Đà Nẵng: Anh nông dân phố thị giỏi làm cây cảnh lại có lòng từ thiện
Đến phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng hỏi vườn cây xanh Sáu Khoa, ai cũng biết. Anh Khoa không chỉ là nông dân phố thị có đam mê và giỏi làm cây cảnh mà còn được biết tới là người ưa làm việc thiện nguyện.
Anh Lê Văn Khoa, sinh năm 1970, quê ở xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, anh thứ sáu trong gia đình cho nên mọi người thường gọi anh là Sáu Khoa.
Hái ra tiền từ đam mê cây cảnh
Anh Khoa kể, anh theo cha mẹ ra Đà Nẵng sinh sống từ hồi còn nhỏ, những năm còn thời kỳ đất rộng, người thưa, gia đình làm nghề nông ven cạnh triền đê sông Cẩm Lệ, anh bám theo nghề nuôi tôm nước lợ cùng với cha mẹ, nhưng những năm 1997 – 1998, thành phố có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp, anh phải chuyển qua nghề lái xe tải.
Anh Lê Văn Khoa ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng là người đam mê cây cảnh.
Tuy nhiên, nghề lái xe khá vất vả nhưng thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu, cuộc sống rất khó khăn. Với tính tò mò, ham học hỏi và đam mê cây cảnh; tình cờ, sau những lần chở cây, cẩu cây, trồng cây dịch vụ cho người khác, anh học được nghề kinh doanh cây cảnh nên đã quyết định chuyển qua nghề này.
Anh Lê Văn Khoa đã đi nhiều nơi ở các huyện miền núi để tìm kiếm cây cảnh về Đà Nẵng trồng để bán.
Đầu năm 2009, anh mượn đất của dự án treo gần chợ đầu mối Hòa Cường để kinh doanh cây cảnh. Ban đầu làm nghề này anh cũng gặp nhiều khó khăn. Lấy ngắn nuôi dài, anh dần dần tạo dựng vườn cây với diện tích ban đầu khoảng 5.000m2. Anh Khoa nhớ lại, khi đã quyết định vào làm nghề này rồi, hay đi tìm tòi, học hỏi, bỏ vài ngày công về quê dạo các vườn tìm kiếm mua các loại cây như mít, ổi, xoài…mà người ta định chặt phá bỏ, anh quyết định mua gom để về trồng tại khu vườn nhà mình.
Video đang HOT
Hiện với nghề trồng cây cảnh, anh Khoa đang tạo việc làm cho 30 lao động con em của nông dân không có đất sản xuất, với mức lương ổn định từ 7-8 triệu đồng/tháng và giúp đỡ nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Anh Khoa thấy khu đất Công viên Thanh Niên (đối diện METRO) dự án lâu triển khai để đất hoang hóa, anh mạnh dạn liên hệ các cấp chính quyền mượn để phát triển sản xuất trồng cây cảnh. Từ diện tích ban đầu nhỏ lẻ manh mún, đến nay, cơ sở trồng cây cảnh của anh tại phường Hòa Cường Nam đã nâng diện tích lên hơn 10.000m2.
Hiện tại vườn cây cảnh của anh có trên 500 cây các loại trong đó có 2 loại chính là cây công trình và cây ăn quả. Những cây cảnh trong vườn chủ yếu bán cho các khu biệt thự, các resort. Trừ các khoản chi phí và trả tiền lương cho công nhân, mỗi năm anh thu lãi từ 500-600 triệu đồng.
Theo anh Khoa, ngoài sưu tầm cây cảnh cho các công trình xây dựng anh còn đi săn lung, tìm kiếm các loại cây ở các vùng đang bị giải tỏa. Đó là những cây cảnh có tuổi đời cao, có dáng bonsai, đẹp mà không có sự tác động của con người, hoàn toàn tự nhiên.
Để có được những cây này, anh thường xuyên lên các huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng để tìm những cây cảnh độc lạ của đồng bào dân tộc. Có những cây anh tìm kiếm khi còn nhỏ mang về, trồng dặm ở quanh vườn và chăm sóc, nuôi dưỡng cây để cây phát triển trưởng thành. Từ khi kinh doanh cây cảnh đến nay, anh đã tìm kiếm và bán được gần 200 cây có thế đẹp để trồng các nhà vườn, công trình công cộng…
Anh Khoa là người rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện.
