can thiệp bằng sten graft cho các trường hợp bị phình bóc tách động mạch chủ, can thiệp mạch não trong trường hợp dị dạng hay phình mạch não…
“Nếu năm 2009 BVĐN thực hiện 571 ca phẫu thuật – cạn thiệp tim mạch thì năm 2013 đã thực hiện 1.696 ca và 6 tháng đầu năm 2014 thực hiện 972 ca. Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật phẫu thuật can thiệp tim mạch này đã và đang đặt nền nóng để BVĐN tiến tới xây dựng Trung tâm Tim mạch” – BS-CKII Trần Ngọc Thạnh nhấn mạnh.
Từ đó, BVĐN đã kiến nghị lãnh đạo TP đầu tư xây dựng Trung tâm Tim mạch để phát triển chuyên sâu về tim mạch. Dự kiến cần 80 tỉ đồng xây khu nhà 6 tầng, trong đó có nhà xe thông minh (ngầm), khu vực xử lý chất thải và khu vực chuyên môn như trung tâm chẩn đoán, phòng can thiệp, phòng mổm phòng hồi sức sau mổ, khoa Nội Tim mạch, khoa Ngoại phẫu thuật – can thiệp tim mạch…
Trên tinh thần “vừa có trước mắt vừa có lâu dài, vừa tính toán quy hoạch phát triển của BVĐN”, ông Trần Thọ đồng ý chủ trương hình thành Trung tâm Tim mạch tại BV này, giao lãnh đạo BVĐN lập đề án, các Sở Y tế, Xây dựng, KH-ĐT đôn đốc. “Hoặc xây dựng tại địa điểm BVĐN hiện nay, làm tầng hầm và nâng chiều cao, hoặc phương án khác rồi chọn phương án khả thi. Phải có một Trung tâm Tim mạch cho bài bản hơn, kinh phí thì làm đề án rồi tính toán nhưng tinh thần chung là đồng ý chủ trương” – ông Trần Thọ nói.
Theo Hải Châu (Infonet.vn)
Bí thư Đà Nẵng "truy" gay gắt các giám đốc Sở, chủ tịch quận
Trong buổi báo cáo giám sát của các ban ngành trước HĐND Đà Nẵng giữa 2 kỳ họp diễn ra vào ngày 3/4, Chủ tịch HĐND - ông Trần Thọ - đã "truy" các Giám đốc Sở TN-MT, Xây dựng và Chủ tịch các quận về tình trạng buông lỏng quản lý trật tự trên địa bàn.
Kỳ họp giám sát của HĐND TP Đà Nẵng giữa 2 kỳ họp thứ 8 và 9 diễn ra với nhiều ý kiến của cư tri về các vấn đề liên quan gây bức xúc trong nhân dân như ô nhiễm môi trường ở các khi đất trống tại trung tâm, đầu tư xây dựng công viên 29/3, công tác quản lý sử dụng nhà chung cư, việc quản lý vỉa hè...
Kỳ họp giám sát của HĐND TP Đà Nẵng giữa 2 kỳ họp thứ 8 và 9
Đây là những vấn đề cũ mà cử tri đã kiến nghị từ những kỳ họp trước nhưng chưa được xử lý triệt để. Một trong những vấn đề cử tri quận Hải Châu kiến nghị là vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các lô đất trống hiện nay ở trung tâm thành phố như khu đất 84 Hùng Vương, trụ sở Thành đoàn (cũ), khu công viên vườn hoa (đối diện lô đất 84 Hùng Vương), công trình Vũ Châu Long tại số 8 Phan Châu Trinh...
Trên địa bàn quận Sơn Trà cũng có nhiều khu đất trống trên trục đường Phạm Văn Đồng, Trần Hưng Đạo, khu vực TĐC đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (nay là đường Hoàng Sa - Trường Sa), khu B2, B2.5 với cả trăm lô đất không được quản lý và dọn vệ sinh sạch sẽ gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng vệ sinh môi trường...
Trước ý kiến của các đại biểu về vấn đề trên, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng - ông Trần Thọ yêu cầu tập trung xử lý ô nhiễm môi trường ở những nơi người dân bức xúc. Trước đây người dân khen nên tạm thời hài lòng, so với trước đây thì khác hẵn, dân khen là hoan nghênh.
