Đà Nẵng cấm dạy thêm học sinh tiểu học
Chính quyền thành phố yêu cầu “tuyệt đối” không để xảy ra việc tổ chức dạy thêm, học thêm với học sinh tiểu học.
Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh có công văn chỉ đạo Sở GD&ĐT thành phố, UBND các quận, huyện chấn chỉnh việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định, đặc biệt tại các cơ sở bán trú. Tuyệt đối không để xảy ra việc tổ chức dạy thêm, học thêm với học sinh tiểu học.
Đà Nẵng yêu cầu các trường không được tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
Ông Anh cũng yêu cầu UBND quận Hải Châu kiểm điểm, phê bình và có hình thức kỷ luật đối với lãnh đạo phòng GD&ĐT quận vì cấp phép tràn lan cho các Trung tâm bán trú để xảy ra tình trạng vi phạm tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh tiểu học.
Trước đó, đầu tháng 11, Đà Nẵng đã lập Đoàn kiểm tra và phát hiện tại các cơ sở bán trú là Trung tâm First Friends; Trung tâm bán trú Tài Năng Việt; Công ty Giáo dục Thành Tài (thuộc quận Hải Châu) nuôi trẻ bán trú, tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn.
Video đang HOT
Theo VNE
Cấm dạy thêm ở Đồng Nai: Phụ huynh thay nhau nghỉ phép trông con
Trong ba ngày, từ 7 đến 9/11, đoàn của Bộ GD-ĐT thanh tra tại Đồng Nai về các vấn đề quản lý, chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp; dạy thêm, học thêm... Đây cũng là lúc nhiều lớp dạy thêm, giữ trẻ tiểu học đồng loạt đóng cửa.
Hàng ngàn học sinh tiểu học rơi vào tình cảnh không biết ở đâu ngoài giờ học. Phụ huynh nháo nhác tìm nơi gửi con.
Nhiều học sinh tiểu học ở TP Biên Hòa không có nơi trông giữ sau giờ học.
Phụ huynh nhốn nháo
Từ 5 năm nay khi 2 đứa con vào bậc tiểu học, do trường không có bán trú, chị Nguyễn Hoàng Lan sắp xếp một buổi con học tại trường, một buổi cô giáo đón về nhà ăn ngủ và học thêm.
Chị Lan cho rằng "cả hai vợ chồng đều làm công nhân nên không có người ở nhà trông con, giải pháp gửi con tại nhà cô giáo là hợp lý nhất".
Vào đầu tuần này, hai cô giáo nơi chị Lan gửi con cùng thông báo tạm thời cho các cháu nghỉ học, chị Lan đành chọn giải pháp vợ hoặc chồng xin nghỉ phép ở nhà trông con.
Chị Hồng Nhung có con học lớp 3 tại trường tiểu học Trảng Dài (TP Biên Hòa) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chị lo lắng: "Một vài ngày còn cố gắng sắp đặt chứ lâu dài không biết xử lý sao đây".
Một số công chức đành mang theo con đến nơi làm việc trong những ngày cô không giữ trẻ. Có gia đình công nhân nháo nhào tìm nhiều nơi vẫn không có người giữ trẻ.
Anh Nhân là công nhân, nhà ở xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu nói: "Nhiều nơi giữ trẻ chỉ nhận trẻ dưới 6 tuổi, còn học sinh lớp 5 như con tôi không ai nhận". Trong mấy ngày qua, anh Nhân đành khóa cửa nhốt con trong nhà, trừ lúc con đến trường.
Hàng chục ngàn học sinh không có nơi trông giữ
Theo Sở GD-ĐT Đồng Nai, trong năm học 2011-2012, số giáo viên THPT được cấp phép dạy thêm là 352 người. Giấy phép này đã hết hạn từ 30/8/2012, trong khi đó, UBND tỉnh chưa ban hành văn bản mới, vì thế chưa thể thực hiện cấp giấy phép mới về việc dạy thêm.
Tại TP Biên Hòa, từ ngày 1/11 (sau khi Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT và văn bản 1772/SGD-ĐT của Sở GD-ĐT được phổ biến trong toàn ngành), tất cả các giáo viên trên địa bàn đã đồng loạt ngừng giữ trẻ, khiến các phụ huynh không có chỗ gửi con, đời sống sinh hoạt bị xáo trộn.
Theo số liệu tổng hợp của phòng GD-ĐT TP Biên Hòa, trong 44/51 trường tiểu học trên địa bàn, số giáo viên có đăng ký giữ học sinh tại nhà là 1.278 người, số lượng học sinh đã đăng ký ở lại nhà giáo viên là 23.988 em. Ở bậc THCS, có 867 giáo viên đăng ký dạy thêm và 18.753 lượt học sinh đăng ký học thêm.
Một cán bộ quản lý Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức (TP Biên Hòa) cho rằng, với đồng lương eo hẹp, giáo viên có nhu cầu dạy thêm để tăng thu nhập chính đáng còn phụ huynh có nhu cầu gửi con để yên tâm làm việc, vì thế đã có sự đồng ý từ cả hai phía.
Trường hiện có 3.017 học sinh thì có đến 43,5% đăng ký về nhà thầy cô ngoài giờ học. Phụ huynh cũng mong muốn trong thời gian ở nhà cô, các cháu được giáo viên ôn tập, củng cố thêm kiến thức.
Theo Mạnh Thắng
Tiền Phong
Những nữ sinh gánh cả gia đình Trên giảng đường, họ là những nữ sinh hồn nhiên. Lúc ở nhà, họ là người chị sẵn sàng hi sinh, đôi khi vì hoàn cảnh riêng, họ còn thay thế vị trí người mẹ, coi sóc quán xuyến cả gia đình. Vừa làm chị vừa làm mẹ Nhiều đêm nằm thao thức, Lương Thị Kiều Ngân (SV năm 3 HV Tài chính...