Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội ở mức nguy cơ cao từ 0h ngày 28/7
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng tại Phiên họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo QG phòng, chống COVID-19 diễn ra sáng 27/7. Thời gian áp dụng ít nhất 14 ngày từ 28/7.
Toàn cảnh phiên họp sáng 27/7. Ảnh: VGP
Sáng 27/7, chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tập trung xử lý triệt để các biện pháp phòng chống lây nhiễm đối với 3 bệnh viện gồm Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và 3 quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Hải Châu là những địa điểm, khu dân cư có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng chỉ đạo thành phố Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 về các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới ở mức địa phương có nguy cơ cao từ 0h ngày 28/7/2020 trong vòng ít nhất 14 ngày.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trên toàn thành phố Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị 19/CT-TTg nhưng tại những điểm là ổ dịch thì thực hiện theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-Ttg và việc phân định này do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng quyết định.
Thủ tướng yêu cầu:
- Tiếp tục đề cao cảnh giác bằng những biện pháp mạnh mẽ, không để bất ngờ xảy ra trên địa bàn cả nước; bằng mọi biện pháp không để virus SARS-CoV-2 lan rộng tại Đà Nẵng và các địa phương khác.
- Tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác nhưng cũng không được gây hoang mang trong nhân dân.
Video đang HOT
- Các bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, phản ứng nhanh, tổng lực, thần tốc truy vết và xét nghiệm diện rộng đối với các đối tượng cần thiết.
- Phối hợp nhuần nhuyễn giữa các lực lượng của địa phương thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có liên quan trong thực thi nhiệm vụ.
- Hoàn thiện các kịch bản ứng phó với COVID-19; Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội với các nội dung trong Chỉ thị 19 bao gồm cả việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và phương tiện giao thông, trên đường phố; bố trí đầy đủ vật tư phòng, chống dịch theo yêu cầu.
- Những người từ thành phố Đà Nẵng vào Hà Nội, TP.HCM và các địa phương khác ở các tỉnh, thành phố đều phải được xét nghiệm, trường hợp cần thiết tiến hành cách ly y tế.
- Những trường hợp cảm, sốt, ho đều phải đến cơ sở y tế.
- Đà Nẵng tạm dừng các hoạt động cung cấp khách; giảm mức độ tập trung người lao động và các hoạt động khác; cơ bản dừng các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ những trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, người cách ly, xe vận chuyển hàng hóa…
Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế có trách nhiệm tăng cường nguồn lực hỗ trợ Đà Nẵng cả về xét nghiệm, điều trị. Bộ Thông tin và truyền thông hỗ trợ thành phố Đà Nẵng truy vết.
Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát và làm rõ những trường hợp vi phạm đưa người qua biên giới nếu có để tiến hành cách ly triệt để. Các trung tâm cách ly phải tổ chức thực hiện nghiêm túc; tăng cường tiêu trùng, khử độc các vị trí có nguy cơ lây nhiễm; xử lý nghiêm khắc các cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật về quản lý biên giới.
Bộ Công an thực hiện đi từng ngõ, gõ từng nhà tại Đà Nẵng, Quảng Nam và 2 thành phố lớn; điều tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đưa người nhập cảnh trái phép.
Thủ tướng chỉ đạo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm; nâng cao năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam; tránh tình trạng khan hiếm mặt hàng này.
Đồng thời với phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với phòng, chống dịch bệnh vì tình hình đầu quý III đang có những dấu hiệu phát triển khá tốt.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý dịch bệnh trong phạm vi quốc gia; đồng thời chỉ đạo tiếp tục phát triển kinh tế; tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư và người dân sản xuất kinh doanh. Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư và nhân dân tin tưởng sự quản lý, điều hành của Chính phủ để đảm bảo nhịp độ phát triển của đất nước, nhất là việc thúc đẩy hoàn thành kế hoạch năm 2020.
Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành y tế cần có những giải pháp đồng bộ xử lý tốt các bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết; rà soát, xét nghiệm tất cả những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thời gian gần đây. Ngành Giáo dục và Đào tạo đảm bảo tốt kỳ thi ở các địa phương, thành phố Đà Nẵng với phương án đảm bảo an toàn.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, ngăn ngừa lây nhiễm tại các thành phố lớn nhưng phải bình tĩnh để không có sự rối loạn xảy ra.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch đưa người Việt Nam có nhu cầu bức thiết về nước, kể cả nhóm người lao động tại Guinea Xích đạo với phương án đảm bảo an toàn.
Các ngành, chức năng đề cao cảnh giác trước nguy cơ kẻ xấu phá hoại đất nước lợi dụng sự việc xảy ra ca lây nhiễm tại Đà Nẵng.
Báo cáo tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, qua phân tích, chưa có đủ cơ sở kết luận các ca bệnh 416, 418,419, 420 có cùng nguồn lây; do đó, có thể có từ nhiều nguồn khác nhau khởi phát từ cộng đồng.
Cũng theo ông Long, qua phân tích cho thấy đây là chủng virus SARS-CoV-2 mới, xuất phát từ nhiều nước và thịnh hành ở một số khu vực. Mặc dù chưa có đột biến gene tăng độc tính nhưng đã cho thấy có đột biến gene về khả năng tăng lây nhiễm đối với người khác. Qua phân tích dịch tễ và tổng hợp các vấn đề khác cho thấy, vùng dịch này có thể bắt đầu từ đầu tháng 7 và cho đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm, do đó, có thể có nhiều trường hợp lây nhiễm khác.
Ca bệnh COVID-19 mới chuyển biến xấu nhanh, chủng virus đã biến đổi gene?
2 trong số 4 bệnh nhân COVID-19 mới đang trong tình trạng nặng, 1 người phải dùng ECMO - thiết bị tim phổi ngoài cơ thể. Theo thông tin từ phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch hôm nay 27-7, virus gây bệnh đã biến đổi.
Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đã được cách ly - Ảnh: TẤN LỰC
Theo đó, qua phân tích đánh giá về mẫu gen, chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở những bệnh nhân mới là chủng virus mới, khác hẳn 5 chủng đã ghi nhận ở Việt Nam trước đây.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia cho biết chủng virus này mới xuất hiện vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 trở lại đây và ghi nhận lần đầu tại khu vực Nam Á. Điều nguy hiểm là virus biến đổi theo hướng dễ lây hơn, tăng mức độ bám dính vào cơ thể.
Các chuyên gia cũng đánh giá qua rà soát ban đầu, các bệnh nhân đều có điểm chung là có thời gian từng đến Bệnh viện (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình), 3 bệnh viện này lại có vị trí khá gần nhau, thậm chí bệnh nhân/người nhà có thể từ bệnh viện này sang bệnh viện khác sử dụng căng tin (bệnh nhân 419).
Việc khoanh vùng F0 và nguồn lây (hiện chưa tìm được), nhưng cũng cho thấy có manh mối.
Ban Chỉ đạo cũng lưu ý rà soát người nước ngoài sinh sống tại Đà Nẵng, ưu tiên xét nghiệm tìm kháng thể cho nhóm này. Những người từng đi Đà Nẵng và trở về từ 1-7 cần thông báo tới chính quyền địa phương, cơ quan y tế để theo dõi sức khỏe.
Những người từng đi qua ổ dịch tại Đà Nẵng cần phải được theo dõi, cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Trong 2 ngày cuối tuần, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã xác nhận có 4 bệnh nhân ở Quảng Ngãi và Đà Nẵng, đều lây từ cộng đồng, 2 trong số 4 người hiện đang trong tình trạng nặng.
Chủng virus mới có độc lực mạnh; ít nhất 6 trường hợp mắc bệnh, trong đó có nhân viên y tế Tại cuộc họp ngày 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận chủng virus mới đã diễn ra 4 chu kỳ; ít nhất đã có 6 trường hợp mắc bệnh, trong đó có cả nhân viên y tế. Bệnh viện C Đà Nẵng đã được phong tỏa ngay sau khi phát hiện ca bệnh 416. Ảnh: TTXVN. Tại cuộc họp của Thường trực...