Đà Nẵng buổi đầu cách ly toàn thành phố
Sáng 28/7, UBND TP Đà Nẵng có văn bản bổ sung huyện Hòa Vang giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16, như vậy toàn TP chuyển sang trạng thái mới.
Căn cứ diễn biến phức tạp về dịch bệnh Covid – 19 trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tiếp tục yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong vòng 14 ngày kể từ 13giờ 00 ngày 28/7/2020 trên địa bàn huyện Hòa Vang.
TP Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần của Chỉ thị 16. (Ảnh minh họa)
Hôm qua, Chủ tịch UBND thành phố đã có văn bản yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 0 giờ hôm nay (28/7) tại địa bàn 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và Liên Chiểu.
Theo đó, bắt đầu từ hôm nay, Chính quyền thành phố Đà Nẵng yêu cầu gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly với thôn, xã cách ly với xã quận, huyện cách ly với quận, huyện. Toàn thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Trong sáng nay, ngành y tế thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp dịch tễ, xét nghiệm sàng lọc. Các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy đang tích cực điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 đang cách ly tại bệnh viện Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: “Khu vực có nguy cơ cao, khu vực liên quan đến người nước ngoài, người Trung Quốc, liên quan đến những hoạt động mà các bệnh nhân này đã trải qua trong thời gian từ tháng 7 đến giờ rất nhiều. Vì thế, chúng ta phải khẩn trương tăng năng lực, làm khẩn cấp các xét nghiệm để phát hiện tình trạng dịch tễ trong cộng đồng cũng như những trường hợp lây bệnh”.
Trong buổi sáng thực hiện giãn cách xã hội, đường phố vắng vẻ. Hầu hết mọi người dân, hàng quán đều tuân thủ việc thực hiện cách ly xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số hàng quán ven đường chưa nắm được lệnh cách ly nên vẫn bày bán thực phẩm, nước uống. Trong sáng nay, nhiều các trường học đều đóng cửa, chợ, siêu thị thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận huyện phối hợp với lực lượng công an giám sát về việc thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội trên địa bàn; tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chức năng triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn quản lý, đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi bắt đầu sàng lọc cách ly những người tiếp xúc gần với bệnh nhân mới mắc Covid-19. Tại tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được những người đi cùng chuyến xe với bệnh nhân 419.
Video đang HOT
Hiện các lực lượng đang triển khai truy vết những người tiếp xúc gần để thực hiện cách ly. Đại tá Võ Văn Dương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nhà xe Thanh Hường hoạt động “chui” do đó, không có danh sách cụ thể. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và hỗ trợ của người dân, trên cơ sở số điện thoại của số khách liên lạc với nhà xe, Công an tỉnh Quảng Ngãi đang vào cuộc quyết liệt để truy tìm các trường hợp F1, F2 để có biện pháp cách ly sớm nhất, hạn chế sự lây lan ra cộng đồng. Đồng thời thông báo rộng rãi để người nào có đi đến những địa điểm BN419 đã từng đến thì khai báo y tế để cách ly.
Đà Nẵng: Nuôi con "ngủ ngày, ăn đêm" rồi "đẻ" ra hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Xin của người dân đi rẫy 3 con chồn hương non (cầy vòi hương) về nuôi cảnh, anh Nguyễn Hữu Khánh (34 tuổi, trú thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) miệt mài chăm sóc và nghiên cứu kỹ thuật nuôi phù hợp. 2 năm sau, chồn hương phát triển tốt và "đẻ" ra hàng trăm triệu đồng giúp anh Khánh đổi đời.
Chơi với thú rừng
Chồn hương là loài động vật hoang dã, ăn thịt và ăn tạp cỡ nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, nó dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao và ít tốn công chăm sóc nên được nhiều nơi nhân giống.
Hiện tại, anh Nguyễn Hữu Khánh có 55 chồn bố mẹ, dự tính thời gian tới, anh sẽ nhân rộng lên 100 con chồn bố mẹ sinh sản.
