Đà Nẵng bàn kế thu hồi cảng từ Vinalines
Từ 1/1/2013, lệnh cấm xe tải đi vào các tuyến đường quanh khu vực cảng Đà Nẵng chính thức được ban hành. Điều đó đồng nghĩa với việc “vô hiệu hóa” cảng Đà Nẵng do Vinalines đầu tư, khai thác.
Trong quy hoạch kiến trúc tổng thể đô thị loại 1, Thành phố Đà Nẵng quyết định chuyển công năng cảng Đà Nẵng thành cảng du lịch. Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, TP cấm tuyệt đối xe tải vào các tuyến đường khu vực cảng Đà Nẵng để giao, nhận hàng hóa. Sở GTVT TP được yêu cầu phải thực hiện đặt biển báo cấm phương tiện vận tải trên đường Bạch Đằng.
Theo Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng, tại cuộc họp thông qua một số đề án quy hoạch kiến trúc tại Đà Nẵng ngày 19/10 vừa qua, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh đã yêu cầu UBND TP phải sớm thu hồi cảng Đà Nẵng để chuyển đổi công năng thành cảng du lịch.
Ngay sau khi thông qua một số đề án quy hoạch kiến trúc, UBND TP. Đà Nẵng đã có công văn gửi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với nội dung: “Thông báo cho Vinalines biết, theo Nghị quyết của HĐND TP.Đà Nẵng, đến ngày 1/1/2013, cảng Sông Hàn chuyển công năng thành cảng du lịch, không còn là cảng hàng hóa nữa”.
Mặc dù trước đó, Vinalines đã gửi công văn đến UBND TP đề nghị kéo dài thời hạn bàn giao mặt bằng cảng Sông Hàn cho Đà Nẵng quản lý đến ngày 31/12/2013.
Tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng
Video đang HOT
Việc kéo dài thời hạn bàn giao đến tháng 12/2013, UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, là làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển đô thị của thành phố. Vì vậy, việc thu hồi cảng Đà Nẵng để chuyển công năng thành cảng du lịch như đồ án qui hoạch đã được thông qua là hợp lý.
Mặc dù cảng Đà Nẵng chưa được bàn giao từ Vinalines, nhưng với thái độ kiên quyết, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu Vinalines sớm bàn giao vào ngay ngày đầu tiên của năm 2013, chứ không để kéo dài đến hết năm.
Đây là biện pháp hành chính mà dư luận cho là cứng rắn đủ sức răn đe “ông chủ” của cảng vụ Đà Nẵng cố tình dây dưa kéo dài.
Theo báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng, cảng Sông Hàn (trực thuộc Cảng Đà Nẵng) nằm ở khu vực trung tâm thành phố, có tổng chiều dài cầu bến 750m, chuyên nhận vận chuyển hàng hóa đường sông. Diện tích của khu cảng hơn 10.000 m2. Độ sâu của cảng này chỉ có thể tiếp nhận các loại tàu vận tải dưới 5.000 DWT, tàu container với tổng công suất vài trăm ngàn tấn hàng hóa/năm cùng các loại tàu khách vừa và nhỏ.
Trước khi chuyển đổi công năng cảng Đà Nẵng thành cảng du lịch như đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, từ đầu năm 2012, UBND TP. Đà Nẵng đã thỏa thuận đền bù cho Vinalines để thực hiện di dời, giải tỏa. Nhiều hạng mục công trình, vật tư thiết bị đã qua sử dụng đã được UBND TP.Đà Nẵng thanh toán đền bù trên 85% giá trị đầu tư. Nhà kho số 1 rộng 880 m2 của cảng Sông Hàn đã được tháo dỡ, di dời để lấy mặt bằng cho cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2012.
Trả lời báo chí về việc tại sao UBND TP. Đà Nẵng lại ra “tối hậu thư” buộc Vinalines phải di dời trước ngày 1/1/2013, chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến cho biết, tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Đà Nẵng khóa VIII đã ban hành nghị quyết nêu rõ thời hạn “đến ngày 31/12/2012 thực hiện việc di dời cảng Sông Hàn, bàn giao lại mặt bằng để cải tạo, nâng cấp và chuyển đổi công năng thành cảng du lịch. Toàn bộ công tác đền bù đã được thực hiện… “.
Còn Bí thư Thành ủy, kiêm Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói rằng đây là nghị quyết của HĐND TP thống nhất thông qua. Chính quyền thành phố thực hiện chức năng quản lý hành chính của mình đúng luật quy định.
Như vậy, với lệnh cấm xe tải vào khu vực cảng Sông Hàn đã gần như vô hiệu hóa cảng Đà Nẵng. Cho dù Vinalines có kéo dài chưa bàn giao đến cuối năm 2013, cảng Đà Nẵng cũng không còn tác dụng.
Theo Dantri
Nhiều dự án căn hộ cao cấp chuyển công năng
Ngày 2.10, trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý 3/2012, Công ty TNHH Knight Frank Việt Nam cho biết điểm đáng chú ý của thị trường là có nhiều dự án căn hộ cao cấp thay đổi công năng trở thành căn hộ dịch vụ (căn hộ cho thuê) nhằm thích ứng với thị trường bất động sản đang trầm lắng.
Tiêu biểu cho việc chuyển đổi công năng này là các dự án Bên Thành Times Square hay Saigon City Residences ở Q.1, TP.HCM.
Mới đây, tòa nhà DB Court tọa lạc ở đường Điện Biên Phủ (Q.3) và N'orch trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1) cũng đã tiến hành thay đổi công năng, cụ thể là từ tòa nhà văn phòng sang căn hộ dịch vụ.
Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc - Ảnh: Trung Hiếu
Công ty TNHH Knight Frank Việt Nam lý giải việc chuyển đổi công năng này nhằm thích ứng hơn với thị trường. Những năm gân đây, mặc dù tình hình chung của thị trường bât đông sản khá trâm lắng nhưng thị trường căn hô dịch vụ khá khả quan khi nhu cầu thuê giữ vững và có chiều hướng tăng cao.
Hiên TP.HCM có khoảng 3.700 căn hô dịch vụ.
Giá chào thuê trung bình trong quý 3/2012 ở mức 695.000 - 730.000 đồng/m2/tháng (tương đương 28,5 - 35 USD/m2/tháng) đôi với các tòa nhà hạng A, và 385.000 - 520.000 đồng/m2/tháng (tương đương 18,5 - 25 USD/m2/tháng) đôi với các tòa nhà hạng B.
Tỷ lê lâp đây trung bình của căn hộ dịch vụ đạt khoảng 90% ở tòa nhà hạng A, và 83% ở tòa nhà hạng B.
Trong báo cáo quý 3 mà Knight Frank Việt Nam đưa ra, phân khúc thị trường căn hộ, biệt thự, nhà phố, văn phòng cho thuê, thị trường bán lẻ... ở cả Hà Nội và TP.HCM tiếp tục ảm đạm, lượng giao dịch ít.
Đáng chú ý, ở phân khúc căn hộ, sau một số động thái giảm giá của chủ đầu tư, người mua có tâm lý chờ đợi giá sẽ giảm thêm nữa.
Theo TNO