Hiện với nghề cây cảnh, anh Khoa đang tạo việc làm cho 30 lao động con em của nông dân không có đất sản xuất, với mức lương ổn định từ 7-8 triệu đồng/tháng và giúp đỡ nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện nay thường xuyên hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng cho 1 hộ nông dân nghèo của phường…
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Ngoài tạo việc làm cho nhiều lao động của địa phương có việc làm và thu nhập ổn định, anh Khoa còn tích cực tham gia các hoạt động của Hội Nông dân phường. Hiện nay với vai trò là Chi hội phó Chi hội nông dân trồng hoa cây cảnh phường Hòa Cường Nam, anh rất nhiệt tình tham gia công tác Hội và phong trào nông dân, ngoài ra, anh còn tham gia các hoạt động nhân đạo, tự thiện, đóng góp chia sẻ với đồng bào nghèo ở các huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Anh Khoa tặng quà cho người nghèo trong dịp ra mắt câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phường Hòa Cường Nam.
Khi hỏi về những bí quyết thành công, anh Khoa chia sẻ, nghề trồng hoa, cây cảnh, cây bonsai này dễ nhưng cũng rất khó, trước hết anh phải yêu cây, yêu nghề, thường xuyên gắn bó với mọi người để học hỏi kinh nghiệm và cũng nên chia sẽ với người khác về nghề trồng cây cảnh, qua đó, bản thân đúc rút được nhiều kinh nghiệm về nghề trồng cây cảnh.
Anh Lê Văn Khoa nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (người thứ ba bên phải sang).
Từ năm 2014 đến nay, anh nhận nhiều Bằng khen, giấy khen về thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” qua các năm của phường, quận Hải Châu, Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Năm 2017 anh vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ về thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10) anh được Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen Hội viên nông dân tiêu biểu năm 2019.
“Anh Lê Văn Khoa là một cán bộ Hội đáng ghi nhận biểu dương, ngoài việc trồng cây cảnh, giúp đỡ người nghèo anh còn năng động tham gia công tác Hội và phong trào nông dân ở địa phương…”, ông Phạm Thanh Hải – Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng) cho hay.
Theo Danviet
Đà Nẵng yêu cầu một trường học bỏ mác quốc tế
Theo quyết định thành lập thì trường này không có chữ quốc tế nên Đà Nẵng buộc trường phải sửa đổi bảng tên trường theo đúng quy định.
Ngày 28/11, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huỳnh Đức Thơ về tổ chức hoạt động của Trường St.Nicholas (trụ sở số 458 Nguyễn Hữu Thọ, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Đà Nẵng yêu cầu Trường St.Nicolas thay đổi bảng tên theo đúng quy định. Ảnh: AN
Theo đó, giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ và các cơ quan liên quan rà soát kỹ trước khi cấp phép hoạt động cho nhà trường, phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với địa điểm đầu tư tại số 458 Nguyễn Hữu Thọ, trong trường hợp các cơ quan chức năng xác nhận bảo đảm các quy định, quy chuẩn về xây dựng, an toàn giao thông và các điều kiện an toàn khác.
Tạm thời cho phép sử dụng tối đa không quá 2 năm để chủ đầu tư tìm địa điểm mới. Ủy ban nhân dân thành phố cũng yêu cầu St.Nicholas nghiêm túc thực hiện sửa đổi bảng tên trường theo đúng quy định.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thành thủ tục phê duyệt chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh trong quá trình tổ chức dạy và học tại địa điểm 458 Nguyễn Hữu Thọ.
Trước đó, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, đối với Trường St.Nicolas, theo quyết định thành lập thì tên gọi của trường là: "Trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông St.Nicholas", không có chữ "quốc tế".
Tuy nhiên, trường này đã tự gắn thêm cụm từ "quốc tế" trong các giao dịch.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Sự thật bất ngờ về gốc cây như củi khô trả 160 triệu đồng không bán Ít ai ngờ rằng một gốc cây nhìn không có gì đặc biệt, chỉ cao khoảng 1 mét lại được dân chơi cây cảnh trả với giá 160 triệu đồng nhưng chủ nhân không bán. Vừa từ chối bán gốc cây khi có một khách hỏi mua với gái 160 triệu đồng, ông Lê Văn Minh ở Sapa (Lào Cai) cho biết, gốc...