Đà Nẵng: Cách ly một trường hợp nghi nhiễm Ebola
Chiều 1/11, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến có văn bản báo cáo UBND TP Đà Nẵng về một trường hợp vừa về từ vùng dịch Ebola bị sốt và nghi nhiễm Ebola.
Bệnh nhân nghi nhiễm Ebola là Chu Văn Chung, sinh năm 1988, quê Quảng Cát, Quảng Xương, Thanh Hóa. Bệnh nhân Chung sống và làm việc tại Guinea được 2 năm, cách đây 5 ngày bệnh nhân về Việt Nam nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất, quá cảnh qua Ma Rốc, Qatar.
Bệnh nhân từ TPHCM về Đà Nẵng được 2 ngày thì bị sốt và nhập viện vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng để điều trị vào trưa 1/11 với các triệu chứng sốt.
Một bệnh nhân trở về từ vùng dịch Ebola có biểu hiện sốt cao đang được điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh minh họa
Ghi nhận bệnh án tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, bệnh nhân Chung sốt đã 2 ngày, tỉnh táo và khát nước nhiều, không ho, không khó thở; mạch 80 lần/phút, nhiệt độ 40,5 độ C; huyết áp 140/80mmHg; nhịp tim đều, phổi âm phế bào nghe rõ 2 trường phổi, chưa nghe âm bệnh lý; bụng mềm, gan lách không lớn, không có điểm đau khu trú; họng không có tổn thương.
Các cơ quan khác chưa phát bệnh lý. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán sốt chưa rõ nguyên nhân, đi về từ vùng có dịch Ebola.
Video đang HOT
Ngay lập tức, Bệnh viện Hoàn Mỹ chuyển bệnh nhân Chung sang Bệnh viện Đà Nẵng bằng đường riêng một chiều và bệnh nhân được Bệnh viện Đà Nẵng cách ly điều trị.
Chiều 1/11, bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức họp khẩn cấp với các đơn vị liên quan về công tác phòng chống dịch và yêu cầu các đơn vị phải xử lý như một trường hợp vệnh nhân Ebola. Bác sĩ Phạm Hùng Chiến giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong công tác điều trị, giám sát, xử lý môi trường, củng cố bổ sung trang thiết bị bảo hộ cho cán bộ y tế.
Cũng trong chiều 1/11, bác sĩ Phạm Hùng Chiến có công điện khẩn gửi các đơn vị, các bệnh viện trên địa bàn TP Đà Nẵng thực hiện các quy định về phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; giao cho Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng khẩn trương điều tra đối với những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân kể từ khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt; phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ xác định nhân viên y tế đã trực tiếp nhận, thăm khám và xét nghiệm máu của bệnh nhân Chung làm các biện pháp theo dõi và tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch Ebola cho những người nói trên.
Đồng thời, lấy và vận chuyển mẫu bệnh phẩm về Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương theo đúng quy trình xét nghiệm virus Ebola.
Sở Y tế TP Đà Nẵng cũng đề nghị Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế TP Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế TPHCM khẩn trương xác định các chuyến bay và hành khách ngồi gần bệnh nhân để theo dõi, kịp thời xử lý khi phát hiện dấu hiệu dịch.
Theo Quốc Lê (Khám phá)
Mỹ: Phát hiện thêm một trường hợp nghi nhiễm Ebola
Một bác sỹ thuộc Hiệp hội Bác sỹ không biên giới hiện đang được cách ly điều trị tại một bệnh viện ở New York do nghi nhiễm Ebola.
Đêm 22/10, Bác sỹ Craig Spencer, 33 tuổi, đã có những triệu chứng nghi nhiễm Ebola như sốt cao, buồn nôn, đau nhức và mệt mỏi. Sáng ngày 23/10, anh đã được chuyển đến bệnh viện Bellevue làm các xét nghiệm cần thiết.
Chân dung bác sỹ Craig Spencer, bệnh nhân nghi nhiễm Ebola mới của Mỹ.
Cách đây 10 ngày, bác sỹ này vừa trở về New York từ vùng tâm dịch Tây Phi.
Trên trang Facebook cá nhân, bác sỹ Spencer có đăng ảnh mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ phòng chống Ebola. Theo các sự kiện thông tin được đăng trên Facebook cá nhân thì Spencer đã đến Guinea khoảng ngày 18/9 và hồi giữa tháng 10, anh có đến Brussels.
Tổ chức Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh CDC đã cử người đến New York lấy mẫu xét nghiệm cần thiết. Sau đó các mẫu xét nghiệm sẽ được gửi ngay đến phòng thí nghiệm ở Atlanta.
Các nhà điều tra cho rằng đây là một trường hợp nghiêm trọng bởi từ khi trở về, bác sỹ Spencer đã không thực hiện các biện pháp cách ly cần thiết. Anh vẫn gặp gỡ bạn gái. Đêm 22/10, bác sỹ này còn thuê một chiếc xe đi chơi bowling ở Brooklyn.
Spencer đăng ảnh mặc đồ bảo hộ khi tới Tây Phi tham gia chữa trị cho người dân nhiễm Ebola.
Tại một cuộc họp hôm 23/10, thị trưởng Bill de Blasio tìm cách xoa dịu sự lo lắng của công chúng về tình hình lây lan dịch Ebola. Ông cho biết các cơ quan chức năng thực hiện xử lý trường hợp nghi nhiễm mới theo"các quy trình cẩn trọng được thực hiện từng bước một", các bác sỹ phối hợp chặt chẽ với các quan chức y tế. Ngoài ra, bác sỹ Spencer chỉ tiếp xúc với một vài người kể từ khi trở về từ tâm dịch Tây Phi.
Ủy viên hội đồng thành phố Mark Levine cho biết các nhân viên sở y tế đã kiểm tra toàn bộ khu vực và đến từng hộ dân cung cấp thông tin về dịch Ebola.
Trong một thông báo gần đây, Bệnh viện Columbia Presbyterian, bệnh viện nơi bác sỹ Craig Spencer làm việc cho biết Spencer là một bác sỹ nhân đạo đã tình nguyện đi đến vùng dịch để chăm sóc những người bệnh.
Phía bệnh viện cũng khẳng định: "Kể từ khi trở về từ Tây Phi, anh ấy không đến làm việc cũng như tiếp xúc với các bệnh nhân tại bệnh viện".
Hôm qua, Hiệp hội Bác sỹ không biên giới đã xác nhận Craig Spencer gần đây có tới Tây Phi. Anh được "tham gia công tác theo dõi sức khỏe thường xuyên" của Hiệp hội. Khi có triệu chứng sốt, bác sỹ Spencer đã liên hệ ngay với Hiệp hội.
Sở Y tế New York cho biết kết quả xét nghiệm của bác sỹ Spencer sẽ có trong vòng 12 giờ tới.
Theo Khampha
Y tá gốc Việt nhiễm Ebola bật khóc khi chuyển viện Nina Phạm xúc động cảm ơn mọi người trước khi được chuyển tới bệnh viện tốt hơn để điều trị Ebola. Ngày 16/10, bệnh viện Giáo hội trưởng lão Texas, Mỹ đã công bố đoạn video quay lại giây phút nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola Nina Phạm bật khóc khi chào tạm biệt các bác sĩ để chuyển tới điều trị...