Đà Nẵng cần xét nghiệm 20.000 mẫu/ngày, chỉ đáp ứng một nửa
Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết hiện chỉ có 4 đơn vị đủ điều kiện cấp phép xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 bằng phương pháp Realtime-PCR. Trong khi nhu cầu xét nghiệm chỉ định của TP cần 20.000 mẫu/ngày thì các đơn vị chỉ đáp ứng một nửa.
Xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, khu vực có người dương tính với SARS-CoV-2 – Ảnh: V.HÙNG
4 đơn vị đủ điều kiện cấp phép xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 bằng phương pháp Realtime-PCR là Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện 199 (Bộ Công an) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng. Các đơn vị này đã được Bộ Y tế, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Pasteur TP.HCM xác định đủ năng lực xét nghiệm khẳng định COVID-19.
Theo thông tin ngày 5-8 từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng, từ 25-7 đến 4-8, thành phố đã thực hiện lấy 22.670 mẫu, trong đó có 21.101 mẫu kết quả âm tính, 159 mẫu dương tính với SARS-CoV-2, các mẫu còn lại đang được xét nghiệm.
Như vậy trong 11 ngày qua, mỗi ngày CDC Đà Nẵng xét nghiệm có kết quả bình quân hơn 2.000 mẫu. Số xét nghiệm này ưu tiên cho những người tiếp xúc gần với F1, y bác sĩ các bệnh viện, người bệnh, người chăm bệnh ở các bệnh viện bị phong tỏa, dân cư ở các khu vực có người dương tính và người dân có các triệu chứng sốt, ho, khó thở…
Trong khi đó, tại cuộc họp với Thường trực Chính phủ mới đây, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết có 6 ca nhiễm chưa xác định được có liên quan đến các ca đã phát hiện hay không nên thành phố và Bộ Y tế rất lo ngại còn có những ổ dịch chưa truy tìm được.
Video đang HOT
Vì vậy, chiến dịch của Đà Nẵng là xét nghiệm, cách ly, truy vết, phong tỏa nhanh chóng để ngăn dịch lây ra cộng đồng.
“Hiện tại thành phố làm giỏi lắm cũng xét nghiệm kiểm soát được 90%, còn 10% ngoài cộng đồng vẫn có nguy cơ nhân lên. Thành phố đề nghị Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến trung ương tiếp tục hỗ trợ thành phố nâng cao năng lực xét nghiệm, nếu được 20.000 xét nghiệm/ngày thì sẽ tăng được tốc độ kiểm soát dịch” – ông Thơ kiến nghị.
Hệ thống phòng xét nghiệm áp lực âm, hệ thống Realtime-PCR của một đơn vị đã được đầu tư, đang chờ thẩm định cấp phép xét nghiệm – Ảnh: T.N
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long – quyền bộ trưởng Bộ Y tế, để đảm bảo thực hiện nhanh chóng việc xét nghiệm người dân trên toàn TP Đà Nẵng, hơn 550 giảng viên và sinh viên năm cuối của ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, ĐH Y dược Huế và gần 400 học viên của Trường Quân sự Quân khu 5 đã được huy động để lấy mẫu xét nghiệm, trợ giúp truy vết các ca bệnh.
Những ngày qua, các chuyên gia xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang cùng ngành y tế Đà Nẵng hoàn thành xét nghiệm cho 10.000 mẫu/ngày trên diện rộng, kết hợp các phương pháp xét nghiệm nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Vì thế, nếu so với nhu cầu thành phố thì năng lực xét nghiệm của các đơn vị ở Đà Nẵng còn thấp, chỉ khoảng nửa nhu cầu chỉ định, chưa tính nhu cầu phát sinh trong người dân, ngoài xã hội thì việc phát hiện SARS-CoV-2 để truy vết, khoanh vùng, dập dịch sẽ khó khăn hơn.