Năm 2013, anh Nguyễn Hữu Khánh đem 3 con chồn hương non về nuôi cảnh và tự mày mò cách chăm sóc. Cứ nghĩ nuôi chơi để vui nhà vui cửa, nếu chúng chết thì coi như mình không có duyên. Tuy nhiên, hơn một năm sau, chồn con phát triển khỏe mạnh và bắt đầu sinh sản, đem lại những tín hiệu khả quan giúp anh Khánh mạnh dạn đầu tư để vươn lên làm giàu.
Anh Khánh bộc bạch: "Lúc xin lại từ người dân thì 3 con chồn hương còn rất nhỏ, tôi thấy thương nên đem về cho bú sữa bình với hy vọng cứu được chúng. Sau 2 tháng, chồn đã cứng cáp hơn nên tôi cho ăn động vật nhỏ, trái cây. Tuy chồn nuôi dễ, nhưng rất nhạy cảm với nguồn thức ăn và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phải khoa học. Thời điểm đó, trong vùng chưa có ai dám nuôi con vật này, nên tôi phải dò tìm khắp các trang báo, sách vở để mày mò cách nuôi chồn hương hiệu quả".
Chồn hương là loài động vật hoang dã, nên khi nuôi phải được cấp giấy phép nuôi hợp pháp và chứng nhận nguồn gốc của kiểm lâm.
Chồn hương có đặc tính ngủ ban ngày và hoạt động kiếm ăn về đêm, nên anh Khánh thường cho chúng ăn một lần trong ngày vào khoảng 17-18h. Thức ăn là cháo gạo được nấu với đầu cá tạp rẻ tiền, ăn bổ sung chuối chín để có bộ lông mượt mà. Chính vì thế, nguồn chi phí thức ăn nuôi chồn rất rẻ, chỉ tốn 1.000 đồng/con/ngày. Tính trung bình, chồn nuôi 8 tháng, đạt trọng lượng 3kg thì xuất bán mà chỉ tốn 240.000 đồng tiền thức ăn.
Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Sơn nhận xét, mô hình nuôi chồn hương và dúi của anh Nguyễn Hữu Khánh là một mô hình kinh tế điển hình ở xã Hòa Sơn. Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương cho bà con nếu ai có nhu cầu. Thời gian tới, địa phương sẽ khuyến khích nhân rộng mô hình này, để nâng cao thu nhập cho bà con...
Anh Khánh phấn khởi chia sẻ: "Chồn hương dễ nuôi, giá bán cao nhưng chi phí lại rất thấp và tiện lợi. Nó có sức đề kháng tốt nên ít khi bị bệnh, đỡ công chăm sóc. Chỉ mắc các bệnh thường gặp về đường hô hấp, đường ruột. Điển hình là bệnh tiêu chảy, khi thấy chồn có triệu chứng thì nhanh chóng tách chuồng để tránh lây lan, dùng thuốc thú y thông thường để điều trị là khỏi. Do vậy, chi phí thuốc men cũng không nhiều, chủ yếu là phải phòng bệnh tiêu chảy ngay từ nhỏ thì chồn hương sẽ sinh trưởng khỏe mạnh".
Anh Khánh "đỡ đẻ và làm mẹ" của những con chồn hương non tách mẹ lúc một tháng tuổi, cho bú sữa bình (optimum) trong khoảng 2 tháng để thuần hóa chúng.
Theo anh Khánh, để chồn hương tăng đàn nhanh, đạt năng suất cao thì chuồng trại phải cao ráo, yên tĩnh, đông ấm hè mát. Anh chọn xây chuồng bằng gạch, tráng xi măng, xung quanh bao lưới chắc chắn để chồn không thoát ra ngoài. Đặc biệt, chuồng nuôi phải rộng rãi và thông thoáng, có cây gác để đàn chồn thường xuyên leo trèo, vận động. Điều này tạo môi trường tự nhiên giúp chồn phát triển khỏe, đẻ nhiều và chăm sóc con tốt hơn là nhốt trong lồng lưới nhỏ hẹp.