Tuy nhiên ông Trần Thọ cho rằng không nên hài lòng, yêu cầu của người dân cần làm tốt hơn nữa, không nên dừng lại đó vì đây là vấn đề bức xúc lớn của người dân. "Anh Điểu (ông Ngyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT), anh Hùng (Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng) nói nghe thử hiện nay còn mấy điểm bức xúc như thế, nằm ở đâu? Ai là chủ đầu tư và chỉ đạo giải quyết như thế nào?", ông Thọ truy các Giám đốc sở.
Ông Trần Thọ đưa các tấm hình về ô nhiễm ở các khu đất trống
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, cho biết, trong thời gian qua, sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các điểm ô nhiễm rất quyết liệt. Đến nay chỉ còn một số điểm nhỏ lẻ; hơn nữa, UBND TP đã phân quyền, giao cho các quận nên việc kiểm tra, quản lý thuộc về địa bàn các quận. Chính quyền các quận chủ động quản lý và giải quyết.
Còn Chủ tịch UBND quận Hải Châu - ông Lê Anh "giải trình": "Đối với các lô đất trống, quận cũng đã ra quân xử lý, nhưng vấn đề đặt ra là quản lý cụ thể các lô đất trống rất khó. Lô đất đó của ai, giao cho ai quản lý thì quá sức của quận.
Ông Thọ truy: "Vậy ý kiến của anh là trách nhiệm thuộc về UBND thành phố chứ không phải trách nhiệm của Chủ tịch quận phải không? Để đổ rác như vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nước như thế nào?
Ông Lê Anh "giải trình" tiếp: "Tất nhiên trách nhiệm về anh chủ lô đất. Anh có đất mà để đổ rác chịu trách nhiệm chứ sao giao trách nhiệm cho UBND quận được. Rõ ràng đất của anh, anh không quản lý để cho họ đổ xà bần lên".
Chủ tịch quận Hải Châu - ông Lê Anh - giải trính những vấn đề bức xúc của người dân
Ông Thọ truy tiếp: "Vậy để cho dân họ đổ xà bần lên các lô đất đó thì quận có ý kiến gì không?" Ông Lê Anh: "Báo cáo là thường xuyên, liên tục xử lý vấn đề này chứ không phải là không. Vì các phường, đoàn thể cũng có lực lượng thường trực nhưng cuối cùng họ cũng đổ".
"Vậy quận chịu thua, chủ tịch quận chịu thua vấn đề trên địa bàn mình quản lý hay sao? Anh tuyên bố đi, anh chịu thua chưa? Trong khi đó, Sở TN-MT đã nói các vấn đề xử lý về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường hàng ngày trên địa bàn là trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận. Đến khi có vấn đề, Giám đốc Sở TN-MT chỉ xuống quận, rồi Chủ tịch quận lại chỉ lên Sở TN-MT. Cuối cùng người dọn cứ dọn, người đổ rác cứ đổ rác, cơ quan quản lý nhà nước cứ như thế không làm hết trách nhiệm của mình", ông Thọ "truy" tiếp.
Vừa "truy" các Giám đốc Sở và Chủ tịch quận về quản lý môi trường đô thị, ông Trần Thọ vừa đưa ra một loạt các "bằng chứng" về công tác quản lý và trách nhiệm của các quận đối với vấn đề này.
"Anh Hùng (Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng), anh Phúc (Ngô Quang Phúc, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà) xem đây (vừa nói ông Thọ vừa đưa các tấm hình lên): Đây là bãi rác, rác như thế này mà để vậy. Anh Phúc xem thế nào. Các anh là đại biểu HĐND, là đại biểu của dân, do dân, vì dân àm anh giám sát, để như thế này. Chủ tịch UBND quận để như thế này, anh Điểu, anh Hùng ý kiến như thế nào?". Ông Thọ "chỉ mặt" một loạt các điểm đen về ô nhiễm môi trường trên địa bàn các quận và yêu cầu Chủ tịch UBND các quận chịu trách nhiệm.
Một vấn đề gây bức xúc trong dư luận Đà Nẵng là tình trạng xây dựng và quản lý nhà chung cư. Theo ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, hiện TP hiên đang quan ly 7.800 căn hô, đa bô tri 7.615 căn hô, hiên chi con trông 185 căn, chu yêu ơ đia ban huyện Hoa Vang (khu chung cư 7 tâng A2 Nam câu Câm Lê).
Đến nay, TP Đà Nẵng đã tiến hành 2 đợt kiểm tra nhà chung cư và đã phát hiện có 141 trường hợp vi phạm, trong đó có 78 trường hợp đã trả lại căn hộ, 60 trường hợp vẫn tiếp tục cho thuê nhưng vẫn theo dõi vào các đợt tiếp theo, 3 trường thuộc diện hộ giải tỏa được bố trí. Đợt 2 (tháng 10/2013) đã tiến hành tổng kiểm tra hơn 7.000 căn hộ với 164 nguyên đơn, trong đó phát hiện 118 trường hợp cán bộ công chức vi phạm, 2 trường hợp đã trả lại nhà.
