Đà Nẵng cách ly tập trung hàng trăm công nhân vì một người nhiễm SARS-CoV-2
Tối 9/5, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết, đã cách ly 271 F1 do liên quan đến ca nghi mắc Covid – 19 đang làm việc ở một công ty trong Khu công nghiệp An Đồn (quận Sơn Trà).
Hàng trăm F1 của công nhân ở KCN An Đồn nhiễm SARS-CoV-2 được đưa đi cách ly tập trung.
Cụ thể, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 nói trên đang làm việc ở một công ty phần mềm của Nhật Bản ở Khu công nghiệp An Đồn. Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, bệnh nhân có nguồn lây từ chị dâu là nhân viên Thẩm mỹ viện AMIDA.
Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid – 19 cho 271 trường hợp F1 là công nhân đang làm việc ở Công ty phần mềm nói trên. Ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm xong, các F1 được đưa đi cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.
Các nhân viên y tế đã hoàn thành việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với công nhân trong khu công nghiệp ngay trong chiều tối 9/5.
Video đang HOT
Hàng trăm nhân viên, công nhân mang theo hành lý tập trung ở trụ sở công ty chờ được đưa đi cách ly tập trung.
Mỗi chuyến xe có khoảng 10 nhân viên, công nhân được đưa đi cách ly tập trung.
Ngoài ra, 48 trường hợp nhân viên, công nhân đang làm việc ở Công ty N.A (có chung cổng vào với công ty phần mềm của ca nghi mắc Covid-19 – PV) cũng được coi là F2, đã được lấy mẫu xét nghiệm.
Theo lãnh đạo UBND Quận Sơn Trà, ngay khi có thông tin từ ngành y tế, UBND Quận đã tổ chức hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với các trường hợp nói trên. Đồng thời, toàn bộ khuôn viên của công ty cũng được phun khử khuẩn để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Kiến nghị thống nhất việc giám sát y tế người dân Quảng Nam, Đà Nẵng
Lãnh đạo Quảng Nam đề xuất Chính phủ hướng dẫn biện pháp giám sát y tế thống nhất trên toàn quốc; các địa phương khác không cần thiết xét nghiệm người đến từ tỉnh này.
Ngày 12/9, ông Trần Văn Tân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết đã nêu đề xuất trên với lãnh đạo Chính phủ trong cuộc họp về phòng, chống Covid-19 diễn ra hôm qua.
Sau khi Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương... nới lỏng cách ly xã hội, các tỉnh thành khác bắt đầu áp dụng những biện pháp giám sát y tế với người dân đến từ 3 địa phương này. Tuy nhiên, mỗi địa phương áp dụng những cách khác nhau có thể "gây phiền hà cho người dân".
Trong đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội khuyến cáo người đến từ Đà Nẵng tự cách ly tại nhà 14 ngày. CDC TP HCM yêu cầu người về từ Đà Nẵng phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, tự theo dõi sức khỏe 14 ngày. Các tỉnh Bình Định, Quảng Bình, Quảng Ngãi bắt buộc người về từ Đà Nẵng cách ly tập trung, xét nghiệm nCoV.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu người về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương phải khai báo y tế điện tử trước để xem xét, phê duyệt. Khi vào Huế, người dân phải xuất trình kết quả xét nghiệm nCoV âm tính bằng Realtime-PCR trong vòng 72 giờ tại các chốt liên ngành; thời gian lưu trú tối đa 72 giờ tính từ khi lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Nếu người dân cần ở lại Huế, phải tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, kinh phí lấy mẫu và xét nghiệm người dân tự chi trả...
Cảnh sát giao thông Thừa Thiên - Huế tại chốt chặn ở chân đèo Hải Vân kiểm soát người dân di chuyển từ Đà Nẵng. Ảnh: Võ Thạnh.
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ sáng 11/9, lãnh đạo Đà Nẵng và Quảng Nam đều đề xuất Thủ tướng chỉ đạo thống nhất biện pháp chống dịch đối với người đến từ hai tỉnh, thành này.
Ông Trần Văn Tân giải thích, đến nay Quảng Nam đã qua 25 ngày không ghi nhận ca nhiễm nCoV trong cộng đồng, vì vậy, người dân tỉnh này "không nhất thiết phải xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR" khi đến các địa phương khác làm việc, học tập.
"Quy định như vậy rất tốn kém, nhất là đối với công nhân, sinh viên và có thực sự phù hợp với trạng thái bình thường mới hay không", ông Tân nêu vấn đề.
Theo ông Tân, người dân từ các tỉnh, thành từng có ổ dịch như Quảng Nam khi đến các địa phương khác chỉ cần áp dụng nghiêm các biện pháp theo "thông điệp 5K", gồm: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung đông người và khai báo y tế; thông báo với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nơi mình lưu trú biết để giám sát.
"Mỗi người tự theo dõi sức khoẻ của mình, nếu phát hiện thấy một trong các triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở, đau họng... phải báo ngay với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, đảm bảo an toàn", ông Tân nói.
Ông Lê Trung Chinh - Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng cho rằng hiện nay mỗi địa phương áp dụng một biện pháp giám sát y tế khác nhau, gây khó khăn cho người dân ở Đà Nẵng. Với những địa phương áp dụng việc cách ly 14 ngày, người từ Đà Nẵng sẽ không đến, gây ảnh hưởng nhu cầu học tập, công việc của họ.
"Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo xét nghiệm có thu phí theo yêu cầu, để người dân thuận tiện trong việc đến các địa phương bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm nCoV", ông Chinh nói.
Lãnh đạo Chính phủ cho rằng dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt trên toàn quốc; Quảng Nam, Đà Nẵng trở lại trạng thái bình thường sau thời gian dài chống dịch căng thẳng. Thời gian tới, các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại giao thương, không "ngăn sông cấm chợ".
Về đề xuất thu tiền xét nghiệm, Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì một cuộc họp với các bộ Tài Chính, Y tế để đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo mức giá thấp nhất cho người dân trong nước cũng như ở nước ngoài về.
31 F1 ở Đà Nẵng nghi mắc Covid-19 Trong ngày 9/5, Đà Nẵng phát hiện 31 ca nghi nhiễm mới, đều là F1, trong đó 27 người liên quan đến Thẩm mỹ viện quốc tế AMIDA. Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 Đà Nẵng cho biết tất cả ca nghi nhiễm trước đó đã được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm, vì là F1 của các ca Covid-19. Công...