Lãi ròng 400 triệu đồng/năm
Năm 2017, anh Khánh quyết định nghỉ công việc quản lý ẩm thực tại một khách sạn ở Đà Nẵng, để tập trung phát triển mô hình nuôi chồn hương. Anh đầu tư 100 triệu đồng để xây 3 khu nuôi chồn với tổng đàn hơn 100 con được chia thành các khu riêng biệt, gồm: khu chồn bố mẹ sinh sản (55 con), chồn hậu bị (chồn giống), chồn con, chồn bệnh. Mỗi sáng, anh dành ra hai tiếng để vệ sinh chuồng trại và cho chồn hương ăn thêm chuối chín trước khi chúng ngủ.
Chồn hương cái sinh sản tốt đạt 2-3 lứa/năm, mỗi lần từ 3-5 con. Để nhân đàn thành công, đòi hỏi người nuôi phải theo dõi kỹ quá trình sinh trưởng của chồn bố mẹ.
"Để nhân giống chồn hương thì người nuôi phải có nhiều kinh nghiệm, nắm rõ đặc tính sinh trưởng của chúng và biết lựa chọn giống. Mỗi con chồn bố mẹ được nuôi riêng một chuồng, chỉ khi nào chồn cái đến thời kỳ động dục thì mới cho con đực vào ở chung. Sau đó phải tách chuồng trở lại nếu không chúng sẽ cắn nhau. Chồn hương cái sẽ mang thai hơn 2 tháng, sinh được 2-3 lứa/năm, mỗi lứa từ 3-5 con. Chồn con được một tháng thì tôi tách mẹ và cho bú sữa bình (khoảng 45-60 ngày) nhằm thuần hóa và tránh việc chồn mẹ cắn chết chồn con...", anh Nguyễn Hữu Khánh nói.
Mô hình kinh tế nuôi chồn hương và con dúi (chuột nứa) giúp anh Khánh đổi đời.
Chồn con nuôi 2 tháng là có thể bán giống với giá 6.000.000 đồng/cặp, chồn giống từ 3-4 tháng giá 7.000.000 đồng/cặp bao gồm cả kỹ thuật chăm sóc và giấy phép nuôi của kiểm lâm. Chồn hương thương phẩm có giá dao động từ 1,5-1,7 triệu đồng/kg.
Anh Khánh cho biết, thị trường tiêu thụ chồn hương hiện nay rất rộng và không đủ hàng để cung ứng. Khách mua chồn của anh đến từ nhiều nơi như: TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... Đặc biệt, chồn hương giống chỗ anh được nhiều người tin tưởng về chất lượng và đến tận nhà đặt mua. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi hơn 400 triệu đồng nhờ nuôi chồn hương.
Ngoài việc nuôi chồn hương, anh Khánh còn kết hợp nuôi 200 con dúi mốc lớn để bán giống và thịt thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, anh thu lời 100 triệu đồng/năm.
Được biết, anh Nguyễn Hữu Khánh còn kết hợp nuôi 200 con dúi (chuột nứa) sinh sản, thu lời 100 triệu đồng/năm. Dúi cũng là động vật hoang dã dễ nuôi, chi phí thấp và ít rủi ro. Theo đó, dúi từ 2-3 tháng có giá 800.000 đồng/cặp, từ 5-6 tháng giá 1,2 triệu đồng/cặp, dúi hậu bị là 1,8 triệu đồng/cặp, thịt dúi thương phẩm bán 480.000 đồng/kg.
Anh Khánh phấn khởi nói: "Thời gian tới, tôi sẽ thu hẹp diện tích chuồng dúi để mở rộng quy mô nuôi chồn, nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tôi luôn sẵn sàng chỉ dạy kỹ thuật nuôi và truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều hộ trong thôn. Qua đó, hy vọng mô hình nuôi chồn hương sẽ được nhân rộng, giúp bà con vươn lên làm giàu".
Tà Lang, Giàn Bí làm homestay gắn xây dựng nông thôn mới, được du khách săn đón Cách trung tâm TP.Đà Nẵng 30km về phía Tây, có một bản làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) nằm kề những con suối, tựa lưng vào núi rừng hùng vĩ. Từ năm 2018, nơi đây được du khách gần xa "săn đón" như là một điểm du lịch sinh thái cộng đồng thú...