Về vấn đề này, ông Trần Thọ cho rằng chung cư là vấn đề nóng trong cộng đồng. "Cấp chung cư đã khó nhưng khi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích thì thu hồi lại khó gấp 3 lần. Nếu không làm tốt thì mất cán bộ, cưỡng chế sinh ra việc không hay ho gì. Mình có được bài học kinh nghiệm trong việc xét duyệt, cấp phát chung cư dẫn đến việc mua đi bán lại lòng vòng", ông Thọ nói.
"Hoàn thành việc chuyển giao, xét duyệt, cấp phát chung cư từ HĐND sang UBND, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm số còn lại mạnh hơn lần 1, làm kết sức để kết thúc câu chuyện chung cư. Tiếp tục thu hồi để bố trí cho người nghèo, đúng đối tượng", Bí thư Trần Thọ phát biểu.
Vê chê tai xư ly đôi vơi cac trương hơp vi pham, theo chi đao cua ông Trân Tho, đôi vơi nhưng ngươi vi pham quy đinh trong quan ly va sư dung nha chung cư la đang viên thi giao cho Đang uy khôi cac cơ quan thanh phô, Đang uy khôi Doanh nghiêp căn cư quy đinh, điêu lê Đang đê tham mưu hinh thưc xư ly ky luât.
Liên quan đến quản lý giao thông đô thị, thực trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn, ông Trần Thọ hỏi: "Đường bạch Đằng còn đi ngược chiều không? Đường Phan Đình Phùng còn cấm đỗ xe không. Bạch Đằng là đường đẹp nhất thành phố như thế vậy mà còn nạn chèo kéo, bán vé số dạo".
Trả lời vấn đề này, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu cho rằng cái này quản lý quá khó. Các lực lượng CSGT, quy tắc đô thị ra quân thường xuyên nhưng người dân nơi khác người ta đến nên rất khó; hơn nữa việc này thành phố giao cho Sở GTVT quản lý.
Ông Thọ cho rằng trong thời gian vừa qua, UBND TP có tích cực, làm tốt rồi nhưng cần tốt hơn thế và phải duy trì. Nhân dân có ghi nhận việc xử lý ô nhiễm tại các ô đất trống, cái đó rất hoan nghênh nhưng UBND TP phải đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài. Ưu tiên giải quyết các điểm ô nhiểm kéo dài trên địa bàn thành phố, phải rà soát, có hướng xử lý đối với các lô đất trống, mỗi lô đất phải có giải pháp cụ thể. Trong tháng 5/2014, tập trung quản lý các lô đất trống, xem trách trách nhiệm của Sở Xây dựng, Sở TN-MT, các quận như thế nào đối với các lô đất trống.
Trước mắt từ nay đến kỳ họp HĐND tới, phải rà soát còn bao nhiêu điểm bức xúc, làm như thế nào, phân công cho ai làm, làm bao giờ xong, kinh phí ai chịu. Các chủ lô đất không chịu thì làm sao? Giao cho Phó Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm chủ trì việc này, báo cáo HĐND trong phiên chất vấn tới.
Cuối cùng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Văn Hữu Chiến - phát biểu: "Ở đây tôi nói rõ, mà đã có văn bản rồi, UBND TP đã giao công tác quản lý đô thị cho các quận hết rồi. Nhưng việc ông quận quản lý rồi ổng nói thành phố giao cho Sở này sở kia được. Nên tôi chốt lại, việc quản lý trên địa bàn là trách nhiệm của các UBND quận chứ đừng nói là của sở này sở nọ".
Về vỉa hè, phải duy trì thường xuyên phân làn, thường xuyên tăng cường khâu xử phạt đối với các đối tượng vi phạm. Lúc đầu chúng ta làm tốt, nhưng về sau thì do ý thức người dân cộng với thiếu thường xuyên nên mới ra như vậy. Nghiên cứu các điểm đậu đổ xe, dừng xe hợp lý, tránh việc đậu đỗ xe không hợp lý. Quan trọng là bố trí cán bộ thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, quản lý đô thị kiểm tra thường xuyên. Khẩn trương xử lý đến 30/4 phải xong, tạo cảnh quan đẹp cho Đà Nẵng.
Công Bính
Theo Dantri