Việt Nam thứ 88 về số ca COVID-19, 3/4 bệnh nhân nặng đã 3 lần âm tính
Với 227 bệnh nhân COVID-19, Việt Nam hiện xếp thứ 88 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh nhân. 75 người đã khỏi bệnh, 3/4 bệnh nhân nặng đã có 3 lần xét nghiệm kết quả âm tính.
Đoàn của Bộ Y tế đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo đó, Bộ Y tế cho biết 3 bệnh nhân nặng có 3 xét nghiệm âm tính với virus gồm bệnh nhân 19 (bác ruột của bệnh nhân 17) có xét nghiệm âm tính vào các ngày 26, 27 và 29-3.
Hai bệnh nhân người Anh có xét nghiệm âm tính vào các ngày 23, 26, 28-3 và 26, 27, 29-3.
Đây là 3 trong số 4 bệnh nhân nặng nhất kể từ đầu vụ dịch đến nay ở Việt Nam. Ngoại trừ bệnh nhân nữ đang được xem xét "cai" ECMO và máy thở, 3 người còn lại (bao gồm cả bệnh nhân số 50 người Việt Nam) đều đã được cai máy thở, chỉ cần thở oxy và đã chắc chắn qua giai đoạn nguy hiểm.
Về số lượng bệnh nhân, đến chiều 2-4 Việt Nam ghi nhận 227 bệnh nhân COVID-19, 75 người đã khỏi bệnh (1/3 tổng số bệnh nhân), số còn lại đang được điều trị tại 23 cơ sở y tế. Việt Nam đứng thứ 88 thế giới về số mắc (cách đây 1 tuần Việt Nam xếp thứ 79 về số mắc).
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình - nguyên trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, qua các nghiên cứu trên thế giới trong vụ dịch COVID-19 này, cứ 1.000 bệnh nhân có 200 người biến chuyển nặng.
Trong đó có 50 người phải hỗ trợ thở oxy, 100 người cần hỗ trợ thở không xâm nhập (tức là oxy dòng cao) và 50 người còn lại là rất nặng, có khả năng phải thở máy hoặc sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi ngoài cơ thể).
Như Việt Nam hiện nay có 227 ca bệnh, đã có 4 ca rất nặng phải thở máy, 1 trong 4 ca này phải sử dụng ECMO, một số phải hỗ trợ thở oxy.
Về loại máy thở cần sử dụng cho bệnh nhân nặng, ông Bình cho biết có hai loại là xâm nhập và không xâm nhập (đặt nội khí quản); đã có nhiều hãng sản xuất loại tích hợp 2 trong 1, sử dụng được trong cả 2 tình huống của bệnh nhân là hỗ trợ thở không xâm nhập và có xâm nhập.
Hiện tại Việt Nam có gần 4.000 máy thở loại xâm nhập, riêng tại Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết có khoảng 300 máy (chưa tính máy thở của các bệnh viện trung ương).
Từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đang dự trù mua sắm thêm nhưng giá thiết bị này rất đắt đỏ.
Trước thông tin về nguồn 2.000 máy trợ thở (sản phẩm được Nhật Bản chuyển giao công nghệ), ông Bình cho biết loại máy này và máy thở Việt Nam đang dùng là 2 loại khác nhau.
Bản thân ông chưa sử dụng loại máy trợ thở này cho bệnh nhân hồi sức tích cực, nhưng có sử dụng sản phẩm trợ thở dành cho trẻ sơ sinh cùng hãng sản xuất.
L.ANH
Ba bệnh nhân nặng âm tính nCoV ba lần liên tiếp Sức khỏe của 4 bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tốt hơn, trong đó ba người xét nghiệm âm tính ba lần. Các bệnh nhân nặng gồm người phụ nữ 64 tuổi, bác gái của "bệnh nhân 17", tiền sử rối loạn tiền đình; hai người Anh 69 tuổi và 74 tuổi có tiền sử đái tháo...